Chuyên gia bệnh truyền nhiễm huyền thoại chết vì Covid-19 ở Ấn Độ
Tiến sĩ Kapila, được mệnh danh là huyền thoại trong lĩnh vực bệnh truyền nhiễm, chết vì Covid-19 tại Ấn Độ bất chấp đã được tiêm vaccine tại Mỹ.
Tờ Hindustan Times đưa tin tiến sĩ Rajendra Kapila qua đời hôm 28/4, gần ba tuần sau khi nhận kết quả dương tính với nCoV. Tiến sĩ Kapila, 81 tuổi, là giáo sư tại Trường Y tế Rutgers New Jersey và thành viên sáng lập Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm New Jersey.
Tiến sĩ Bina Kapila, vợ cũ của chuyên gia Rajendra Kapila, cho biết ông tới Ấn Độ để chăm sóc gia đình và dự kiến đây là chuyến đi ngắn ngày. Trước khi tới Ấn Độ, Rajendra Kapila đã được tiêm đủ hai mũi vaccine Copvid-19 của Pfizer tại Mỹ, vợ của ông là tiến sĩ Deepti Saxena-Kapila cho biết.
Tiến sĩ Rajendra Kapila. Ảnh: Rutgers .
Giới chuyên gia nhận định những người hoàn tất tiêm vaccine có nguy cơ mắc Covid-19 thấp hơn đáng kể và khả năng diễn biến nghiêm trọng còn thấp hơn. Khả năng tử vong do nCoV sau khi được tiêm vaccine vẫn xảy ra song đặc biệt hiếm.
Mỹ ghi nhận khoảng 70 ca tử vong do nCoV trong số 105 triệu người đã được tiêm đủ liệu trình vaccine Covid-19, phần lớn là người cao tuổi và ốm yếu với các bệnh lý nền nghiêm trọng. Tiến sĩ Bina Kapila cho biết chồng cũ của bà bị tiểu đường và bệnh tim.
Rajendra Kapila nhận bằng y khoa năm 1964 sau khi tốt nghiệp Đại học Delhi, sau đó làm bác sĩ nội trú ở Ấn Độ. Ông chuyển tới Mỹ, thực tập và trở thành bác sĩ nội trú tại một bệnh viện ở thành phố Newark, bang New Jersey.
“Trong 50 năm, bác sĩ Kapila là trụ cột của Trường y tế New Jersey cùng Bệnh viện Đại học Martland, nơi ông chăm sóc hàng chục nghìn bệnh nhân, đào tạo nhiều thế hệ sinh viên y khoa, bác sĩ nội trú và nghiên cứu sinh”, thông cáo của Trường Y tế Rutgers cho biết.
“Tiến sĩ Kapila là một huyền thoại trong lĩnh vực bệnh truyền nhiễm, được cả thế giới công nhận và chào đón nhờ những kiến thức đồ sộ lẫn sự nhạy bén trong chẩn đoán lâm sàng và điều trị các bệnh truyền nhiễm phức tạp nhất”, thông cáo cho biết.
Khoa Bệnh truyền nhiễm của Đại học Y dược Weill Cornell gọi Kapila là “một huyền thoại” trong cộng đồng chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm của thành phố New York. Tiến sĩ Kapila nhận được Giải thưởng Giảng dạy Xuất sắc của Đại học Y khoa và Nha khoa New Jersey.
Cứ 40 giây có một người chết vì Covid-19 ở Mỹ
Mỹ lần đầu tiên ghi nhận hơn 2.000 ca tử vong vì Covid-19 trong một ngày kể từ tháng 5, tức cứ 40 giây có một người chết do đại dịch.
Video đang HOT
Toàn cầu ghi nhận 60.671.175 ca nhiễm và 1.425.350 người đã tử vong vì Covid-19, tăng lần lượt 575.730 và 11.486, trong khi 41.924.869 người đã bình phục, theo trang cập nhật theo thời gian thực Worldometers.
Y tá chăm sóc bệnh nhân Covid-19 tại Hy Lạp ngày 20/11. Ảnh: AFP .
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 13.118.175 ca nhiễm và 268.033 ca tử vong sau khi báo cáo thêm lần lượt 186.409 và 2.367 trường hợp.
Theo Reuters, hôm 24/11, Mỹ ghi nhận 2.157 ca tử vong trong 24 giờ, tức cứ 40 giây có một người tử vong. Đây là lần đầu tiên Mỹ ghi nhận hơn 2.000 ca tử vong vì Covid-19 trong một ngày kể từ tháng 5. Số ca nhập viện ngày 25/11 ở mức kỷ lục 88.000 khi Mỹ ghi nhận 2,3 triệu ca nhiễm mới trong hai tuần qua. Số ca nhiễm mới tăng mạnh thường dẫn đến số người chết tăng lên trong vài tuần sau đó.
Một số bang và thành phố trên khắp nước Mỹ ban hành lệnh giới nghiêm ban đêm với hy vọng ngăn chặn virus lây nhiễm tại các quán bar, bữa tiệc và các sự kiện về đêm khác. Thống đốc California Gavin Newsom áp lệnh giới nghiêm với hầu hết các hạt từ 21/11, yêu cầu mọi người không được rời nhà từ 22h đến 5h sáng hôm sau ngoại trừ vì lý do thiết yếu. Các nhà hàng cũng phải đóng cửa theo khung giờ đó. Trước đó Ohio đã ban hành lệnh tương tự có hiệu lực từ ngày 19/11.
Tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, kêu gọi mọi người nên tổ chức các cuộc tụ họp trong Lễ Tạ ơn "càng ít người càng tốt". Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden cũng kêu gọi mọi người không tổ chức các cuộc tụ họp gia đình lớn, đeo khẩu trang và duy trì giãn cách xã hội.
Ấn Độ , vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 44.699 ca nhiễm và 518 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 9.266.697 và 135.261.
Tình hình trở nên đặc biệt nghiêm trọng tại New Delhi, nơi đang trải qua giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch, khiến nhiều bệnh viện quá tải. Chính quyền thủ đô đã lên kế hoạch khôi phục một số biện pháp hạn chế nếu cần thiết, như đóng cửa các khu chợ. Ấn Độ hy vọng 5 loại vaccine được thử nghiệm tại nước này sẽ giúp họ kiểm soát đại dịch thành công.
Quan chức New Delhi đã tăng gấp tư tiền phạt với người không đeo khẩu trang lên 2,000 rupee (27 USD). Kể từ tháng 6, gần 500.000 người đã bị phạt vì không đeo khẩu trang, 370.000 người vì phớt lờ quy tắc giãn cách xã hội và 3.500 người vì khạc nhổ tại New Delhi.
Brazil , vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 620 người chết vì nCoV, nâng tổng số ca tử vong lên 170.799. Số người nhiễm nCoV tăng 45.449 ca trong 24 giờ qua, lên 6.166.898.
Nhiều nơi đã bị đóng cửa sau khi virus bắt đầu xuất hiện ở Brazil vào tháng hai, nhưng cuộc sống ở các thành phố lớn nhất đã trở lại gần với mức bình thường trước đại dịch trong những tuần gần đây, với các quán bar, nhà hàng và cửa hàng đông người, thường không đeo khẩu trang.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cho rằng xử lý đại dịch sẽ dễ dàng và bớt tốn kém hơn nếu đầu tư vào thuốc điều trị thay vì vaccine, đồng thời tiếp tục quảng bá thuốc chống sốt rét chloroquine, bất chấp nhiều bằng chứng cho thấy nó không hiệu quả.
Tại châu Âu, sau một mùa hè "dễ thở", nhiều nước ở châu lục này đã phải tái áp đặt các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt, bao gồm lệnh giới nghiêm và tình trạng khẩn cấp, khi số ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh trở lại. Tuy nhiên, nhiều quốc gia đang nới dần biện pháp khi mùa Giáng sinh đang đến gần.
Pháp , vùng dịch lớn thứ tư thế giới, báo cáo 2.170.097 ca nhiễm và 50.618 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 16.282 ca nhiễm và 381 ca tử vong.
"Đỉnh điểm của làn sóng thứ hai đã qua", Tổng thống Macron nói vào tối 24/11, nhưng nhấn mạnh vẫn cần tiếp tục nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Ông thông báo cửa hàng sẽ được mở cửa từ 28/11 và lệnh yêu cầu người dân ở nhà toàn quốc sẽ được dỡ bỏ từ ngày 15/12 nếu ca nhiễm mới hàng ở mức dưới 5.000. Tuy nhiên, lệnh giới nghiêm ban đêm vẫn được giữ nguyên và sẽ chỉ được nới lỏng vào dịp Giáng sinh, từ ngày 24/12 đến ngày 31/12.
Anh báo cáo thêm 18.213 ca nhiễm và 696 người chết, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 1.557.007 và 56.533. Chính phủ đã tái áp đặt phong tỏa toàn quốc từ ngày 31/10, đánh dấu một trong những lệnh hạn chế nghiêm ngặt nhất từ sau Thế chiến II. Thủ tướng Boris Johnson thông báo ông sẽ chấm dứt lệnh phong tỏa toàn quốc từ 2/12 và chuyển sang áp đặt hạn chế ở từng khu vực tùy theo mức độ rủi ro.
Giới chức Anh dự kiến dỡ bỏ toàn bộ hạn chế đi lại trong dịp Giáng sinh. Hạn chế về tụ tập xã hội cũng dự kiến được nới lỏng trong dịp này để cho phép tối đa ba hộ gia đình đón kỳ nghỉ lễ cùng nhau.
Đức ghi nhận 20.825 ca nhiễm và 416 ca tử vong mới, nâng tổng số lên lần lượt 983.731 và 15.381. Mặc dù đồ thị số liệu Covid-19 đang bằng phẳng hơn, giới chức đánh giá các số liệu hàng ngày vẫn quá cao và khu điều trị tích cực tại các bệnh viện đang sắp hết giường.
Từ ngày 2/11 đến 20/12, người Đức không bị giới hạn trong nhà, nhưng được yêu cầu tránh tất cả hoạt động đi lại không cần thiết, chỉ cho phép lưu trú qua đêm vì "mục đích phi du lịch". Trường học và các cửa hàng vẫn được mở cửa, nhưng tất cả nhà hàng, quán bar, nhà hát và rạp chiếu phim phải đóng cửa.
Thủ tướng Angela Merkel thông báo siết chặt quy định về khẩu trang, bắt buộc người dân đeo khẩu trang ở tất cả khu vực có lưu lượng người đi bộ qua lại cao cũng như ở các trung tâm thành phố.
16 bang ở Đức dự kiến nới lỏng hạn chế trong dịp Giáng sinh từ 23/12 đến 1/1/2021, cho phép tụ tập tối đa 10 người để gia đình và bạn bè có thể tận hưởng kỳ nghỉ lễ cùng nhau.
Nga , vùng dịch lớn thứ năm thế giới, ghi nhận thêm 23.675 ca nhiễm nCoV và 507 người chết trong vòng 24 giờ, nâng tổng số lên lần lượt 2.162.503 và 37.538.
Điện Kremlin cho biết hệ thống y tế của nước này đang chịu áp lực lớn, nhưng ngoại trừ một số khu vực, tình hình vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Nga không áp đặt biện pháp phong tỏa toàn quốc mà tập trung vào các biện pháp hạn chế theo từng khu vực.
Tổng thống Vladimir Putin ngày 21/11 cho biết Nga sẵn sàng phân phối vaccine Sputnik V cho các nước khác. Theo phân tích lần thứ hai về dữ liệu thử nghiệm lâm sàng, Sputnik V đã đạt hiệu quả 95%. Các nhà phát triển cho biết vaccine hai liều Sputnik V dự kiến có giá dưới 10 USD trên thị trường quốc tế và miễn phí cho công dân Nga. Nhiệt độ bảo quản vaccine là 2-8 độ C, cao hơn so với một số loại vaccine khác.
Nam Phi là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch tại châu Phi, ghi nhận 775.502 ca nhiễm và 21.201 ca tử vong, tăng lần lượt 3.250 và 118 ca.
Nam Phi bắt đầu nới lỏng hạn chế xuống mức thấp nhất hồi tháng 9, sau khi tỷ lệ ca nhiễm mới giảm, đồng thời mở cửa biên giới cho hành khách quốc tế từ đầu tháng 10 sau lệnh cấm kéo dài 6 tháng. Tình trạng đóng cửa khiến Nam Phi mất hơn 2 triệu việc làm trong quý II, nền kinh tế sụt giảm kỷ lục.
Iran , vùng dịch lớn nhất Trung Đông, báo cáo 46.207 người chết, tăng 469, trong tổng số 894.385 ca nhiễm, tăng 13.843. Số ca nhiễm và tử vong vì nCoV ở Iran có xu hướng tăng mạnh kể từ đầu tháng 9, với tình trạng gia tăng được báo cáo tại gần như toàn bộ 31 tỉnh.
Giới chức Iran thừa nhận số liệu chính thức dường như thấp hơn so với mức độ nghiêm trọng của đại dịch ở nước này. Từ 21/11, họ áp đặt hạn chế chống dịch mới, bao gồm đóng cửa các hộ kinh doanh và dịch vụ không thiết yếu tại thủ đô Tehran và khoảng 160 thành phố và thị trấn được xác định nguy cơ ở mức "đỏ".
Ô tô sẽ không được phép rời khỏi hoặc đi vào các thành phố "đỏ" và các quy định hạn chế lái xe khác sẽ được áp dụng nhằm khuyến khích mọi người ở nhà. Các hạn chế nhẹ hơn sẽ được áp dụng cho các khu vực "cam" và "vàng" có rủi ro thấp hơn. Truyền thông nhà nước cho biết các hạn chế sẽ kéo dài ít nhất hai tuần.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 511.836 ca nhiễm, tăng kỷ lục 5.534, trong đó người chết là 16.225, tăng 114 ca.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo tuần trước thông báo nước này dự định tiêm chủng hàng loạt cho nhân viên y tế và các nhân viên trên tuyến đầu khác từ tháng 12, nhằm kiềm chế dịch bệnh và hỗ trợ phục hồi kinh tế, sử dụng một số loại vaccine Covid-19 tiềm tăng như Sinovac của Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong phiên điều trần trước quốc hội hôm 18/11, lãnh đạo cơ quan phụ trách thực phẩm và dược phẩm Indonesia cảnh báo họ không thể cấp phép kịp cho hoạt động này đúng thời hạn tháng 12, do dữ liệu lúc đó chưa hoàn thành.
Philippines báo cáo 422.915 ca nhiễm và 8.215 ca tử vong, tăng lần lượt 1.202 và 31 ca, là vùng dịch lớn thứ hai khu vực.
Tình hình dịch tại Philippines đã cải thiện trong thời gian gần đây. Tổng thống Rodrigo Duterte ngày 21/11 chấm dứt lệnh cấm nhân viên y tế ra nước ngoài, mở đường cho y tá nước này nhận việc ở nước ngoài. Năm ngoái, gần 17.000 y tá Philippines đã ký hợp đồng làm việc ở nước ngoài.
Tuy nhiên, để đảm bảo Philippines có đủ nhân viên y tế nhằm tiếp tục chiến đấu với đại dịch, chỉ 5.000 nhân viên y tế được phép rời đi trong năm.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen ngày 25/11 khuyên các quốc gia tại khu vực này không nên nới lỏng hạn chế quá nhanh. "Chúng ta phải rút kinh nghiệm từ mùa hè và không lặp lại những sai lầm tương tự, không nới lỏng hạn chế quá nhanh", bà nói.
"Nới lỏng quá nhanh và quá nhiều có nguy cơ dẫn đến làn sóng lây nhiễm thứ ba sau Giáng sinh", bà nói. "Nhiều tuần trước, tôi đã nói rằng Giáng sinh năm nay sẽ khác. Và đúng vậy, nó sẽ yên tĩnh hơn".
Trung Quốc phản ứng sau khi Ấn Độ ban hành lệnh cấm hàng loạt ứng dụng trực tuyến Ngày 25/11, Trung Quốc đã chỉ trích Ấn Độ sau khi nước này cấm thêm hàng chục ứng dụng trực tuyến của Trung Quốc với lí do an ninh quốc gia. Ngươi phat ngôn Bô Ngoai giao Trung Quôc Triêu Lâp Kiên. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc...