Chuyên gia cảnh báo 9 căn bệnh nguy hại “rình rập” nếu dùng giấy bạc nấu ăn sai cách
Ở nhiệt độ cao, lượng nhôm trong giấy bạc bọc thực phẩm sẽ hòa tan vào thức ăn, sau đó xâm nhập bên trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Lá nhôm hay còn gọi là giấy bạc ngày càng được các bà nội trợ ưa chuộng trong việc đựng và bọc thực phẩm khi chế biến thức ăn.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu từ các chuyên gia nước ngoài cho rằng ở nhiệt độ cao, hóa chất nhôm trong giấy bạc sẽ phơi nhiễm vào thức ăn, theo thời gian lâu dài tích tụ sẽ gây hại đối với người sử dụng. Thông tin này khiến nhiều gia đình hoang mang.
Theo khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng, thay vì lạm dụng giấy bạc, mọi người nên dùng đồ đựng bằng thủy tinh và sứ để chuẩn bị các món nướng.
Còn trong trường hợp cần dùng giấy bạc, để lượng nhôm đi vào cơ thể không vượt mức cho phép cần lưu ý những điểm sau:
Tuyệt đối không dùng giấy bạc để nướng những rau củ có vị chua. Ảnh minh họa
- Không nên dùng giấy bạc trong lò vi sóng vì lò vi sóng làm chín thực phẩm từ bên trong ra bằng sóng điện từ sẽ phá hoại giấy bạc cực nhanh, ion nhôm sẽ xâm nhập vào thực phẩm nhanh và dễ dàng hơn.
- Nên hạn chế dùng chúng nhiều để nướng, vì nướng chúng thường ở nhiệt độ cao lượng nhôm sẽ đi vào thực phẩm chúng ta sử dụng.
- Không nên dùng chúng để đựng những thực phẩm giàu acid như những loại trái cây có vị chua, những món ăn có dấm vì khi axit trong món ăn phản ứng với chất nhôm trong giấy bạc làm ăn mòn giấy bạc, chính vì thế một lượng nhỏ nhôm có thể thấm vào thức ăn làm món ăn.
Những tác hại đáng sợ khi thường xuyên dùng giấy bạc sai cách
Ảnh hưởng đến tế bào não
Tiếp xúc liên tục với nhôm qua thức ăn có thể ảnh hưởng đến tế bào não. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng về thần kinh, gây tổn hại lâu dài đến tế bào não.
Video đang HOT
Không dùng giấy bạc để gói thức ăn thừa. Ảnh minh họa
Một trong những rủi ro của việc nấu ăn dùng quá nhiều giấy bạc là nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Các nhà khoa học đã phát hiện ra nhôm từ các tế bào não của bệnh nhân tử vong vì bệnh Alzheimer.
Bệnh thận
Cơ thể chúng ta không thể tiêu hóa nhôm, vì vậy chúng sẽ tích tụ trong cơ thể dẫn đến suy thận.
Bệnh gan
Khi nhiều nhôm tích tụ trong cơ thể, nó sẽ ảnh hưởng đến gan. Gan là cơ quan chính giúp giải độc cơ thể. Đây là tác dụng phụ chủ yếu của việc lạm dụng giấy bạc để nấu ăn.
Bệnh xương
Tiếp xúc nhiều với nhôm thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe xương. Tình trạng sẽ xấu hơn nếu bạn đã mắc bệnh về xương.
Rối loạn thần kinh
Tích lũy nhôm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh. Điều này sẽ gây ra nhiều biến chứng như bồn chồn, lo lắng và căng thẳng.
Hen suyễn
Nếu bạn hoặc người trong gia đình bị hen thì hãy bỏ ngay những chiếc giấy bạc dùng để nấu ăn vì đây là một trong số thủ phạm gây nên bệnh này nếu lạm dụng.
Đau bụng
Nói chung, đau vùng bụng là dấu hiệu chính cho sự tích tụ của nhiều thứ không tiêu hóa được. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua triệu chứng này vì đau bụng có thể bị hiểu nhầm là dấu hiệu của khó tiêu. Tiếp xúc thường xuyên với nhôm sẽ làm cơn đau nghiêm trọng hơn.
Ung thư đại tràng
Việc đường ruột tiếp xúc thường xuyên với nhôm có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như ung thư đại tràng.
M.H (th)
Dừng ngay việc ăn sữa chua vào những thời điểm này kẻo gây phản tác dụng
Sữa chua rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên bạn nên tránh ăn chúng vào những thời điểm hoặc ăn cùng một số loại thực phẩm sau để không gây hại nhé!
Dưới đây là những lưu ý cần thiết giúp bạn hiểu đúng và có cách ăn đúng, tránh sai lầm khi ăn sữa chua để không gây hại đến sức khỏe:
Ăn sữa chua sai cách ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn. Ảnh minh họa
Ăn sữa chua khi đói
Dùng sữa chua vào lúc này giúp đẩy lùi cảm giác đói, tuy nhiên chúng lại không hề có lợi cho sức khỏe chút nào. Thói quen ăn sữa chua vào lúc bụng rỗng còn có thể gây tổn thương dạ dày và những vấn đề về tiêu hóa. Do đó, để tránh gây phản tác dụng bạn nên tránh dùng loại thực phẩm này khi đang đói.
Ăn quá nhiều sữa chua
Rất nhiều người cho rằng ăn càng nhiều sữa chua càng tốt nhưng quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Nếu ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết các chất dung môi trong dạ dày, làm giảm cảm giác thèm ăn.
Đặc biệt nếu thường xuyên ăn quá nhiều sữa chua bạn sẽ thấy lạnh bụng. Lời khuyên cho bạn là mỗi ngày chỉ nên ăn 250 đến 500 gram sữa chua là hợp lý.
Hâm nóng trước khi ăn
Lo sợ các bé ăn sữa chua lạnh sẽ bị viêm họng, nhiều mẹ bỉm sữa đã ngâm sữa chua qua nước nóng hoặc hâm nóng qua lò vi sóng. Đây cũng là một cách ăn sai lầm bởi các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ mất khả năng hoạt động, hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa chua sẽ bị ảnh hưởng.
Do vậy, tốt nhất nếu sữa chua lạnh, bạn có thể để ngoài môi trường 30-45 phút, hoặc ngâm vào nước theo tỷ lệ 2 sôi, 1 lạnh trong 15 phút trước khi ăn.
Ăn sữa chua với các loại quả có vị chua
Trong thành phần nước của các loại trái cây có vị chua như cam, chanh, quýt, khế... có acid mà sữa chua lại chứa nhiều protein. Khi chúng kết hợp lại với nhau sẽ ảnh hưởng tiêu cực cho hệ tiêu hóa. Bạn có thể gặp tình trạng trướng bụng, khó tiêu hoặc thậm chí là đau bụng tiêu chảy.
Ngoài ra, bạn không nên cho sữa chua vào nước cam, nước chanh. Chúng tạo kết tủa khiến món ăn không còn thơm ngon nữa.
Ăn sữa chua đông cứng
Nhiều người có thói quen mua sữa chua về để trên ngăn đá cho đông cứng thành đá rồi mới ăn. Nhưng đây là cách ăn hoàn toàn sai lầm, vì sữa chua đông cứng như vậy sẽ khiến một số vi khuẩn có lợi sẽ chết do nhiệt độ quá lạnh. Ăn như vậy sẽ không mang lợi cho sức khỏe.
Ăn sữa chua với sô-cô-la
Trong sữa chua giàu protein và canxi, trong khi chocolate lại chứa axít oxalic. Vì vậy, khi kết hợp chúng sẽ dẫn đến sự hình thành canxi oxalat không hòa tan, khiến việc hấp thu canxi khó khăn.
Đôi khi, nó còn có thể gây ra một số tình trạng như tóc khô, đau bụng...
Ăn ngay sau khi dùng kháng sinh
Bạn không nên ăn sữa chua ngay sau khi dùng kháng sinh vì tác dụng của kháng sinh có thể khiến vi khuẩn lactobacillus có lợi trong sữa chua bị tiêu diệt.
Ăn ngay trước khi ngủ
Thời điểm dùng sữa chua tốt nhất là vào buổi tối, sau bữa ăn khoảng 1 - 2 giờ. Khi đó, dạ dày đã tiêu hóa được một phần thực phẩm nạp vào trong bữa tối. Lúc này, những axit và lợi khuẩn sẽ được hấp thụ tối đa.
Tuy nhiên, bạn nên lưu ý dùng chúng trước khi ngủ khoảng 1 giờ để không gây phản tác dụng. Đừng quên bước vệ sinh răng miệng sau khi ăn sữa chua vào thời điểm này nhé!
Bạch Hiền (t/h)
Virus Corona có lây lan qua thực phẩm hoặc bao bì không? Mua thức ăn làm sẵn từ bên ngoài hay mua về để chế biến có thể lây nhiễm Covid-19 hay không đang là vấn đề nhiều người thắc mắc. Dù không được coi là nguồn lây lan chính nhưng nếu chạm vào bề mặt có mầm bệnh, sau đó đưa tay lên mặt cũng có thể gây nhiễm bệnh - Ảnh minh họa:...