Chuyên gia cảnh báo 3 bệnh thường gặp ở trẻ khi vào hè
Thời tiết nắng nóng mùa hè là thời kỳ trẻ dễ mắc bệnh về tiêu chảy, viêm não Nhật Bản, da liễu. Ngoài ra, trẻ cũng rất dễ bị say nắng, say nóng nếu chơi đùa quá lâu ngoài trời khi nhiệt độ lên cao.
Thời tiết khắc nghiệt mùa hè là giai đoạn cao điểm của các bệnh viêm não, say nắng, tiêu chảy và da liễu (Ảnh minh họa)
Dịch viêm não Nhật Bản
Thời tiết khắc nghiệt mùa hè là giai đoạn cao điểm của viêm não trong đó có viêm não Nhật Bản. Đây là căn bệnh được xem là một trong những bệnh nguy hiểm và gây tỉ lệ tử vong cao ở trẻ nhỏ (từ 10-20%) hoặc gây ra những di chứng thần kinh như động kinh, giảm học lực, giảm thính lực…
Những di chứng này khiến cho người bệnh giảm khả năng giao tiếp, mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Đây cũng chính là nỗi lo sợ của các bà mẹ có con nhỏ trong mùa hè.
Theo TS. BS Nguyễn Văn Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, viêm não Nhật Bản hay còn gọi là viêm não B, là một bệnh nhiễm khuẩn thần kinh, Bệnh có tỷ lệ tử vong và di chứng cao (25-35%). Tử vong thường xảy ra trong 7 ngày đầu khi bệnh nhân có hôn mê sâu, co giật và những triệu chứng tổn thương hành não. Những bệnh nhân qua khỏi có thể để lại những di chứng nặng nề mà hay gặp là rối loạn tâm thần, rối loạn vận động.
Viêm não Nhật Bản diễn biến theo 3 giai đoạn: ủ bệnh-toàn phát-lui bệnh.
Thời kỳ ủ bệnh:
Kéo dài từ 5 đến 14 ngày , trung bình là 1 tuần
Bệnh thường khởi phát rất đột ngột với sốt cao 39oC – 40oC hoặc hơn . Bệnh nhân đau đầu, đau bụng, buồn nôn và nôn. Ngay trong 1 -2 ngày đầu của bệnh đã xuất hiện cứng gáy, tăng trương lực cơ, rối loạn sự vận động nhãn cầu. Về tâm thần kinh có thể xuất hiện lú lẫn hoặc mất ý thức. Ở một số trẻ nhỏ tuổi, ngoài sốt cao có thể thấy đi lỏng, đau bụng, nôn.
Thời kỳ toàn phát:
Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh. Thời kỳ này tương ứng với thời kỳ virus xâm nhập vào tế bào não tuỷ gây huỷ hoại các tế bào thần kinh. Bước sang thời kỳ khởi phát các triệu chứng không giảm mà lại tăng lên bệnh nhân đi vào hôn mê sâu dần. Các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật cũng tăng lên như vã nhiều mồ hôi, da lúc đỏ, lúc tái, rối loạn nhịp thở và tăng tiết trong lòng khí quản do vậy khi nghe phổi có thể thấy nhiều ran rít, ran ngáy và cả ran nổ. Mạch thường nhanh và yếu. Thời kỳ toàn phát diễn ra ngắn bệnh nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng hôn mê sâu với rối loạn các chức năng sống . Những bệnh nhân vượt qua được thời kỳ này thì tiên lượng tốt hơn.
Video đang HOT
Thời kỳ lui bệnh
Thông thường bước sang tuần thứ 2 của bệnh, bệnh nhân đỡ dần, nhiệt đô giảm từ sốt cao xuống sốt nhẹ và vào khoảng ngày thứ 10 trở đi nhiệt độ trở về bình thường nếu không có bội nhiễm vi khuẩn khác . Bệnh nhân từ hôn mê dần dần tỉnh, và không còn những cơn co cứng, bệnh nhân hết nôn và đau đầu.
Bệnh nhân có thể xuất hiện những biến chứng sớm như: viêm phế quản, viêm phổi hoặc viêm phế quản – phổi do bội nhiễm hoặc viêm bể thận, bàng quang do thông tiểu hoặc đặt sonde dẫn lưu; loét và viêm tắc tĩnh mạch do nằm lâu và rối loạn dinh dưỡng. Những di chứng sớm có thể gặp là bại hoặc liệt nửa người, mất ngôn ngữ, múa giật, múa vờn, rối loạn phối hợp vận động, giảm trí nhớ nghiêm trọng, rối loạn tâm thần.
Từ cuối tuần thứ 2 trở đi là thời kỳ của những biến chứng và di chứng muộn. Những biến chứng muộn có thể gặp là: loét nhiễm trùng, rối loạn giao cảm, rối loạn chuyển hoá. Những di chứng muộn có thể gặp là động kinh, nghe kém hoặc điếc, rối loạn thâm thần…
Phòng bệnh:
-Tiêm chủng là biện pháp tốt nhất để phòng viêm não Nhật Bản: tiêm 2 lần cách nhau 7 – 14 ngày, sau đó 1 năm nhắc lại mũi thứ 3, cứ mỗi 3 -4 năm tiêm nhắc lại.
-Ăn uống hợp vệ sinh, nâng cao thể trạng, nằm màn tránh muỗi đốt
-Vệ sinh môi trường, tích cực diệt muỗi, bọ gậy.
Tiêu chảy “vào mùa”
Mùa hè với khí hậu nóng, ẩm là thời kỳ cao điểm các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Đặc biệt là trong và sau các kỳ nghỉ lễ dài, khi gia đình có phần lơ là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho các bé. Tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm là nguyên nhân khiến cho nhiều trẻ phải nhập viện.
Các yếu tố nguy cơ khiến trẻ bị tiêu chảy có thể kể đến là: yếu tố vệ sinh (trẻ bú bình có nguy cơ tiêu chảy cao gấp nhiều lần so với trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc không bú bình), ăn bổ sung không đúng cách (cho trẻ ăn thức ăn nấu để lâu ở nhiệt độ phòng, thức ăn bị ô nhiễm trước và sau khi chế biên), nước uống không sạch, dụng cụ-tay người chế biến thức ăn bị nhiễm bệnh, xử lý chất thải không đúng cách, không rửa tay trước khi cho trẻ ăn
Nguyên nhân chính gây tử vong khi trẻ bị tiêu chảy là mất nước và điện giải, tiếp theo là suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng và tiêu chảy tạo thành một vòng xoắn bệnh lý: tiêu chảy dẫn đến suy dinh dưỡng và khi trẻ bị suy dinh dưỡng lại có nguy cơ bị tiêu chảy cao, gây ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng của trẻ và là gánh nặng về kinh tế đối với gia đình và xã hội. Chính vì vậy, các phụ huynh không được chủ quan khi thấy những biểu hiện mất nước ở trẻ như: môi khô, lưỡi khô, da khô, tiểu ít, kích thích, quấy khóc.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Việt Hà Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, để phòng tiêu chảy ở trẻ nhỏ, gia đình cần chú ý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh tay, xử lý chất thải đúng quý định. Ngoài ra, các gia đình cần sử dụng kháng sinh dự phòng khi du lịch vào vùng có nguy cơ cao. Khi có dấu hiệu tiêu chảy cấp phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Bệnh ngoài da: rôm sảy, mụn nhọt
Thường xảy ra với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, nguyên nhân do cơ thể trẻ quá nóng, da sẽ phản ứng lại bằng cách tiết ra nhiều mồ hôi và xuất hiện rôm sảy. Việc dùng tã lót cho trẻ một cách thiếu cẩn thận, không thay mới thường xuyên cũng khiến trẻ bị rôm sảy.
Bệnh mụn nhọt ở mức độ nhẹ có thể tự khỏi và không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bị nặng hơn, mụn nhọt có thể gây đau nhức, sốt, biếng ăn, hay bứt rứt, phải đưa trẻ đi khám và chích mụn dẫn lưu mủ.
Để phòng bệnh, trẻ cần được vệ sinh thân thể sạch sẽ, mặc các loại quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi. Cần thay quần áo thường xuyên cho trẻ, cần lau mát để tránh mồ hôi ứ đọng trên da. Không thoa các loại kem có chất mỡ, nhờn trên da để tránh làm tắc lỗ chân lông, gây ngứa ngáy.
Nhân Hà
Theo Dân trí
Cảnh giác viêm não Nhật Bản
Khoa truyền nhiễm Bệnh viện Nhi T.Ư (Hà Nội) vừa tiếp nhận một trẻ có các biểu hiện của bệnh viêm não Nhật Bản. Đây là loại bệnh nguy hiểm, thường để lại di chứng nặng nề.
Ảnh minh họa
Các bác sĩ cảnh báo thông thường hằng năm, vào tháng 5 là bắt đầu vào mùa viêm não Nhật Bản, các bậc cha mẹ cần cảnh giác.
40 tỉnh thành có người bệnh viêm não Nhật Bản
Theo ông Đỗ Thiện Hải - phó trưởng khoa truyền nhiễm Bệnh viện Nhi T.Ư, mặc dù năm nay tỉ lệ trẻ mắc viêm não Nhật Bản bị để lại di chứng đã giảm nhiều, nhưng vẫn còn trên 10% các cháu bị di chứng như chậm phát triển tinh thần, vận động... sau khi mắc bệnh.
Kết quả giám sát điểm bệnh viêm não Nhật Bản năm 2017 vừa qua cho thấy tại 6 tỉnh Sơn La, Thái Bình, Quảng Ngãi, Bình Dương, Bến Tre, Gia Lai có 316 ca nghi nhiễm viêm não Nhật Bản được ghi nhận, kết quả xét nghiệm có 33 ca dương tính, chiếm tỉ lệ 11,3% trong số các bệnh nhi được lấy mẫu bệnh phẩm.
Tại hai phòng thí nghiệm của Viện Pasteur TP.HCM và Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, trong số 683 mẫu của 33 tỉnh thành gửi về có 77 ca dương tính với viêm não Nhật Bản. Tổng số năm 2017 có 40 tỉnh thành ghi nhận 200 bệnh nhân viêm não Nhật Bản.
Từ các căn cứ này cho thấy mặc dù đã triển khai tiêm ngừa viêm não Nhật Bản nhiều năm, đặc biệt từ hai năm gần đây văcxin viêm não Nhật Bản đã được đưa vào tiêm chủng thường xuyên, nhưng viêm não Nhật Bản vẫn đang là bệnh lưu hành tại nhiều địa phương.
Chủ động tiêm ngừa
Trong số 200 ca mắc viêm não Nhật Bản năm qua, có đến 33,5% các cháu 5-9 tuổi, đây là nhóm có số cháu mắc bệnh nhiều nhất trong 200 bệnh nhân viêm não Nhật Bản được xác nhận. Về tiền sử tiêm chủng, có 8,8% các cháu mắc bệnh đã tiêm chủng đầy đủ, gần 34% không tiêm, trên 42% không rõ và trên 15% là tiêm chủng chưa đầy đủ.
Tiêm chủng đầy đủ có tác dụng rất tốt trong bảo vệ trẻ tránh được căn bệnh nguy hiểm viêm não Nhật Bản. Năm nay, chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết sẽ dành 3,8 triệu liều văcxin viêm não Nhật Bản để tiêm chủng cho trẻ trong các chiến dịch tiêm vét, tiêm tại điểm tiêm chủng thường xuyên.
Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia sẽ triển khai chiến dịch tiêm bổ sung văcxin viêm não Nhật Bản B cho trẻ 6-15 tuổi tại các vùng nguy cơ cao (28 huyện thuộc 16 tỉnh), mục tiêu đảm bảo trên 90% trẻ trong độ tuổi này được tiêm chủng ngừa bệnh.
Năm ngoái, một chiến dịch tương tự cũng đã được tổ chức và có trên 192.000 trẻ được tiêm đầy đủ 2 mũi văcxin viêm não Nhật Bản B, đạt gần 93% số các cháu trong độ tuổi, tỉ lệ tiêm chủng đã vượt mục tiêu đề ra. Năm nay mục tiêu đề ra cũng là tiêm chủng đủ 2 mũi cho 90% các cháu trong độ tuổi của chiến dịch, đồng thời là các cháu trong độ tuổi tiêm chủng tại trạm y tế.
Mùa dịch viêm não Nhật Bản thông thường bắt đầu khoảng tháng 5-6 hằng năm, kéo dài tới khoảng tháng 8.
3 bệnh nhân thủy đậu biến chứng nặng do corticoid
Ông Nguyễn Trung Cấp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, cho hay vừa qua bệnh viện đã tiếp nhận điều trị ba bệnh nhân thủy đậu có biến chứng rất nặng do dùng corticoid không có chỉ định của bác sĩ.
Hiện tại viện còn một nam bệnh nhân 28 tuổi chuyển từ Sơn La, có các biến chứng như chảy máu ở nhiều cơ quan nội tạng, tụt huyết áp, rối loạn đông máu... Ông Cấp cho hay bệnh nhân được chuyển đến hôm 11-5, trước khi vào viện 4 ngày bệnh nhân thấy ho và sốt nên đã tự mua thuốc về uống, trong đó có corticoid và bệnh chuyển nặng như kể trên.
Ông Trương Hữu Khanh, trưởng khoa nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, cho hay thói quen của nhiều người dân là cứ thấy sốt, ho thì đi mua kháng sinh kháng viêm về uống, mà không biết các tác hại của thuốc kháng viêm. Kháng viêm nếu dùng không đúng chỉ định, với bệnh nhân thủy đậu khi dùng kháng viêm bệnh sẽ nặng lên nhiều.
Thủy đậu là bệnh hay gặp vào mùa đông-xuân, thường gặp ở trẻ em, nhưng gần đây nhiều người lớn cũng mắc bệnh và mùa dịch kéo dài sang đến tận thời điểm nghịch mùa đầu hè như hiện nay.
Theo tuoitre.vn
Chỉ là muỗi đốt thôi nhưng có thể gây ra tới 5 căn bệnh nguy hiểm này Không chỉ sốt xuất huyết, bị muỗi đốt còn có thể kéo theo hàng loạt căn bệnh gây hại lớn tới sức khỏe của bạn. Sốt xuất huyết Đây là một trong những căn bệnh phổ biến nhất, và nguyên nhân chủ yếu là do muỗi đốt. Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh có thể sốt cao, nổi phát ban kèm theo...