Chuyên gia Anh khuyến nghị thời gian tiêm vaccine cho trẻ em từng mắc COVID-19
Giới chức Anh cho rằng trẻ em trên 12 tuổi trở lên từng mắc COVID-19 không nên tiêm vaccine sau 12 tuần nhiễm bệnh.
Một trẻ tự xét nghiệm COVID-19 tại nhà. Ảnh: Shutterstock
Theo trang The Guardian (Anh), các chuyên gia tại Cơ quan An ninh Y tế Anh (UKHSA) cho biết khoảng cách này có thể giúp giảm nguy cơ “rất rất nhỏ” của bệnh viêm cơ tim sau tiêm chủng. Giới chức nhấn mạnh tỷ lệ viêm cơ tim sau tiêm chủng ở trẻ em dưới 18 tuổi hiện là khoảng 9/1 triệu ca và các ca bệnh “tương đối nhẹ”.
Trước đó, người trưởng thành và những người có nguy cơ mắc COVID-19 cao – bao gồm trẻ trên 12 tuổi – được khuyên rằng nên đợi 4 tuần sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2 mới được tiêm vaccine. Tuy nhiên, các quan chức cho biết khoảng cách này nên được kéo dài đến 12 tuần ở trẻ em có nguy cơ thấp hơn từ 12 đến 17 tuổi.
Các nhà khoa học lập luận rằng những người trẻ mắc COVID-19 tự nhiên sẽ có kháng thể bảo vệ ít nhất 3 tháng và có thể lên đến 6 tháng.
Hôm 15/11, Ủy ban Hỗn hợp về Vaccine và Tiêm chủng (JCVI) cho biết người trong độ tuổi 16 đến 17 có thể tiêm mũi vaccine COVID-19 thứ hai sau 12 tuần kể từ mũi đầu tiên. Tuy nhiên, UKHSA nói rằng nếu người trong độ tuổi này mắc COVID-19 sau khi tiêm mũi đầu tiên, họ nên trì hoãn mũi thứ hai cho đến 12 tuần sau khi nhiễm.
Video đang HOT
Những người mắc COVID-19 tự nhiên trong thời gian đang chờ tiêm mũi đầu tiên cũng nên trì hoãn tiêm chủng sau 12 tuần. JCVI vẫn chưa đưa ra lời khuyên về khoảng cách giữa 2 mũi vaccine cho trẻ từ 12 đến 15 tuổi khỏe mạnh.
Một học sinh 15 tuổi được tiêm vaccine Pfizer/BioNTech tại một trường học ở Newcastle upon Tyne, tháng 9/2021. Ảnh: Getty Images
Giới chức ước tính rằng khoảng một nửa số học sinh trung học ở Anh đã mắc COVID-19. Họ cho lưu ý rằng trẻ em chỉ nên tuân thủ thời gian trì hoãn 12 tuần nếu đã được xác nhận mắc COVID-19.
Các chuyên gia nhấn mạnh rằng nguy cơ viêm cơ tim và các tác dụng phụ khác phần lớn xảy ra trong vài ngày đầu tiên sau tiêm chủng. Vì vậy, nếu sau 3 đến 4 tuần tiêm vaccine, hoặc trong vòng một tháng kể từ khi trẻ mắc bệnh, sức khoẻ của trẻ vẫn ổn định, phụ huynh có thể yên tâm rằng con mình đã vượt qua giai đoạn nguy cơ tiềm ẩn đó.
Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng trẻ đã mắc COVID-19 trước đó vẫn nên tiêm chủng để được bảo vệ nhiều nhất có thể. Các nhà nghiên cứu tại Covid Zoe Symptom cho biết nhiễm virus trước khi tiêm vaccine sẽ cung cấp khả năng bảo vệ tốt hơn nhiều và kêu gọi mọi người đi tiêm phòng ngay cả khi họ đã mắc bệnh.
Tiến sĩ Mary Ramsay, người đứng đầu bộ phận tiêm chủng tại UKHSA, khẳng định: “Vaccine COVID-19 rất an toàn. Dựa trên một phương pháp phòng ngừa cao, chúng tôi đang đưa ra lời khuyên về khoảng cách dài hơn để tiêm chủng sau khi nhiễm virus cho trẻ dưới 18 tuổi. Khoảng cách này dựa trên các báo cáo mới nhất từ Anh và các quốc gia khác, có thể cho thấy rằng khoảng thời gian dài hơn giữa nhiễm virus và tiêm chủng sẽ làm giảm hơn nữa nguy cơ viêm cơ tim, vốn rất hiếm gặp, ở các nhóm tuổi trẻ hơn”.
Tất cả trẻ em trên 12 tuổi đủ điều kiện đều được tham gia chương trình tiêm chủng ở Anh. Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) và UKHSA, vaccine COVID-19 sẽ được chuyển đến để tiêm chủng cho hầu hết trẻ em tại các trường học, các dịch vụ tiêm chủng cho học sinh địa phương, trong giờ mở cửa.
Trường sẽ gửi thông báo về thời gian tiêm chủng. Trẻ em học trực tuyến ở nhà hoặc không thể đến tiêm chủng vì lý do khác cũng sẽ có cơ hội được sắp xếp lịch tiêm chủng hợp lý. NHS cho biết: “Phụ huynh và người giám hộ sẽ được liên hệ về thời gian và địa điểm cung cấp vaccine”.
Như mọi loại vaccine khác, vaccine ngừa COVID-19 thể gây ra một số tác dụng phụ điển hình như sưng ở chỗ tiêm, sốt, đau đầu… Nhưng đây là những phản ứng phụ thuộc diện nhẹ, nhanh khỏi. Các chuyên gia nhấn mạnh dựa trên toàn bộ các bằng chứng hiện có, những lợi ích đã biết và tiềm năng của vaccine ngừa COVID-19 đối với trẻ em vượt xa những nguy cơ tiềm ẩn.
Mức an toàn, các phản ứng phụ nào có thể xảy ra khi tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em
Có 28 triệu trẻ em Mỹ đủ điều kiện để tiêm vaccine phòng COVID-19. Nhưng nhiều bậc phụ huynh vẫn băn khoăn liệu các loại vaccine COVID-19 hiện nay có an toàn đối với trẻ em hay không.
Ảnh minh họa. Nguồn: mayoclinichealthsystem.org
Một bác sĩ tại hệ thống bệnh viện Mayo Clinic của Mỹ, bà Tina Ardon, khẳng định rằng việc tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi là an toàn. Bà Ardon nói: "Vaccine COVID-19 vô cùng an toàn với trẻ em. Chúng tôi thực hiện một số nghiên cứu về những trẻ em đã tiêm vaccine COVID-19. Chúng tôi đã theo dõi sát sao các em nhỏ này và từ đó tự tin để nói rằng vaccine COVID-19 là an toàn và hiệu quả".
Bác sĩ Ardon vốn cũng có con nhỏ chia sẻ rằng việc một số bậc phụ huynh lo lắng vì vaccine COVID-19 được phát triển trong thời gian ngắn là hiểu được. Tuy nhiên, bà Ardon nói: "Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là chúng ta có rất nhiều thông tin về vaccine công nghệ mRNA và công nghệ này đã được thử nghiệm từ trước khi dịch COVID-19 bùng phát. Do vậy điều này giúp hỗ trợ tăng tốc cho nghiên cứu ban đầu. Đây là ví dụ cho thấy cách chúng ta huy động được nhiều người, nguồn lực, làm việc hết sức mình để đạt được loại vaccine thật sự quan trọng cho bệnh nhân. Chúng ta loại bỏ một số tình trạng quan liêu và thời hạn bởi biết rằng điều này rất quan trọng. Nhiều phần thực sự quan trọng không thể rút ngắn đã được thực hiện chính xác. Việc phân tích dữ liệu về thời điểm để tiêm vaccine, các phản ứng phụ... đều được thực hiện một cách vô cùng hợp lý. Không hề có chuyện đi tắt".
Bà cũng nhận định rằng vaccine COVID-19 cũng tương tự như nhiều loại vaccine khác chúng ta được tiêm từ nhỏ về phương thức tiêm và các phản ứng phụ có thể xảy ra.
Bác sĩ Ardon nêu bật: "Vaccine COVID-19 không khác với những loại vaccine hiện hành khác. Chúng được tiêm theo cùng phương thức, như trên cánh tay hoặc chân, dựa vào tuổi của đứa trẻ. Không có tình trạng đáng lo ngại xảy ra sau khi tiêm vaccine COVID-19. Các phản ứng phụ đều tương tự như những loại vaccine khác gồm sốt, đau cơ, sưng tấy ở chỗ tiêm".
Một băn khoăn phổ biến của các bậc phụ huynh là liệu rủi ro tiêm vaccine COVID-19 có cao hơn rủi ro từ việc trẻ mắc COVID-19 hay không.
Bác sĩ Ardon lý giải: "Bởi vì vaccine vô cùng an toàn, hiệu quả, chúng tôi cho rằng lợi ích của vaccine vượt qua rủi ro từ việc tiêm vốn thực chất có rủi ro nhỏ. Nguy cơ từ việc bệnh nhân mắc COVID-19 thực ra là lớn. Có những vấn đề như viêm cơ tim, phổi. Bệnh nhân phải đến bệnh viện điều trị và có nguy cơ tử vong vì mắc COVID-19".
Mỹ từ đầu tháng 11 bắt đầu triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ ngày 2/11 đã chấp thuận khuyến nghị của ủy ban cố vấn khoa học về việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer cho trẻ từ 5-11 tuổi, xác định lợi ích vượt trội so với rủi ro tiềm tàng. Liều lượng vaccine tiêm cho trẻ em ở nhóm tuổi này (10 microgram) ít hơn so với liều lượng tiêm cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên (30 microgram).
Giới chức Nhà Trắng cho biết trong tuần này, Chính phủ Mỹ sẽ phân phối 15 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 dành cho trẻ em tới các trung tâm tiêm chủng trên cả nước. Dự kiến, chương trình tiêm chủng cho trẻ em sẽ hoạt động hết công suất vào tuần sau. Chương trình tiêm chủng này sẽ được thực hiện tại các phòng khám nhi khoa, bệnh viện nhi và hiệu thuốc. Theo điều phối viên ứng phó đại dịch COVID-19 của Nhà Trắng Jeff Zients, phụ huynh có thể truy cập vào trang web vaccines.gov để tra cứu những địa điểm tiêm phù hợp cho con em mình.
Biến thể Delta đã khiến hàng nghìn trẻ em phải nhập viện và chiếm đến 25% số ca bệnh ở Mỹ. Vaccine của Pfizer được cho là có hiệu quả hơn 90% trong việc phòng ngừa triệu chứng ở trẻ em. Việc tiêm chủng cho trẻ em sẽ giúp giảm khả năng phải đóng cửa các trường học. Chính phủ Mỹ hiện đã mua 50 triệu liều vaccine của Pfizer cho chương trình tiêm chủng cho trẻ em, đủ để cung cấp cho 28 triệu trẻ em đủ điều kiện.
Đức quy định người chưa tiêm vaccine COVID-19 tự trả tiền xét nghiệm Hiện ở Đức có khoảng 3 triệu người trên 60 tuổi chưa tiêm vaccine phòng COVID-19. Đây được coi là áp lực lớn đối với giới chức y tế nước này trong việc kiểm soát hoàn toàn dịch bệnh. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Hãng Pfizer/BioNTech cho người dân tại Dublin, Đức ngày 29/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN Cho đến nay...