Chuyên gia Australia: Các xếp hạng quốc tế phản ánh ấn tượng về tiến bộ kinh tế, xã hội của Việt Nam
Trong cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Australia, đánh giá về tình hình phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam năm 2024, Giáo sư danh dự Hal Hill của Trường Chính sách công Crawford, thuộc Đại học Quốc gia Australia (ANU), cho rằng đà phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam vẫn được duy trì và đã được công nhận trong Triển vọng Phát triển châu Á mới nhất của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Nhiều dự án đầu tư FDI áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, công nghệ sạch, ít ảnh hưởng đến sinh thái đã được đầu tư mới tại tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN
Đây là một trong các ví dụ về các xếp hạng quốc tế cho thấy tiến bộ về kinh tế, xã hội của Việt Nam là rất ấn tượng.
Theo nhận định của Giáo sư Hal Hill, Việt Nam sẽ sớm trở thành “nền kinh tế thu nhập trung bình cao” – điều mà hẳn không ai có thể tưởng tượng được vào cuối thế kỷ XX.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông cho rằng Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức phát triển. Môi trường kinh tế – an ninh toàn cầu hiện rất bất ổn và không chắc chắn, đặc biệt là mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất toàn cầu là Trung Quốc và Mỹ.
Hơn nữa, các nền kinh tế thu nhập trung bình cao đòi hỏi phải tiến hành các cải cách chính sách lớn, đặc biệt là quản trị chất lượng cao hơn, các thể chế mạnh hơn và độc lập hơn (bao gồm cả ngành tư pháp) và sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp, bất kể hình thức sở hữu. Giáo sư Hal Hill cho rằng “giai đoạn dễ dàng” của công nghiệp hóa hướng đến xuất khẩu đã kết thúc, tiền lương đang tăng, cơ cấu kinh tế nhị nguyên (nền kinh tế chỉ có khu vực công nghiệp và khu vực truyền thống) sẽ cần được sửa đổi.
Về lĩnh vực đối ngoại, Giáo sư Hal Hill cho rằng Việt Nam cần đa dạng hóa các mối quan hệ đối tác kinh tế và chiến lược, đặc biệt là trong thời đại bất ổn toàn cầu. Do đó, trong năm 2024, việc Việt Nam nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện với Australia (tháng 3/2024), Pháp (tháng 10/2024) và Malaysia (tháng 11/2024) là rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng các thỏa thuận nâng cấp này không nên chỉ là những “tờ giấy”, mà cần phải được biến thành hành động, đặc biệt là thúc đẩy quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.
Theo nhận định của Giáo sư Hal Hill, Australia và Việt Nam có mối quan hệ làm việc chặt chẽ và có khả năng phát triển nhanh chóng, đặc biệt cộng đồng người Việt tại Australia đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ song phương. Tuy nhiên, đầu tư của Australia ra nước ngoài vẫn chủ yếu dành cho các đối tác kinh doanh truyền thống, đặc biệt là Mỹ và Anh, mà bỏ lỡ sự năng động rõ rệt ở Đông Nam Á.
Trong khi đó, ông Layton Pike – thành viên Ban Cố vấn của Viện Chính sách Australia – Việt Nam – cho rằng việc cân bằng các mối quan hệ trong khu vực và trên toàn cầu là một đặc điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Năm 2024, Việt Nam và Australia đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện. Ông đánh giá sau quá trình chuyển giao lãnh đạo năm 2024, chắc chắn Việt Nam sẽ tiếp tục điều hướng hiệu quả trong bối cảnh địa chính trị ngày càng phức tạp trong những năm tới.
Trung Quốc và Australia thúc đẩy cải thiện quan hệ thương mại song phương
Quan hệ giữa Australia và Trung Quốc tiếp tục được cải thiện sau giai đoạn khủng hoảng do Melbourne kêu gọi điều tra độc lập về đại dịch COVID-19 dẫn đến hàng loạt rào cản thương mại được áp dụng từ phía Bắc Kinh.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường ở thủ đô Canberra, Australia, ngày 17/6/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 12/12, Bộ Thương mại Trung Quốc xác nhận đang tiến hành đàm phán kỹ thuật với Australia nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến kiểm dịch và kiểm tra kỹ thuật đối với tôm hùm. Đây là bước đi quan trọng hướng tới việc loại bỏ lệnh nhập khẩu kéo dài 4 năm qua.
Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Hà Á Đông (He Yadong) cho biết, Trung Quốc hy vọng hai bên sẽ đạt được các giải pháp hợp lý trong việc xuất khẩu tôm hùm của Australia sang Trung Quốc.
Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh Thủ tướng Australia Anthony Albanese và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã gặp nhau tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ở Viêng Chăn, Lào. Thủ tướng Albanese đã khẳng định hai bên đã thống nhất khôi phục hoàn toàn thương mại tôm hùm, dự kiến hoàn thành trước cuối năm nay. Ông Albanese cũng nhấn mạnh, việc nối lại thương mại vào dịp Tết Nguyên đán không chỉ mang lại lợi ích đáng kể cho ngành tôm hùm của Australia mà còn góp phần thúc đẩy sự ổn định và phát triển trong quan hệ song phương giữa hai quốc gia .
Lệnh cấm nhập khẩu tôm hùm và nhiều mặt hàng khác như than đá, rượu vang, lúa mạch và thịt bò được Trung Quốc áp đặt từ năm 2020, đã gây tổn thất nặng nề cho các đơn vị xuất khẩu của Australia. Với kim xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc từng đạt 700 triệu đô la Australia vào năm 2019, đã giảm mạnh sau khi lệnh cấm có hiệu lực.
Động thái này đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc cải thiện quan hệ thương mại giữa hai nước sau giai đoạn căng thẳng kéo dài chính trị. Quan hệ ngoại giao giữa Australia và Trung Quốc từng rơi vào khủng hoảng khi Australia kêu gọi điều tra độc lập về đại dịch COVID-19 dẫn đến hàng loạt rào cản thương mại được áp dụng từ phía Bắc Kinh.
Việc khôi phục thương mại tôm hùm không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn củng cố niềm tin, tạo nền tảng cho hợp tác song phương tin cậy, chặt chẽ hơn giữa Australia và Trung Quốc trong tương lai.
Bất ngờ về số loài động vật không xương sống bị tuyệt chủng ở Australia Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, một nghiên cứu mới do các nhà khoa học Australia thực hiện ước tính rằng hơn 9.000 loài côn trùng và động vật không xương sống bản địa Australia đã tuyệt chủng kể từ khi người châu Âu đến định cư tại đây vào năm 1788. Ước tính cứ mỗi tuần lại có thêm 1 - 3...