Chuyên gia Anh, Na Uy khẳng định nCoV từ phòng thí nghiệm Vũ Hán
Hai chuyên gia Anh và Na Uy khẳng định các nhà khoa học Viện Virus học Vũ Hán tạo ra nCoV, sau đó tìm cách che đậy dấu vết.
Nghiên cứu của chuyên gia về ung thư người Anh, giáo sư Angus Dalgleish, và nhà khoa học Na Uy, tiến sĩ Birger Srensen, sắp được công bố trên tạp chí Quarterly Review of Biophysics Discovery sẽ thách thức thuyết phổ biến hiện nay rằng nCoV có nguồn gốc tự nhiên, lây truyền từ dơi sang người tại một chợ động vật tươi sống ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Tạp chí Quarterly Review of Biophysics Discovery do Đại học Cambridge của Anh xuất bản từ tháng 2/2020, chuyên về những khám phá lý sinh học với trọng tâm là các hiện tượng sinh học có thể được mô tả, phân tích từ góc độ phân tử.
Giáo sư Dalgleish chuyên về ung thư tại Đại học St George ở London, người đã nghiên cứu “vacicne HIV” mang tính đột phá, và tiến sĩ Srensen là nhà virus học kiêm chủ tịch công ty dược phẩm Immunor, đã phát triển một ứng viên vaccine Covid-19 tên là Biovacc-19.
Nhà khoa học Na Uy, tiến sĩ Birger Srensen (trái), và giáo sư người Anh Angus Dalgleish. Ảnh: Minervanett/Metro .
Họ khẳng định khi phân tích các mẫu Covid-19 để phát triển vaccine năm ngoái, họ nhận thấy “dấu vết khác thường” chỉ có thể do thao tác trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, nỗ lực công bố phát hiện này khi đó bị các tạp chí khoa học lớn từ chối.
Video đang HOT
Sau khi nghiên cứu sâu hơn, giáo sư Dalgleish và tiến sĩ Srensen đưa ra báo cáo dài 22 trang và kết luận “SARS-Coronavirus-2 không hẳn có nguồn gốc tự nhiên” và virus này được tạo ra trong một phòng thí nghiệm là “nghi ngờ chính đáng”.
Sau khi xem xét các thí nghiệm được tiến hành tại phòng thí nghiệm Vũ Hán từ năm 2002 đến 2019, họ phát hiện bằng chứng các nhà khoa học Vũ Hán đã lấy thành phần virus corona trong tự nhiên được tìm thấy ở loài dơi hang động và ghép, tạo thành Covid-19.
Một manh mối quan trọng là dãy 4 axit amin tích điện dương ở SARS-Cov-2. Các nhà khoa học cho biết rất hiếm khi tìm thấy dãy ba axit amin trong tự nhiên vì chúng có xu hướng đẩy nhau, giống như nam châm, vì vậy “cực kỳ khó” để tìm thấy dãy 4 trong sinh vật tự nhiên.
“Theo các định luật vật lý, không thể có 4 axit amin tích điện dương liên tiếp. Cách duy nhất bạn có được điều này là sản xuất nhân tạo”, giáo sư Dalgleish nói.
Các chuyên gia làm việc tại Viện Virus học Vũ Hán ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: AFP .
Phát hiện trên khiến hai chuyên gia kết luận “khả năng Covid-19 là kết quả của quá trình tự nhiên là rất nhỏ”. “Nếu đại dịch do virus tự nhiên gây ra, nó sẽ biến đổi dần và trở nên dễ lây lan hơn, nhưng ít gây bệnh hơn. Đó là điều nhiều người dự đoán ở đại dịch Covid-19, nhưng dường như đã không xảy ra”, họ cho hay.
Nghiên cứu cũng tuyên bố sau khi đại dịch bùng phát, các nhà khoa học Vũ Hán đã cố che dấu vết để làm virus trông có vẻ đã tiến hóa tự nhiên. Họ cũng tuyên bố đã có “sự cố ý phá hủy, che giấu hoặc làm hỏng dữ liệu” trong các phòng thí nghiệm của Trung Quốc và “các nhà khoa học Trung Quốc muốn chia sẻ kiến thức đã không thể công bố thông tin hoặc đã biến mất”.
Tiến sĩ Srensen tin rằng virus đã thoát khỏi các khu vực có cấp độ an toàn sinh học thấp hơn trong Viện Virus học Vũ Hán. “Chúng tôi từng thấy những rò rỉ trong phòng thí nghiệm và chúng tôi biết điều đó đang xảy ra”, ông nói.
Gunnveig Grdeland, nhà nghiên cứu vaccine tại Đại học Oslo, Na Uy là một trong những nhà khoa học không đồng tình với nghiên cứu của Dalgleish và Srensen. Khi nghiên cứu xuất hiện lần đầu vào tháng 6/2020, bà giải thích cái gọi là “chuỗi được chèn vào” để tạo nên virus gây Covid-19 có thể gây ra căn bệnh nghiêm trọng hơn, nhưng không bất thường về bản chất, vì có thể được tìm thấy ở một số loại virus gây cúm, HIV và một số virus corona ở người (MERS, OC43, HKU1).
Thuyết virus lọt từ phòng thí nghiệm ban đầu không được chú trọng nhưng ngày càng được quan tâm. Phát biểu đầu tháng này, tiến sĩ Anthony Fauci, cố vấn hàng đầu về Covid-19 của chính phủ Mỹ, nói rằng nếu muốn chứng minh virus không xuất phát từ Viện Virus học Vũ Hán thì có rất nhiều việc phải làm và ông không bị thuyết phục bởi việc virus này phát triển tự nhiên.
“Tôi nghĩ chúng ta nên tiếp tục điều tra những gì đã xảy ra ở Trung Quốc cho đến khi chúng ta tiếp tục tìm hiểu hết khả năng về những gì đã xảy ra”, ông nói. “Những người điều tra nói rằng virus có thể xuất hiện từ một ổ động vật, sau đó lây nhiễm cho các cá thể, nhưng nó có thể là một cái gì đó khác, và chúng tôi cần tìm ra. Đó là lý do tôi hoàn toàn ủng hộ bất kỳ cuộc điều tra nào về nguồn gốc virus”.
Trung Quốc nhiều lần kiên quyết bác bỏ giả thuyết nCoV rò rỉ từ phòng thí nghiệm. “Các chiến dịch bôi nhọ và đổ lỗi đang trở lại”, đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc tuần này cho hay.
Hội đồng Bắc Cực cam kết chống lại sự ấm lên toàn cầu
Các nước Bắc Cực cam kết chống lại sự ấm lên của Trái Đất và bảo vệ hòa bình trong khu vực trong bối cảnh tầm quan trọng về địa, chính trị ở khu vực này ngày một gia tăng. Cam kết trên được đưa ra ngày 20/5 tại hội nghị cấp bộ trưởng các nước thành viên Hội đồng Bắc Cực (gồm Iceland, Nga, Mỹ, Đan Mạch, Canada, Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan) đang diễn ra ở thủ đô Reykjavik của Iceland.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu tại Washington, DC ngày 12/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại hội nghị, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nêu rõ: "Chúng tôi cam kết thúc đẩy một khu vực Bắc Cực hòa bình, nơi đang diễn ra sự hợp tác về khí hậu, môi trường, khoa học và sự an toàn". Nhà ngoại giao hàng đầu Mỹ cũng nhấn mạnh tới vấn đề đảm bảo pháp quyền để Bắc Cực tiếp tục là một khu vực không có xung đột và là nơi các nước hành xử một cách có trách nhiệm. Ngoại trưởng Blinken cũng chú trọng thảo luận về cuộc chiến chống lại tình trạng ấm lên của Trái Đất.
Về phần mình, Ngoại trưởng Canada Marc Garneau cho rằng cuộc khủng hoảng khí hậu là mối đe dọa lâu dài nghiêm trọng nhất đối với các nước ở khu vực này. Còn Ngoại trưởng Đan Mạch Jeppe Kofod nhấn mạnh các nước có nhiệm vụ đẩy mạnh sự hợp tác về khí hậu vì lợi ích của người dân đang sinh sống ở Bắc Cực.
Các ngoại trưởng đưa ra cam kết trên sau khi một báo cáo được Chương trình giám sát và đánh giá Bắc Cực (AMAP) công bố cùng ngày trước đó cảnh báo nhiệt độ ở Bắc Cực đang ấm lên với tốc độ nhanh gấp 3 lần so với cả Trái Đất nói chung từ năm 1971 đến năm 2019.
Trong khi đó, phát biểu tại hội nghị, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã kêu gọi các nước Bắc Cực đưa các vấn đề quân sự vào các cuộc thảo luận giữa các nước về tương lai của khu vực này. Ngoại trưởng Lavrov nêu rõ: "Điều quan trọng là phải mở rộng các mối quan hệ tích cực mà chúng ta có trong Hội đồng Bắc Cực, cũng bao gồm cả lĩnh vực quân sự". Bên cạnh đó, nhà ngoại giao hàng đầu của Nga cũng bày tỏ lo ngại về sự triển khai binh sĩ nước ngoài ở Na Uy, gần biên giới Nga.
Na Uy, nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), có đường biên giới ngắn với Nga, tháng trước đã cho phép Mỹ xây dựng nhiều cơ sở tại 3 sân bay và một căn cứ hải quân.
Hội đồng Bắc Cực được thành lập năm 1996 để thiết lập đối thoại hòa bình giữa các nước Bắc Cực và người dân bản địa về các vấn đề như bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, nhưng các vấn đề quân sự và an ninh lại bị loại trừ. Tuy nhiên, căng thẳng đã gia tăng ở khu vực Bắc Cực trong những năm gần đây, khi các nước trở nên cảnh giác với hoạt động quân sự của nhau ở khu vực này.
Mỹ ba lần ngăn LHQ ra tuyên bố về Israel - Palestine Mỹ ba lần trong một tuần ngăn Hội đồng Bảo an LHQ ra tuyên bố chung kêu gọi ngừng tình trạng bạo lực giữa Israel và Palestine. Bản dự thảo tuyên bố chung, do Trung Quốc, Tunisia và Na Uy soạn thảo, đã được đệ trình lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc gồm 15 thành viên hôm 16/5, nhằm lên tiếng...