Chuyên gia: APEC giúp nhìn nhận “trật tự thế giới mới”
Chuyên gia Anwita Basu nhận định các cuộc gặp cấp cao giữa lãnh đạo của các quốc gia ở khu vực ven Thái Bình Dương trong tháng này sẽ mang đến góc nhìn về một “trật tự thế giới mới” hiện nay.
Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC chụp ảnh lưu niệm tại hội nghị cấp cao APEC 2016 ở Peru (Ảnh: Apec.org)
Kênh truyền hình ABS-CBN của Philippines ngày 7/11 đưa tin Việt Nam sẽ đăng cai hội nghị cấp cao của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) trong tuần này. Sau đó, hội nghị thượng đỉnh của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ diễn ra tại Philippines.
“Đã có một trật tự toàn cầu mới. Các cuộc họp của APEC và ASEAN sẽ góp phần định hình xem trật tự đó là gì vì các nhà lãnh đạo thế giới chủ chốt sẽ cùng quy tụ về một nơi”, nhà phân tích Anwitsa Basu thuộc tổ chức Economist Intelligence Unit (EIU) – cơ quan nghiên cứu và phân tích kinh tế toàn cầu thuộc tạp chí The Economist, cho biết.
Theo chuyên gia Basu, các thị trường trên thế giới sẽ theo dõi chặt chẽ cách các nhà lãnh đạo truyền tải thông điệp của họ qua các cuộc họp như APEC hay ASEAN, đặc biệt là Tổng thống Mỹ Donald Trump khi ông thực hiện chuyến công du đầu tiên tới khu vực châu Á.
Liên quan tới hội nghị cấp cao APEC, trang tin Nation của Thái Lan cho biết Thủ tướng Prayut Chan-o-cha sẽ đại diện cho quốc gia này tham dự hội nghị APEC tại Việt Nam và đóng góp chủ yếu của Thái Lan là hối thúc các thành viên APEC cùng tạo ra động lực mới để thúc đẩy kinh tế khu vực và toàn cầu.
Theo Nation, trọng tâm của hội nghị APEC sẽ tập trung vào chủ đề phát triển bền vững nguồn nhân lực, thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ, an ninh lương thực và tăng cường sự ổn định trong quá trình phát triển của các nước thành viên APEC.
Bên cạnh các tuyên bố về hợp tác thương mại giữa các quốc gia, các nhà lãnh đạo APEC được cho là sẽ thảo luận về việc thiết lập các khu vực thương mại tự do (FTA) giữa các nước thành viên APEC. Tuy nhiên, các cuộc thảo luận về việc thành lập FTA sẽ được tiến hành trên cơ sở tự nguyện và không yêu cầu cam kết bắt buộc.
Tại hội nghị APEC năm nay, các nền kinh tế lớn như Mỹ, Canada, Nam Mỹ, châu Á và Đông Nam Á dự kiến sẽ cùng xác định tầm nhìn để hướng tới việc thúc đẩy chính sách. Các nền kinh tế này sẽ xây dựng mục tiêu chung để đối phó với các thách thức toàn cầu trong việc duy trì sự ổn định và chuyển đổi sang thời đại công nghệ số.
Với chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”, Tuần lễ cấp cao APEC diễn ra từ ngày 6 – 11/11/2017 tại Việt Nam với 8 sự kiện chính và nhiều hoạt động bên lề. Lãnh đạo của 21 nền kinh tế thành viên APEC cùng 10.000 đại biểu khu vực và quốc tế sẽ tham dự với các bài phát biểu quan trọng, trong đó có Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng Bí thư – Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Vladimir Putin…
Thành Đạt
Video đang HOT
Theo Dantri
Các sự kiện nổi bật trong năm APEC 2017 của chủ nhà Việt Nam
Với tư cách là nước chủ nhà của APEC 2017, từ cuối năm 2016, Việt Nam đã tổ chức chuỗi các sự kiện trong khuôn khổ Năm APEC 2017 với sự tham gia của nhiều quan chức, đại biểu, học giả, doanh nghiệp và tổ chức quốc tế trước khi bắt đầu Tuần lễ cấp cao APEC tại thành phố Đà Nẵng.
Hội nghị không chính thức các quan chức cấp cao APEC (ISOM) và các hoạt động liên quan đã khai mạc vào ngày 8/12/2016 tại Hà Nội. Đây là một trong những hoạt động đầu tiên nằm trong chuỗi các sự kiện Năm APEC 2017 do Việt Nam đăng cai.
Trong vai trò nước chủ nhà, Việt Nam đã tổ chức Đối thoại APEC với doanh nghiệp về Năm APEC 2017 vào ngày 8/12/2016 với chủ đề "Tạo động lực mới thúc đẩy tăng trưởng và liên kết APEC".
Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cấp cao APEC (SOM1) và một loạt cuộc họp liên quan đã diễn ra từ ngày 18/2-3/3 tại Nha Trang, Khánh Hòa. Đây là hoạt động khởi động cho Năm APEC Việt Nam 2017, chuẩn bị cho Tuần lễ cấp cao APEC tổ chức vào tháng 11.
Trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ nhất quan chức cấp cao APEC (SOM 1) và các cuộc họp liên quan, cuộc họp của Nhóm Cơ chế Đối tác chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới APEC (PPSTI-9) đã diễn ra từ ngày 18-20/2 tại thành phố Nha Trang.
Cuộc họp lần thứ 44 Nhóm Chuyên gia APEC về Sở hữu trí tuệ (IPEG 44) đã diễn ra trong 2 ngày 18 và 19/2 tại Nha Trang. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp APEC (SOM1) và các cuộc họp liên quan, quy tụ các đại biểu từ 21 nền kinh tế thành viên.
Chuỗi sự kiện Năm APEC 2017 do Việt Nam làm chủ nhà bao gồm rất nhiều cuộc họp và hội thảo, trong đó có cuộc họp của Nhóm công tác về ứng phó với tình trạng khẩn cấp (EPWG) tổ chức tại Nha Trang hồi tháng 2.
Sau Hội nghị lần 1, Hội nghị lần 2 các quan chức cấp cao APEC (SOM 2) và các cuộc họp liên quan đã diễn ra từ ngày 9-18/5 tại thủ đô Hà Nội.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị các bộ trưởng phụ trách thương mại lần thứ 23 (MRT23) diễn ra tại Hà Nội từ ngày 20-21/5.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang dự và phát biểu ý kiến tại Đối thoại nhiều bên về APEC hướng tới năm 2020 và tương lai tại Hà Nội vào ngày 16/5.
Cuộc họp về Nhóm Công tác Chống Khủng bố (CTWG) diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh trong 2 ngày 18-19/8 với nhiều đại biểu tham gia.
Quang cảnh Đối thoại APEC về chống tham nhũng và buôn lậu của Nhóm công tác về chống tham nhũng và minh bạch hóa (ACTWG) tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 19-20/8.
Triển lãm APEC về sản phẩm lương thực và công nghệ mới trong nông nghiệp thu hút nhiều đơn vị tham gia.
Hội nghị lần 3 các quan chức cấp cao APEC (SOM 3) và các cuộc họp liên quan tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 18-30/8.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh cùng các đại biểu về dự Hội nghị Bộ trưởng Doanh nghiệp Nhỏ và vừa APEC tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 15/9.
Hội nghị đối tác chính sách phụ nữ và kinh tế APEC lần thứ 2 (PPWE 2) tại Huế từ ngày 26-27/9.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh cùng các đại biểu về dự Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017 tại Hội An từ ngày 19-21/10.
Hội nghị tổng kết của các quan chức cấp cao APEC (CSOM) được tổ chức tại Đà Nẵng ngày 6/11 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Đây là sự kiện mở màn cho Tuần lễ cấp cao APEC do Việt Nam đăng cai.
Thành Đạt
Ảnh: Apec2017.vn
Trọng tâm APEC dưới góc nhìn của chuyên gia Các chuyên gia đã nhận định về khả năng liên kết giữa 21 nền kinh tế APEC để xây dựng một khu vực mở cửa, tự do về kinh tế và thương mại trong bối cảnh xu thế bảo hộ địa phương cũng như phản đối toàn cầu hóa đang ngày càng lan rộng. Một phiên họp của đại diện 21 nền kinh...