Chuyên gia Canada: Hãy kiện CNOOC của Trung Quốc ở tòa án Việt Nam
Trước hết, ở thời điểm hiện nay, một trong những bước đi quan trọng để giải quyết vấn đề liên quan tới việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam là có thể khởi kiện kiện TCty Dầu khí Hải Dương – Trung Quốc ( CNOOC) ở một tòa án của Việt Nam với lý do CNOOC đã không xin phép cơ quan pháp lý Việt Nam khi đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và vi phạm luật pháp Việt Nam, không đóng thuế…
Vì sao tôi lại khuyên Việt Nam lựa chọn giải pháp được cho là lý tưởng này, có ba lý do như sau:
Thứ nhất, việc khởi kiện CNOOC là một bước đi quan trọng không chỉ đơn thuần là một vụ kiện giữa một Cty với một Cty mà nó còn tăng thêm sức nặng trong đấu tranh ngoại giao của Việt Nam trong việc chống lại hành động có thể xem là ngang ngược của Trung Quốc khi đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam. Việc này cũng sẽ khiến CNOOC hao tốn tiền của khi tham gia tranh kiện, nó cũng hạn chế khả năng của COONC kinh doanh ở Việt Nam trong tương lai. Hơn nữa, điều này cũng mang lại cho Việt Nam cơ sở pháp lý hợp pháp thu giữ, tịch thu giàn khoan này như tài sản thế chấp nếu CNOOC bị tòa án phán quyết là có tội.
Ông James Manicom, chuyên gia thuộc Trung tâm sáng kiến quản trị toàn cầu (CIGI) ở Canada chuyên nghiên cứu về Đông Á và an ninh hàng hải
Thứ hai, việc kiện CNOOC cũng củng cố thêm uy tín, vị thế của Việt Nam trong việc cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật quốc tế giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Cuối cùng, và cũng là quan trọng nhất, việc khởi kiện của Việt Nam hoàn toàn được sự ủng hộ của Hoa Kỳ và các nước trong khu vực trước hành động ngang ngược của Trung Quốc. Điều này được thể hiện rất rõ trong chuyến công du các nước Châu Á gần đây của Tổng thống Barack Obama. Như vậy, Hoa Kỳ và các nước trong khu vực như: Nhật Bản, Malaysia, Phillipines… đều thống nhất quan điểm các tranh chấp hàng hải trong khu vực cần phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế và trọng tài quốc tế. Ngay cả Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đã kêu gọi việc lập một trật tự hàng hải trong khu vực dựa trên các quy định của pháp luật quốc tế.
Vì vậy, động thái khởi kiện của Việt Nam sẽ hoàn toàn phù hợp với các tuyên bố của các lãnh đạo các nước trên thế giới và khu vực.
Nguyễn Anh (Tổng hợp)
Theo NTD
Phải đưa tội ác của Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam ra Tòa án quốc tế
Nhà nước Việt Nam khuyến khích ngư dân ra khơi để khẳng định chủ quyền trên vùng biển Việt Nam, đặc biệt ngay cả sau khi mà Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 từ ngày 2 tháng Năm, rồi vụ một tàu cá Đà Nẵng bị đâm chìm gần khu vực giàn khoan.
Video đang HOT
Luôn bị xua đuổi
Thanh Trúc liên lạc với một số ngư dân vừa trở về, thuật lại cảnh ngộ của họ trên biển cả:
"Tàu đi ngày 11, cách Hoàng Sa khoảng 100 lý, đó là vùng của Việt Nam làm. Tàu đi lúc nào cũng có đồng đội thì nói chung là lúc nào cũng bị xua đuổi miết, phun nước xong rồi chạy đến thật sát. Nói chung mình tàu gỗ thì thấy tàu sắt mình cũng phải sợ, khi bọn chúng đến thì mình bỏ mình chạy để tránh né chứ mình tàu gỗ so với tàu sắt thì ngư dân Việt Nam mình thua nhiều."
Tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đuổi
Đó là lời anh Trương Văn Nên, mà chiếc tàu cá ĐN9005 do anh làm thuyền trưởng, phát xuất theo đội tàu 5 chiếc ngày 11 tháng Năm từ bãi Thanh Khê, Đà Nẵng, bị tàu Trung Quốc xịt nước rồi đâm hỏng, vừa trở về bờ ngày 4 tây tháng 6 vừa qua:
"Thiệt hại một chiếc, tông là 4 chiếc, tông từ đằng sau tông tới thì nói chung thứ nhất là hở be, nói chung gỗ đóng tàu gọi là be, từ đó coi như là bị nước vào."
Tuy bị tông như vậy nhưng so với các thuyền bạn thì tàu cá của anh Trương Văn Nên được coi là chỉ bị hư hại nhẹ:
"Tông mà ví dụ như hắn sơ sơ thì mình còn làm lại được, còn nếu mà hắn tông nặng quá thì cũng nhờ đồng đội kêu cứu để dắt vào. Nói chung cũng bị 40%, bởi vì nếu phần trên chưa đến cái mực nước ngoài biển thì không vô nước bao nhiêu. Bị gãy diền hay be nói chung là ở cái phần trên."
Dẫu sao, vẫn lời anh Trương Văn Nên, ngày nào tàu Trung Quốc còn tiếp tục hung hăng tấn công vào tàu cá Việt Nam thì ngày đó mối nguy chết người vẫn chực chờ trong lúc vợ con gia đình ngư dân lâm cảnh thiếu thốn:
"Trung Quốc đem những cái tàu rất là to, đằng sau có đằng trước có. Mỗi lần nó tông thì coi như là chìm, nó rượt đuổi thì mình phải bỏ chạy nhưng mà chạy theo công suất của tàu Việt Nam mà tàu gỗ ngư dân thì coi như chạy không lại tàu Trung Quốc.
Nhà nước họ đến hỏi thăm, còn nhiệm vụ của mình thì mình phải đi làm. Thứ nhất là lo gạo cơm cho 12 thuyền viên ở trên tàu, mình là thuyền trưởng nữa là 13. Cho nên phải ra phải cố gắng đánh bắt, nhưng mà gặp bọn Trung Quốc xua đuổi quá, mỗi lần nó đến dí coi như là lưới chài kéo không kịp coi như mất đủ loại hết, thuyền viên trong tàu mình thì vợ con cũng đói khát. Cho nên nhiều lúc về cũng kêu gọi nhà nước làm thế nào cho bà con ngư dân ra làm chứ còn tàu gỗ chống với tàu Trung Quốc thì không được rồi."
Cũng ra khơi ngày 11 tháng Năm từ bãi biển Thanh Khê nhưng ở một điểm xuất phát xa hơn, trở về ngày 3 tháng Sáu vừa rồi, tàu cá ĐN90175 của thuyền trưởng Trương Văn Hay hai lần bị tàu Trung Quốc đâm vào:
"Khoảng ngày 15 thì anh đi ra cách đảo Tri Tôn về hướng Nam khoảng 25 lý. Ngày 15 chiều, hồi 6 giờ, đang thả lưới thì một tiếng đồng hồ sau anh phát hiện có một số tàu Trung Quốc đang chạy xuống.
Thấy tàu Trung Quốc ngày càng tiến gần và linh cảm có điều không ổn, thuyền trưởng Trương Văn Hay bảo thuyền viên thu lưới lên:
"Gỡ lưới xong cái là anh lên ga anh chạy. Chạy một đoạn là nó dí theo khoảng 6 chiếc. Thấy không ổn bắt đầu anh tăng tốc thì cái tàu 71075 anh còn nhớ nó lao thẳng nó đâm va vào tàu anh làm hư hỏng nặng."
Tàu cá của thuyền trưởng Trương Văn Hay bị gãy đuôi lái và sập ca bin:
"Nước tràn vào mà cái phần be trên mức nước khoảng 2 mét là nó vỡ ra, anh em hơi mất tinh thần thì bắt đầu anh lên tốc độ anh chạy về phía Tây Nam một đoạn xa nữa, bắt đầu anh dừng máy lại, nói anh em chịu khó nhảy xuống biển để mình khắc phục lại. Mình lấy gỗ lấy vải mình xảm vào, xong mình lấy tranh và móp mình đóng mình trám lại hết, coi như trám ngoài và đóng đinh hết toàn bộ toàn bộ thì mới cầm được."
Sau đó, thuyền trưởng và thuyền viên quyết định ở lại đánh bắt cá với hy vọng có thể bù vào chỗ phí tổn sữa chiếc tàu bị hư hỏng khi về bờ. Năm ngày sau tàu lại bị tấn công lần hai:
"Đến ngày 20 tháng Năm, khoảng 14 giờ chiều, có một tàu vỏ thép Trung Quốc, tàu vỏ thép lớn đó, lao xuống xua đuổi tấn công mạnh luôn. Bị tấn công thì anh ra tốc độ hai máy anh chạy mà không kịp. Nó lao thẳng nó đâm tiếp vào mình là ngày 20 đó. Thế là anh em mới la làng lên, họ nói "quẹo phải, quẹo phải". Nhờ sự khôn khéo và mưu trí của anh em thủy thủ nên anh quẹo phải một cái là lách được, hai tàu sát nhau coi như 30 centimét thì nó dừng lại. Thế là anh quẹo phải anh chạy xa cái đảo Tri Tôn 40 lý, anh làm để kiếm tổn rồi anh vô đất liền chiều ngày 3 rồi."
Sự hung hăng thô bạo của tàu TQ
Đối với các ngư dân của Lý Sơn, Thanh Khê, những vụ tấn công của tàu vỏ thép Trung Quốc, ba bốn chiếc bao vây truy đuổi một chiếc tàu cá đơn lẻ của Việt Nam, là những màn săn bắt đứng tim trên biển. Vẫn lời thuyền trưởng Trương Văn Hay:
"Khủng khiếp quá, cái sự hung hăng thô bạo của nó ghê quá, nó làm cho mình chìm luôn, cố ý đâm cho mình chết nhưng mà anh đẩy tốc độ ra anh lách được, cho nên nó bể phần trên thôi và bể thêm trên ca bin nữa, còn tầng dưới mình cố gắng khắc phục để mình ở lại bám biển và kiếm phí tổn, nếu chạy vào thì lỗ tổn nặng."
Tàu cá ĐNa 90152 TS bị đâm chìm ngày 26-5 được lai dắt về Lý Sơn chiều 29-5, chỉ còn phần mũi nhô lên mặt nước. Ảnh: TẤN TÀI
Được hỏi có bao nhiêu tàu Trung Quốc tại khu vực gần đảo Tri Tôn của Hoàng Sa, nơi tàu cá của anh bị tàu Trung Quốc đâm vào, thuyền trưởng Trương Văn Hay cho biết:
"Sáu mươi chiếc, chưa tính đến tàu chiến và tàu kiểm ngư của nó nữa, nó đi tuần tra rất là nhiều. Lớn lắm, tàu này anh nghĩ không phải tàu tư nhân mà là tàu nhà nước đóng cho dân hắn đi, giả dạng ra để va chạm bọn anh đây. Tàu đó không có lưới, không có ngư cụ trên tàu mà."
Khẳng định vùng biển nơi mà tàu cá mình bị tàu Trung Quốc đâm chính là ngư trường truyền thống của người Việt Nam, thuyền trưởng Trương Văn Hay dứt khoát là ngư dân Việt Nam phải trở ra đó hoạt động trong mọi lúc có thể:
"Vùng biển đó cách đảo Lý Sơn khoảng 120 lý, cách Đà Nẵng cỡ 150 lý chớ mấy. Đà Nẵng và Lý Sơn là vùng truyền thống mà ngư dân bọn anh luôn hoạt động khai thác mà. Nghĩa là nó đang tranh chấp giàn khoan gần chổ đó, nó vây gần ghê lắm, nó đưa tàu đông ghê lắm, nó bày tỏ cái thái độ hung bạo, nó ỷ tàu sắt to nó đâm hiên ngang. Vô nhân đạo lắm, nó tông bễ tàu, chìm tàu, người chết mà nó vẫn bỏ chạy bình thường nó đâu có cứu người đâu."
Còn lực lượng những đội tàu cá bên phía ngư dân Việt cũng đông đảo không kém:
"Tàu Đà Nẵng mình cũng đông, tàu Lý Sơn Quảng Ngãi mình cũng có, hoạt động gần gần cách đó 5 lý, 10 lý. Ngư trường đó là của bà con khai thác từ xưa đến nay quanh đảo Hoàng Sa mà cha mẹ ông bà để lại. Ác cái là cứ tới ngày mùa tháng mùa là những đàn cá chung quanh cái đảo chung quanh cách hai ba chục lý là nó nhiều, cho nên bà con theo đuổi cái đàn cá nớ để làm kiếm sống."
Cũng như tàu cá bị nạn của thuyền trưởng Trương Văn Nên, tàu cá của thuyền trưởng Trương Văn Hay chưa được sự hỗ trợ nào từ phía chính quyền địa phương.
Trong lúc chờ đợi tàu được sửa chữa lại để tiếp tục ra khơi bám biển, thuyền trưởng Trương Văn Hay nói anh đã kiến nghị chính quyền địa phương hỗ trợ cho ngư dân khắc phục tàu bị hư hại, đồng thời giúp thêm cho sinh hoạt gia đình đang trong hoàn cảnh khó khăn vì bị tàu Trung Quốc cản trở.
Thanh Trúc
Theo NTD
Ngư dân Việt Nam nên kiện Trung Quốc thế nào? Hành động Trung Quốc dùng tàu lớn đâm trực diện, phá hỏng, nhấn chìm tàu cá cùng toàn bộ ngư dân Việt Nam không chỉ là hành động cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng con người nói chung và ngư dân Việt Nam nói riêng. Nó còn cực kỳ nguy hiểm vì cho thấy Trung Quốc đã bắt đầu ngang ngược coi...