Chuyên gia Anh gợi ý về nhóm ưu tiên tiêm chủng
Ngày 26/2, Chủ tịch Ủy ban Hỗn hợp về Tiêm chủng (JCVI), cơ quan tư vấn cho Chính phủ Anh, giáo sư Wei Shen Lim cho rằng chương trình tiêm chủng ở nước này nên tiếp tục ưu tiên đối tượng theo độ tuổi hơn là theo tính chất nghề nghiệp.
Tiêm chủng vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại Greater Manchester, Anh. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo, Giáo sư Lim cho biết chương trình tiêm chủng ở Anh căn cứ theo độ tuổi rất đơn giản và vận hành tốt. Do vậy, nước này nên tiếp tục chương trình tiêm chủng theo kiểu như vậy. Hiện các nhân viên trên tuyến đầu chống dịch ở Anh như c ảnh sát và giáo viên đã được yêu cầu nằm trong nhóm đối tượng ưu tiên tiêm chủng dựa trên đặc thù công việc của họ.
Anh nằm trong số những nước tiến hành chương trình chủng ngừa COVID-19 với tiến độ nhanh nhất thế giới để đạt được mục tiêu mà chính phủ đề ra là tiêm chủng cho 15 triệu người có nguy cơ lây nhiễm cao vào giữa tháng này. Anh đặt mục tiêu hoàn tất chương trình tiêm chủng giai đoạn 1 vào giữa tháng 4 tới.
Trong khi danh sách những đối tượng ưu tiên phần lớn được xác định trên độ tuổi, với những người từ 50 tuổi trở lên được đề nghị tiêm vaccine trong giai đoạn 1, nhân viên y tế và nhân viên ở trại dưỡng lão và những người dễ tổn thương về phương diện lâm sàng cũng được ưu tiên trong giai đoạn này.
Video đang HOT
Giáo sư Lim cho biết những người ở độ tuổi 40 – 49 tuổi sẽ là nhóm đối tượng ưu tiên tiếp theo được tiêm chủng trong giai đoạn 2, tiếp đó đến nhóm từ 30 – 39 tuổi, sau đó là nhóm từ 18 – 29 tuổi.
* Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Y tế Ba Lan Wojciech Andrusiewicz cho biết nước này sẽ nâng giới hạn tuổi tiêm vaccine phòng COVID-19 của hãng AstraZeneca từ 65 tuổi trước đây lên 69 tuổi.
Ngoài Ba Lan, một số nước cũng đề ra giới hạn tuổi tiêm vaccine của hãng AstraZeneca với lý do chưa có đầy đủ nghiên cứu về tác động của vaccine này đối với nhóm người lớn tuổi hơn.
Ông Andrusiewicz cũng cho biết Ba Lan sẽ tiếp nhận 10 bệnh nhân COVID-19 từ nước láng giềng Slovakia và đã sẵn sàng hỗ trợ CH Séc nếu thấy cần thiết.
Ấn Độ, Pakistan phát hiện biến thể mới của virus corona xuất phát từ Anh
Pakistan và Ấn Độ đã trở thành hai nước mới nhất ghi nhận có ca nhiễm chủng virus corona biến thể mới sau khi biến thể này được phát hiện lần đầu tại Anh. Nghiên cứu sơ bộ tại Anh cho thấy biến thể mới không tăng độc lực.
Người dân đeo khẩu trang đi chợ ở tỉnh Karachi, Pakistan ngày 29-12-2020 - Ảnh: REUTERS
Chuyên gia y tế tỉnh Sindh của Pakistan cho biết có 3 người ở thành phố cảng Karachi cho kết quả dương tính với biến thể mới của virus. Cả ba đều là những người mới về từ Anh.
Pakistan là một trong những nước đầu tiên đưa ra lệnh hạn chế về nhập cảnh với Anh sau khi có tin về chủng virus mới, nhưng không áp dụng với công dân Pakistan sống ở Anh có chứng nhận âm tính trong xét nghiệm COVID-19 trước khi khởi hành.
Cho đến nay, biến thể mới của virus đã lan ra hơn 20 quốc gia. Tại châu Á, biến thể này đã có mặt ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore.
Theo BBC , một phân tích sơ bộ của ngành Y tế Anh vừa công bố cho thấy biến thể mới của virus corona chủng mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang lây lan nhanh chóng ở Anh không nguy hiểm hơn về khả năng gây ra các ca nhập viện và tử vong so với chủng virus "trước".
Các nhà nghiên cứu không thấy sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ tử vong hoặc tỉ lệ mắc bệnh khi họ so sánh 1.769 người bị nhiễm biến thể mới với 1.769 người bị chủng cũ.
Trong số 3.538 người mắc bệnh từ tháng 9 đến tháng 12 tham gia nghiên cứu, có 42 người nhập viện, trong đó, 16 người bị nhiễm biến thể mới và 26 người nhiễm chủng virus cũ.
Có 12 trường hợp tử vong được ghi nhận trong nhóm biến thể mới và 10 trường hợp ở nhiễm virus cũ trong vòng 28 ngày sau khi xét nghiệm dương tính với COVID-19.
Hạn chế của nghiên cứu là độ tuổi trung bình của những người tham gia trong nghiên cứu là 35. Đây là một độ tuổi còn khá trẻ và có sức đề kháng tốt với COVID-19. Rất ít người trên 70 tuổi, nhóm tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao với khả năng bệnh diễn tiến nặng. Các chuyên gia sẽ tiếp tục thu thập dữ liệu để tìm hiểu về tác động của biến thể virus này với mọi độ tuổi.
Châu Á - Thái Bình Dương thận trọng triển khai vaccine Covid-19 Giới chức khu vực đặt ra thời gian biểu thận trọng và ngoài nguồn cung, họ còn đối mặt với nhiều thách thức về hậu cần. Trong khi một số vaccine đã chứng minh hiệu quả trong thử nghiệm giai đoạn cuối, bao gồm vaccine Pfizer-BioNTech đang được sử dụng ở Mỹ, Anh và Canada, các cơ quan quản lý tại châu Á...