Chuyên gia cảnh báo: Cẩn trọng bệnh sốt xuất huyết đang có xu hướng tăng mạnh
PGS.TS Nguyễn Văn Kính (Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) khẳng định bệnh sốt xuất huyết mùa nào cũng có nhưng có xu hướng tăng mạnh vào mùa mưa, cần hết sức cẩn trọng.
Bệnh sốt xuất huyết mùa nào cũng có nhưng tăng nhanh vào mùa mưa
PGS.TS Nguyễn Văn Kính (Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, sốt xuất huyết là căn bệnh có xu hướng tăng mạnh vào mùa mưa nhưng ngay từ tháng 5, bệnh đã có xu hướng tăng mạnh.
Riêng trong đầu tuần tháng 4/2019, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã ghi nhận 13 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 7 ca so với trước đó. Trong 3 tháng đầu năm 2019, cả nước đã ghi nhận hơn 47.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó 2 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2018, số người mắc sốt xuất huyết tăng 3,7 lần.
Sốt xuất huyết là căn bệnh có xu hướng tăng mạnh vào mùa mưa nhưng ngay từ tháng 5, bệnh đã có xu hướng tăng mạnh.
Đặc biệt, dịch bệnh sốt xuất huyết có xu hướng đến sớm hơn trong năm 2019. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn thành phố đã ghi nhận 167 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết. Bệnh nhân phân bố tại 107 xã, phường thuộc 27/30 quận huyện. Ổ dịch sốt xuất huyết mới xuất hiện là tại phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây. Trước đó, bệnh nhân đã đi du lịch Đà Nẵng về.
Sốt xuất huyết là căn bệnh có xu hướng tăng mạnh vào mùa mưa nhưng ngay từ tháng 5, bệnh đã có xu hướng tăng mạnh.
Video đang HOT
PGS.TS Trần Đắc Phu (Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế) cho biết, trong vòng 9 tháng đầu năm 2018, số bệnh nhân bị tử vong do sốt xuất huyết đã lên đến con số 11, ghi nhận 67.414 trường hợp mắc tại 62/63 tỉnh, thành phố, báo động khẩn cấp khu vực tỉnh thành phố, tập trung nhiều ở các tỉnh miền Nam, miền Trung. Mặc dù số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết và tử vong trong năm 2018 đã giảm đi rất nhiều so với năm 2017 nhưng giới chuyên gia lên tiếng cảnh báo hết sức cẩn trọng, tránh tình trạng dịch bệnh tiến triển phức tạp.
Dịch bệnh sốt xuất huyết có xu hướng đến sớm hơn trong năm 2019.
Phòng chống bệnh sốt xuất huyết, ngăn chặn diễn biến phức tạp của dịch bệnh
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, bệnh sốt xuất huyết vô cùng nguy hiểm bởi chưa có thuốc đặc trị và chưa có vắc-xin phòng bệnh. Khi bệnh phát triển thành dịch thường gây ra dịch bệnh lớn, nhiều người mắc khiển công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong, nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội.
Để phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả, giới chuyên gia cảnh báo, ngay từ bây giờ, mỗi người dân cần nâng cao ý thức tự giác. Đối với những dụng cụ chứa nước cần phải đậy kín, không để muỗi đẻ trứng vào.
Mỗi gia đình cần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng, bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, hau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
Để phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả, giới chuyên gia cảnh báo, ngay từ bây giờ, mỗi người dân cần nâng cao ý thức tự giác.
Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…
Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
Để phòng chống muỗi đốt, mỗi người cần chú ý luôn mặc quần áo dài tay, ngủ trong màn kể cả ban ngày, dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi, dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi. Đối với bệnh nhân sốt xuất huyết cần nằm trong màn, tránh để muỗi đốt sẽ lây lan bệnh cho người khác. Ngoài ra, mọi người cần tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng chống dịch sốt xuất huyết.
Theo Helino
Bị sốt xuất huyết là do... muỗi địa phương khác đốt nên không xử phạt?
Vì lý do "Người dân mắc bệnh sốt xuất huyết là do đi lại ở khu vực khác bị muỗi đốt" nên TP.HCM lơ là công tác kiểm tra dịch bệnh sốt xuất huyết.
Một số lãnh đạo địa phương của TPHCM còn duy trì tư tưởng "người dân mắc bệnh sốt xuất huyết là do đi lại ở khu vực khác bị muỗi đốt, chứ không phải do địa bàn mình có muỗi", vì vậy mà lơ là công tác kiểm tra, xử phạt vi phạm về phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Đó là nhấn mạnh của Sở Y tế TPHCM trong cuộc giao ban y tế dự phòng diễn ra chiều nay (7/11).
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, bệnh sốt xuất huyết trong tháng 10 của thành phố tăng hơn 125% số ca nhập viện so với cùng kỳ năm ngoái. Với diễn biến thời tiết bất thường, thì hiện nay vẫn là cao điểm của dịch bệnh này.
Điều trị cho trẻ nhiễm sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM.
Thực tế cho thấy tình hình xử phạt vi phạm về phòng chống sốt xuất huyết vẫn chưa được thực hiện quyết liệt tại 1 số địa phương. Đến nay vẫn còn 5 quận, huyện chưa thực hiện xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm để phát sinh lăng quăng, tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi nảy nở. Tính hết tháng 10 thì các địa phương đã ban hành 206 quyết định xử phạt, trong đó riêng tháng 9 lập 43 biên bản, còn tháng 10 thực hiện 73 biên bản xử phạt vi phạm.
Về bệnh tay chân miệng, tính đến hết tháng 10, trên địa bàn TP có 5.678 trường hợp nhập viện điều trị nội trú, tăng 19,7% so với năm 2017. Còn số ca điều trị ngoại trú gấp 6 lần với hơn 31.800 ca bệnh.
Nói về vấn đề gia tăng các ca bệnh tay chân miệng, Bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng-Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM nhận định: "Trong phòng chống tay chân miệng thì 2 vấn đề ưu tiên hàng đầu nhất là vấn đề cách ly, tại nhà, tại trường học, 2 là rửa tay. Không chỉ là triển khai tập huấn rửa tay mà quan trọng hơn là theo dõi xem các cháu đã thực hiện như hướng dẫn và những hanh vi này có hình thành thói quen hay không".
Bên cạnh đó, dịch bệnh sởi vẫn tiếp tục gia tăng với trung bình 60 ca mỗi tuần, hầu hết là trẻ em, trong đó có đến 62% số trẻ không được tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Trong tháng 11 này, thành phố sẽ triển khai chiến dịch tiêm sởi - rubella theo kế hoạch của Bộ Y tế cho khoảng 300 trẻ.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng cho rằng, một số địa phượng vẫn còn lơ là trong công tác xử phạt vi phạm để phát sinh ổ lăng quăng. Chính vì lý do này nên chưa đủ sức răn đe đối với các cơ quan đơn vị, khiến họ chủ quan trong việc loại bỏ những vật dụng chứa lăng quăng nhằm răn đe khắc phục./.
Theo vov
Nhà trường đem mẫu thức ăn đi xét nghiệm sau khi 17 học sinh ngộ độc Các mẫu xét nghiệm thực phẩm trong bữa ăn của trường Tiểu học Thanh Xuân Bắc (Hà Nội) đã được gửi đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Sở Y tế Hà Nội. Ông Phạm Gia Hữu, Trưởng phòng GD&ĐT Thanh Xuân (Hà Nội) thông tin về phiếu kết quả thử nghiệm các mẫu thực phẩm bữa ăn bán trú ngày 29/3 tại...