Chuyên gia bảo mật lo lắng khi Donald Trump từ chối ‘lên đời’ smartphone
Theo các chuyên gia bảo mật, điện thoại của ông Donald Trump hiện chưa an toàn và có thể bị tin tặc tấn công bất cứ lúc nào. Nhưng tổng thống đắc cử của Mỹ vẫn từ chối nâng cấp.
Dựa vào các hoạt động truyền thông và cộng sự, tổng thống đắc cử Donald Trump có thể đang sử dụng smartphone Android. Tuy nhiên, điện thoại dùng hệ điều hành của Google bị cho còn nhiều lỗ hổng bảo mật, vốn không phù hợp để trang bị cho những chính khách.
Mẫu ốp lưng bằng vàng có giá 2.437 bảng Anh bao bọc lấy chiếc smartphone Android của tổng thống đắc cử Donald Trump . Ảnh: Telegraph
Cũng vì lý do này, trong quá khứ, Cục An ninh Trung ương Mỹ từng đề nghị thay thế điện thoại của ông Barrack Obama bằng một thiết bị khác an toàn hơn.
Khi đó, ông Obama phải đổi chiếc BlackBerry đang sử dụng bằng “Sectera Edge”, chiếc điện thoại siêu bảo mật được chế tạo bởi NSA. Sản phẩm dựa theo thiết kế của Samsung Galaxy S4, có nhận diện sinh trắc học, không camera và chỉ tải được một số ứng dụng quy định bởi Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.
Video đang HOT
Điện thoại Sectera Edge. Ảnh: PC World
Khác với Obama, Donald Trump không muốn thay thế chiếc điện thoại đang sở hữu khi bước chân vào Nhà Trắng. Ông lo sợ sẽ không thể giải quyết công việc một cách hiệu quả nếu thiếu mẫu di động quen thuộc.
Ở tuổi 70, Trump không hứng thú lắm với các thiết bị thông minh. Ông còn không biết cách sử dụng máy vi tính. Bất chấp lời khuyên từ Tổng thống Obama và các chuyên viên Nhà Trắng, tổng thống đắc cử vẫn giữ nguyên ý định của mình.
Theo cảnh báo từ các chuyên gia bảo mật, những cuộc tấn công nhắm vào ông Trump sau khi nhậm chức tổng thống sẽ liên tục gia tăng bởi các băng đảng tội phạm công nghệ cao.
Các tin tặc này có thể bí mật cài đặt phần mềm độc hại vào điện thoại của các chính khách và dễ dàng điều khiển các tính năng như: Bật/tắt camera, micro theo ý muốn, theo dõi địa điểm hiện thời, đánh cắp toàn bộ thông tin cá nhân cùng email.
(Theo Zing News)
Mỹ: Hệ thống đường sắt rối loạn vì haker tống tiền
Những người sử dụng dịch vụ của Đường sắt San Francisco (MUNI), Mỹ đã có trải nghiệm kinh ngạc hồi cuối tuần qua, sau khi mạng máy tính của hệ thống giao thông công cộng này bị hacker tấn công và đòi tiền chuộc.
Theo tờ San Francisco Examiner, hệ thống máy tính của MUNI bị hacker "hỏi thăm" chiều 25/11. Kết quả là, những người sử dụng dịch vụ của MUNI bất ngờ nhìn thấy thông báo "Dừng hoạt động" hoặc "Xe điện ngầm miễn phí" trên các máy bán vé vào cuối ngày 25 và 26/11.
Mỹ: Hệ thống đường sắt rối loạn vì haker tống tiền
Ban quản lý MUNI phát hiện vụ tấn công của hacker ngay khi sự cố xảy ra. Màn hình máy tính tại mọi nhà ga của MUNI đều hiển thị thông điệp: "Các người đã bị tấn công, mọi dữ liệu đã bị mã hóa. Hãy liên lạc để lấy khóa mở (cryptom27@yandex.com)ID:681 ,Enter".
Trả lời phỏng vấn báo chí, phát ngôn viên của MUNI cho biết, cơ quan này "đang tích cực giải quyết tình hình", nhưng từ chối tiết lộ thêm thông tin về sự việc.
Liên lạc qua thư điện tử, hacker xác nhận đang tìm cách đạt một thỏa thuận với MUNI nhằm khắc phục hậu quả do sự cố gây ra. "Chúng tôi không quan tâm đến phỏng vấn và các thông tin tuyên truyền! Phần mềm của chúng tôi vận hành hoàn toàn độc lập và chúng tôi không nhắm tấn công vào bất kỳ đâu. Hệ thống mạng của Cơ quan quản lý giao thông San Francisco (SFMTA) rất mở và 2.000 máy chủ/máy tính cá nhân đã bị nhiễm phần mềm! Vì vậy, chúng tôi đang chờ liên lạc với bất kỳ người chịu trách nhiệm nào ở SFMTA. Nhưng tôi nghĩ họ không muốn thỏa thuận. Vì vậy, chúng tôi sẽ đóng email này vào ngày mai", trích tuyên bố của hacker.
Hồi tháng 9, công ty an ninh mạng Morphus Labs từng quy cho một hacker cùng tên là thủ phạm phát tán một phần mềm gián điệp tống tiền (ransomware) có tên gọi là Mamba. Trong đó, ransomware là một phần mềm độc hại, xâm nhập vào máy tính người dùng thông qua các dữ liệu đính kèm từ email, phần mềm tải từ Internet hay chỉ đơn giản là từ các website mà người dùng đã duyệt qua. Sau khi xâm nhập vào máy tính, ransomware sử dụng một hệ thống mật mã để mã hóa dữ liệu thuộc về một cá nhân và đòi nạn nhân trả tiền chuộc mới khôi phục lại. Mamba được phát hiện cũng sử dụng các thủ thuật tấn công tương tự như những gì được áp dụng chống MUNI.
Đây không phải là lần đầu tiên một tổ chức ở California phải đối mặt với vấn đề như vậy. Hồi đầu năm nay, các hacker từng chiếm quyền kiểm soát các tệp dữ liệu của Trung tâm Y tế Giáo hội trưởng lão Hollywood và đòi 3,6 triệu tiền chuộc.
(Theo Vietnamnet)
Hải quân Mỹ bị tin tặc thâm nhập dữ liệu cá nhân của hơn 130.000 lính thủy Hải quân Mỹ vừa cho biết các tin tặc đã thâm nhập được các thông tin nhạy cảm, trong đó có các số an ninh xã hội của 134.386 thủy thủ đã và đang trong Hải quân Mỹ. Hải quân Mỹ bị tin tặc thâm nhập dữ liệu cá nhân của hơn 130.000 lính thủy Hải quân Mỹ cho biết một máy tính...