Chuyên gia : Binh sĩ NATO dễ dàng để lộ bí mật qua internet
Một trang web giả mạo được lập ra nhằm kiểm tra tình trạng để lộ thông tin của các binh sĩ NATO qua internet cho thấy những kết quả bất ngờ.
Một nhóm chuyên gia NATO tiến hành các bài kiểm tra tại thành phố Riga, Latvia, nhằm tìm hiểu về tình trạng để lộ thông tin bí mật trên internet của các binh sĩ thuộc Liên minh. “ Một cuộc chiến ảo vô hình” từ đó mà bắt đầu – tờ Der Tagesspiegel của Đức viết.
Hàng ngàn nhân viên quân sự từ các quốc gia thành viên NATO đang cùng nhau trải qua các cuộc diễn tập trong các khu rừng ở Latvia, để cho thấy sự hiện diện của Liên minh ở khu vực biên giới phía Đông. Cũng chính tại thời điểm này, nhiều binh sĩ lại mắc sai lầm với chiếc điện thoại di động của mình – tờ báo lưu ý.
Theo bài báo, những người đàn ông này trước đó được tiếp xúc với một trang web bắt mắt trên internet, được cho là do quân đội tạo ra dành cho các quân nhân. Trên đó, họ trò chuyện về quân đội, thời tiết và cuộc sống. Không ít người còn đặt hàng cả áo phông qua đó và cung cấp địa chỉ của mình để giao hàng.
Các bài kiểm tra cho thấy binh sĩ NATO dễ dàng để lộ bí mật qua internet. (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Ngoài ra, một số binh sĩ sử dụng ứng dụng hẹn hò Tinder để trò chuyện với phụ nữ, và chụp cho họ xem những bức ảnh trong bộ quân phục. Sau đó, khi các cô gái đề nghị gặp mặt, thậm chí còn có 2 quân nhân quyết định rởi bỏ vị trí của mình để đi. Đây rõ ràng là những vi phạm nghiêm trọng.
Trang web dành cho quân nhân và các hồ sơ nữ trên Tinder là một cái bẫy – một bài kiểm tra được nhóm chuyên gia NATO triển khai thực hiện từ mùa hè năm 2018 theo sự phê duyệt của quân đội Latvia nhằm phát hiện các điểm yếu trong hàng ngũ của mình. Kết quả cho thấy các quân nhân có thể dễ dàng cung cấp địa chỉ hay hình ảnh của mình khi luyện tập, và thậm chí còn sẵn sàng rời bỏ vị trí.
Theo người đứng đầu Trung tâm Thông tin chiến lược NATO, ông Janis Sarts, cần phải phân tích kỹ tình hình và phát triển các chiến lược mới có thể giành chiến thắng trong các trận chiến ảo. Bằng cách tiến hành kiểm tra, các chuyên gia muốn biết có thể thu thập được những thông tin gì chỉ bằng một chiếc điện thoại thông minh. “ Chúng tôi muốn tất cả phải cảnh giác” – ông Sarts nói.
Trước đây, để tuyên truyền và phổ cập một thông tin sai lệch, người ta phải in tờ rơi, lừa dối các nhà báo và gửi người của mình đi khắp nơi. Còn bây giờ, để làm điều đó chỉ cần vài phút để đăng thông tin lên một diễn đàn trực tuyến phổ biến nào đó. Thông qua internet có thể dễ dàng đánh lừa người khác và thực hiện các thao tác lừa đảo. Tuy nhiên, sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều nếu điều đó được hỗ trợ bởi một đảng phái hay một chính phủ nào đó.
Tại Riga và Helsinki có một sự nhất trí khẳng định rằng phương Tây không nên hạn chế tự do trên mạng, tự do báo chí và tự do ngôn luận. Tuy nhiên, đã đến lúc cần phải xem xét kiểm soát hoạt động của các mạng xã hội.
Vấn đề nằm ở chỗ, người dùng mạng xã hội khi tình cờ đọc được những thông tin không chính xác trên các nền tảng trực tuyến lớn sẽ tự động được đề xuất xem thêm các bài viết, clip và nhận xét về chủ đề đó – đây là cách các thuật toán của Facebook, Twitter, Instagram, Youtube và Google hoạt động.
“ Đối với các nhà xuất bản, các ngân hàng hay ngành công nghiệp ô tô, đều có các tiêu chuẩn và quy định riêng mà họ phải tuân thủ. Có lẽ, cũng cần phải làm điều tương tự với các công ty internet“, – ông Janis Sarts kết luận.
(Nguồn: Der Tagesspiegel)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Bộ Quốc phòng Nga cử quan sát viên tới cuộc tập trận của NATO ở Lativa
Quan sát viên Nga sẽ theo dõi cuộc tập trận của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được tổ chức từ ngày 23/9 - 6/10.
Cờ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Các chuyên gia Nga sẽ nhận được thông tin toàn diện về cuộc tập trận quốc tế Mũi tên Bạc - 2019 (Silver Arrow - 2019) của các nước thành viên NATO.
Với sự tham gia của 12 nước (gồm Latvia, Estonia, Ba Lan, Litva, Séc, Montenegro, Slovakia, Albania, Ý, Tây Ban Nha, Bosnia - Herzegovina và Canada) cuộc tập trận sẽ là sự phối hợp hành động đa phương trong tình huống giả định xảy ra tấn công vào thủ đô Riga của Lativa.
"Các quan sát viên của Nga sẽ tới các khu vực huấn luyện và cơ sở đào tạo, tiếp nhận thông tin về số lượng binh lính tham gia tập trận", - Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Văn kiện Vienna 2011 quy định việc trao đổi thông tin rộng rãi về lực lượng quân sự, kế hoạch quốc phòng và ngân sách quân sự.
Các nước thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) cũng thông báo cho nhau về một số thể loại hoạt động quân sự nhất định, mời quan sát viên và tiến hành thanh tra.
Văn kiện này nhằm củng cố hơn nữa độ tin cậy và bảo đảm an ninh giữa các nước tham gia (OSCE gồm 57 nước ở châu Âu, châu Á và châu Mỹ).
Thạch Bình
Theo baogiaothong
NATO tập trận quy mô lớn ở Gruzia Mục đích của cuộc tập trận Agile Spirit-2019 lần này là tăng cường khả năng chiến đấu cho quân đội Gruzia, - Bộ trưởng Quốc phòng Gruzia cho biết. Ngày 27/7, cơ quan báo chí của Bộ Quốc phòng Gruzia thông báo: Cuộc tập trận đa quốc gia Agile Spirit-2019 với sự tham gia của hơn 3 nghìn binh sĩ từ 14 quốc...