Chuyên gia bật mí điểm yếu “chết người”của tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc
Sau khi tàu ngầm tấn công hạt nhân của Trung Quốc bị Hải quân Nhật Bản phát hiện khi nổi một phần lên mặt nước gần quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông mới đây, chuyên gia quân sự đã phân tích chỉ ra điểm yếu của con tàu này.
Tàu ngầm Trung Quốc bị Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản phát hiện hôm 12/1. (Ảnh: Reuters)
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Shang của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc cắm quốc kỳ đã nổi lên mặt nước ở vùng biển quốc tế hôm 12/1 sau khi bị Lực lượng phòng vệ bờ biển của Nhật Bản phát hiện và theo dõi suốt 2 ngày. Một số chuyên gia quân sự cho rằng, con tàu buộc phải nổi lên mặt nước, trong khi đó một số chuyên gia cho rằng không đủ thông tin để chứng minh cho giả thuyết đó. Bộ Quốc phòng Trung Quốc đến nay chưa đưa ra bất cứ bình luận nào liên quan đến sự việc nói trên.
Theo truyền thông Nhật Bản, tàu ngầm tấn công của Trung Quốc đi vào khu vực cách đảo tranh chấp giữa hai quốc gia chưa đày 24 hải lý. Đây là lần đầu tiên một tàu ngầm Trung Quốc vào gần khu vực đảo tranh chấp như vậy. Điều này làm dấy lên đồn đoán rằng đây là một động thái có chủ ý của Trung Quốc.
Video đang HOT
Các chuyên gia đã chỉ ra điểm yếu của con tàu. Họ cho rằng, con tàu chạy không đủ êm để “qua mặt” đối phương. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, tàu chống ngầm và máy bay của họ đã phát hiện ra tàu ngầm Trung Quốc từ hôm 10/1.
Tàu ngầm tấn công hạt nhân của Trung Quốc được đưa vào biên chế kể từ năm 2006, thực hiện sứ mệnh ở Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Hai trong số các tàu ngầm, loại 093, được chế tạo vào những năm 2000 và ít nhất 2 chiếc nữa là loại 093A nâng cấp, được đưa vào biên chế năm 2016.
Phía Nhật Bản không nêu rõ con tàu bị phát hiện là tàu ngầm đời đầu của Trung Quốc hay đã được nâng cấp. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, đây là tàu ngầm đã được nâng cấp. Tàu ngầm này được cho là có hệ thống ống phóng thẳng đứng dùng cho tên lửa hành trình chống hạm YJ-18.
“Con tàu bị phát hiện vì quá ồn”, SCMP dẫn một nguồn tin quân sự giấu tên ở Bắc Kinh cho biết.
“Khi một tàu ngầm buộc phải xuất đầu lộ diện và âm thanh của nó bị phát hiện, đó sẽ là một bất lợi cực lớn”, ông Li Jie, một chuyên gia nghiên cứu tại Viện nghiên cứu hải quân ở Bắc Kinh, nhận định.
Trong khi chuyên gia quân sự tại Macao Antony Wong Dong tin rằng tàu ngầm tấn công hạt nhân của Trung Quốc mới đây bị buộc nổi lên mặt nước thì chuyên gia Li đưa ra một số giả thuyết như con tàu nổi lên để tín hiệu liên lạc rõ hơn hoặc gặp vấn đề về kỹ thuật, định vị.
Năm 2004, một tàu ngầm hạt nhân lớp Han của Trung Quốc cũng bị phát hiện khi đi qua vùng biển Nhật Bản. Tuy nhiên, con tàu này vẫn lặn dưới nước cho tới khi trở về tới vùng biển Trung Quốc bất chấp bị tàu Nhật Bản rượt đuổi.
Theo Minh Phương (Dân Trí)
Hé lộ lá chắn Nga 'chấp' tất cả tên lửa đạn đạo Mỹ
Bô Quôc phòng Nga đã công bô video vê các vụ thử hê thông phòng thủ tên lửa mới nhât A-235 Nudol. Chuyên gia quân sự Alexey Leonkov cho biêt vê những ưu thê cơ bản của hê thông này và khả năng công phá của nó.
Hệ thống phòng thủ tên lửa này chỉ mới diễn ra các cuộc thử nghiệm và các tính năng kỹ chiến thuật của nó vẫn chưa được tiết lộ, nhưng chuyên gia Alexey Leonkov tin rằng, về tầm xa và độ cao thì Nudol thực sự vượt trội so với các hệ thống tiền nhiệm A-135 Amur hiện đang được trang bị cho Quân đội Nga.
Điểm khác biệt cơ bản của Nudol so với các hệ thống Amur là ở chỗ - đây là một hệ thống cơ động với phạm vi triển khai rộng hơn rất nhiều, đồng nghĩa với việc có các khả năng lớn hơn. Nếu Amur chỉ bảo vệ được khu vực trung tâm khỏi các cuộc tấn công đường không - vũ trụ, thì hệ thống Nudol có thể hoạt động ở cả những nơi chưa được hoặc không thể xây dựng các bệ phóng.
Về bản chất, hệ thống Nudol có thể triển khai trên bất cứ hướng nào, nơi là nguồn gốc phát sinh các nguy cơ, điều này làm cho đối phương mất cơ hội để sử dụng các phương tiện tiêu diệt hàng loạt, chuyên gia Leonkov khẳng định. Được biết, hệ thống phòng thủ tên lửa mới sẽ được phóng theo 2 phương án - hoạt động ở phạm vi gần và xa.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng Riafan.ru, chuyên gia Leonkov nhấn mạnh, A-235 có thể tiêu diệt mọi loại tên lửa đạn đạo liên lục địa của Mỹ. Hơn nữa, không chỉ các hệ thống hiện có mà cả các hệ thống sẽ thiết kế trong tương lai cũng sẽ có khả năng này. Tức là Nudol sẽ trở thành một "máy bay tiêm kích" của các tên lửa đạn đạo liên lục địa Mỹ.
Theo chuyên gia Leonkov, khả năng công phá của hệ thống này được trợ giúp bởi vụ nổ hạt nhân trực tiếp, điều này có thể cắt đứt tất cả các thiết bị điện tử và tiêu diệt nhiều đầu đạn hơn.
Theo Danviet
Phát hiện tàu ngầm tấn công hạt nhân của Trung Quốc gần căn cứ Mỹ Một tàu ngầm Trung Quốc đã được phát hiện gần một căn cứ quân sự của Mỹ ở Nhật trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng ở Triều Tiên. DailyStar đưa tin, các quan chức quốc phòng Nhật Bản tiết lộ, họ đã phát hiện ra một tàu lớp Shang di chuyển qua biển Hoa Đông, gần khu vực có căn cứ...