Chuyên gia bảo mật nói gì về ứng dụng FaceApp?
Nghiên cứu của Kaspersky cho thấy 63% người dùng không đọc thỏa thuận sử dụng và 43% người dùng thoải mái cấp quyền truy cập cho ứng dụng khi cài đặt.
AUDIO BÀI VIẾT
Theo thống kê của Sensor Tower, chỉ tính riêng từ ngày 10-7-2019 đến nay FaceApp đã có hơn 13 triệu lượt tải về. Về cơ bản, ứng dụng sẽ sử dụng trí thông minh nhân tạo để xử lý hình ảnh, biến khuôn mặt của bạn từ già thành trẻ, trai thành gái và ngược lại.
Khi FaceApp bỗng nhiên nổi tiếng bất thường, chính quyền đã bắt đầu có những lo ngại liên quan đến quyền riêng tư. Theo trang CNN, Thượng nghị sĩ Chuck Schumer (Mỹ) đã gửi một bức thư đến Cục Điều tra Liên bang ( FBI) và Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) để bày tỏ lo ngại về việc chính phủ Nga có khả năng truy cập dữ liệu của người dùng được tải lên.
Ông Yeo Siang Tiong, Tổng giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á cho biết: “Việc một ứng dụng được bàn tán nhiều trên mạng xã hội và trở thành hiện tượng là khá phổ biến. Đặc biệt là ở thời đại mà người dùng dễ bị cuốn hút bởi một xu hướng có tính giải trí”.
Trạng thái FOMO hoặc Fear of Missing Out (lo sợ bị bỏ lỡ) có thể làm xao lãng những thói quen bảo mật cơ bản, ví dụ như không đọc kỹ thông tin và cấp quyền cho ứng dụng. Nghiên cứu của Kaspersky cho thấy 63% người dùng không đọc thỏa thuận sử dụng và 43% người dùng thoải mái cấp quyền truy cập cho ứng dụng khi cài đặt.
Về cơ bản, việc cấp quyền lung tung có thể khiến bạn bị thu thập danh bạ, hình ảnh, tin nhắn riêng tư… và các đơn vị sản xuất ứng dụng có thể bán lại cho các bên thứ ba hoặc sử dụng vào những mục đích sai trái.
Để hạn chế tình trạng trên, bạn nên thực hiện một số điều sau đây:
Video đang HOT
- Chỉ tải xuống ứng dụng từ những nguồn đáng tin cậy, đọc đánh giá và xếp hạng của ứng dụng trước khi tải về
- Xem xét và lựa chọn kỹ những ứng dụng trước khi cài đặt lên thiết bị
- Đọc kỹ thỏa thuận sử dụng trước khi cấp quyền truy cập
- Tránh việc nhấp chuột theo quán tính với các yêu cầu khi cài đặt ứng dụng
- Cài đặt thêm các giải pháp bảo mật trên thiết bị
Bên cạnh đó, các chuyên gia Kaspersky cũng phát hiện ứng dụng FaceApp giả mạo, được sử dụng để chèn mã độc vào điện thoại của người dùng. Cụ thể, khi xâm nhập thành công, chúng sẽ bắt đầu hiển thị quảng cáo trên điện thoại.
Giả mạo các ứng dụng phổ biến là một trong những chiêu trò thường được tin tặc sử dụng để tấn công người dùng, trước đây tình trạng này cũng từng xảy ra với các ứng dụng như Pokemon GO…
Theo kỷ nguyên số
FaceApp bị cảnh báo toàn cầu, dân mạng VN ung dung khoe ảnh
Đã có nhiều cá nhân, tổ chức nước ngoài cảnh báo về nguy cơ khi sử dụng FaceApp, nhưng nhiều người dùng Việt Nam vẫn vô tư cho rằng 'dữ liệu của tôi không có gì quan trọng'.
Ra mắt được 2 năm nhưng đến nay FaceApp - ứng dụng có tính năng chỉnh sửa khuôn mặt của người dùng trở nên già hơn hoặc trẻ lại - mới gây sốt cho cộng đồng mạng toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Tuy vậy, đã có nhiều cá nhân và tổ chức nước ngoài cảnh báo về khả năng bảo mật của ứng dụng này.
Thậm chí, Thượng nghị sĩ Mỹ Chuck Schumer còn yêu cầu nhà chức trách Mỹ điều tra ứng dụng FaceApp. Ông cho rằng phần mềm này có thể ảnh hưởng đến quyền riêng tư và an ninh quốc gia.
Theo CNN, hàng loạt nghị sĩ Đảng Dân chủ Mỹ cảnh báo ứng dụng FaceApp có thể ảnh hưởng đến chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ vào năm 2020.
Sử dụng công nghệ nhận diện gương mặt bằng trí tuệ nhân tạo, FaceApp gây sốt.
Dù những lo ngại an ninh trên đúng hay sai, người dùng FaceApp Việt Nam dường như không mảy may lo ngại về ứng dụng này. Khi được hỏi những người đã sử dụng FaceApp, câu trả lời nhận được là "dữ liệu của tôi không có gì quan trọng".
"Dữ liệu của tôi cũng không có gì quan trọng cả. Ứng dụng này cũng chỉ đòi quyền truy cập hình ảnh như bao ứng dụng khác thôi", Xuân Thanh, bác sĩ công tác tại trung tâm y tế quận 1, TP.HCM cho biết.
Một số người dùng lại cho rằng những lo ngại an ninh này chỉ đến từ phía Mỹ trước thềm bầu cử 2020.
"Tôi có đọc qua những rủi ro về ứng dụng này nhưng vẫn dùng vì tôi không có gì phải lo cả. Tôi nghĩ, thực chất đây chỉ là cách Mỹ làm quá lên thôi. Các hãng công nghệ của họ cũng nghe lén hàng ngày mà. Nhất là Facebook", Hoàng Tuấn Vũ, nhân viên văn phòng tại quận 1 TP.HCM cho rằng tất cả chỉ là phóng đại từ phía Mỹ.
Ngày 18/7, trang Wired đăng tải bài viết với tiêu đề "Bạn sợ ứng dụng này cho đến khi biết đến Facebook". Theo Wired, FaceApp, sử dụng những quyền tương tự với Meitu. Ứng dụng này không đòi các quyền như GPS hay các thông tin trên SIM như Facebook.
Ứng dụng FaceApp bị nhiều thượng nghị sĩ Mỹ yêu cầu điều tra vì lo ngại rủi ro an ninh quốc gia.
FaceApp sử dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo đặc biệt được phát triển bởi một đội ngũ ở Nga. Nó cho phép ứng dụng có thể nhận diện hình ảnh, từ đó đưa ra các dự đoán về sự thay đổi của khuôn mặt theo thời gian.
Trong một bài đăng trên Twitter, nhà phát triển Joshua Nozzi cho biết ứng dụng FaceApp đã cố gắng tải các hình ảnh trong bộ sưu tập dù anh chưa chọn bất cứ bức hình nào.
Bên cạnh đó, FaceApp yêu cầu người dùng tải các bức hình lên đám mây để xử lý thay vì thực hiện chúng ngay trên smartphone. Tuy nhiên, hãng không hề cảnh báo về điều này cho người dùng. Điều đó cũng khiến không ít các chuyên gia bảo mật tỏ ra nghi ngại bởi thông tin của người dùng có thể bị chia sẻ ngoài ý muốn.
"Rủi ro an ninh nếu có thật thì rất khó đo lường. Nếu chỉ dùng quyền truy cập hình ảnh, nó chỉ có thể sử dụng cho việc nhận diện gương mặt, xây dựng hồ sơ điều tra lý lịch. Các lo ngại về an ninh quốc phòng theo tôi chỉ là lo lắng thái quá", Nguyễn Trí Đức, chuyên gia bảo mật từ Mỹ cho biết.
Cũng theo ông Đức, chuyện ứng dụng gửi dữ liệu về máy chủ khá phổ biến chứ không phải bất thường. "Tuy vậy, dù những nghi ngại này là thật hay giả, người dùng cũng cần có ý thức trước những rủi ro về dữ liệu cá nhân", ông Đức nói thêm.
Đáp lại các cáo buộc này, nhà phát hành ứng dụng cho biết họ cam kết xóa toàn bộ dữ liệu sau 48h. Đồng thời người dùng có thể xóa dữ liệu thủ công bất cứ lúc nào.
Theo zing
Phát hiện lỗ hổng nghiêm trọng trong VLC Media Player Văn phòng bảo mật thông tin Liên bang Đức CERT-Bund - tổ chức chuyên phát hiện và đối phó những trường hợp khẩn cấp về an ninh mạng quốc gia - vừa phát cảnh báo về lỗ hổng đặc biệt nghiêm trọng trong ứng dụng VLC Media Player. Cụ thể, lỗ hổng bảo mật có mã hiệu CVE-2019-13615, được phân loại ở mức...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hàng chục ngàn người đăng ký tham gia học kỹ năng an ninh mạng miễn phí

Apple sẽ đưa tìm kiếm AI của ChatGPT và Perplexity lên Safari, Google có nguy cơ mất thế độc tôn

iPhone 18 Pro Max sẽ có Face ID dưới màn hình

Google 'đá xoáy' thiết kế thanh camera của dòng iPhone 17

5 điều nhà sản xuất smartphone không nói cho người mua

Gmail sắp có thay đổi lớn về chuẩn bảo mật

Lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng nhất trên thiết bị Galaxy sắp được sửa?

Tự chỉnh video, kể chuyện bằng... chip não Neuralink

Google phát triển trợ lý AI Gemini phiên bản cho trẻ em

Liệu Apple Watch có ảnh hưởng đến thời lượng pin của iPhone

One UI 7 đang khiến nhiều thiết bị Galaxy hao pin nghiêm trọng

Samsung sẽ đưa chip Exynos lên dòng Galaxy S26?
Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Israel công bố thông tin về các con tin tại Gaza
Thế giới
15:05:41 08/05/2025
Nỗi sợ của diễn viên Hoàng Xuân U50 lừng lẫy một thời
Sao việt
15:03:53 08/05/2025
Con gái Triệu Vy bị tung 1 lượt 10 clip, diện mạo khó tin, mẹ xấu hổ vì điều này
Sao châu á
14:52:38 08/05/2025
Tùng Dương: 'Ở tuổi hơn 40 tôi không đặt nặng phải liên tục có bản hit'
Nhạc việt
14:48:59 08/05/2025
Những hình ảnh công khai chấn động của cặp đôi "hot" nhất Hollywood
Sao âu mỹ
14:46:07 08/05/2025
Vợ chồng bỏ việc lương cao về phố núi, biến nhà gỗ 50 năm thành chốn đẹp như mơ
Netizen
14:44:06 08/05/2025
Triệu Lệ Dĩnh có thể tiếp tục hợp tác Trương Nghệ Mưu
Hậu trường phim
14:41:48 08/05/2025
Galaxy A 'lên đời' mạnh mẽ khi 'hồn' Galaxy S25 nhập vào điện thoại giá rẻ
Đồ 2-tek
14:37:49 08/05/2025
Doãn Hải My tăng 7kg so với thời thi hoa hậu, vóc dáng thay đổ rõ rệt nhưng vẫn khiến Văn Hậu say đắm
Sao thể thao
14:32:09 08/05/2025
21 thói quen bị con gái gọi là "lạc hậu", nhưng giúp tôi tiết kiệm hàng triệu mỗi tháng
Sáng tạo
14:29:24 08/05/2025