Chuyên gia Anh gợi ý cách có thể phát hiện người nghi mắc COVID-19
Hình chụp X-quang, MRI hoặc siêu âm xương khớp có thể là gợi ý giúp các chuyên gia y tế sàng lọc người nghi nhiễm SARS-CoV-2.
Đau cơ, nhức khớp là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân Covid-19. Tuy nhiên, ở một số người, triệu chứng này nghiêm trọng hơn, kéo dài, thậm chí trở thành dạng viêm khớp dạng thấp, viêm cơ tự miễn hay hiện tượng “ngón chân Covid-19″.
Có thể sử dụng để sàng lọc bệnh nhân Covid-19
Mới đây, nhóm nghiên cứu tại Northwestern Medicine, Mỹ, đã tiết lộ quá trình và nguyên nhân gây ra hiện tượng này thông qua hình ảnh X-quang. Đây là lần đầu tiên nghiên cứu như vậy được công bố với thế giới.
Theo Eurekalert , bài báo của nhóm tác giả được công bố trên tạp chí Skeletal Radiology ngày 17/2. Trong đó, nghiên cứu đánh giá dữ liệu của bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Northwestern Memorial từ tháng 5/2020 đến 12/2020.
“Nhiều bệnh nhân bị rối loạn cơ xương liên quan Covid-19 sau khi hồi phục. Tuy nhiên, một số người có triệu chứng rất nặng, ảnh hưởng đến chất lượng sống. Họ buộc phải tìm kiếm chăm sóc y tế dù đã khỏi Covid-19″, tiến sĩ Deshmukh, giảng viên tại Trường Y Feinberg, thuộc Đại học Northwestern, cho biết thêm.
Hình ảnh MRI trên vai một bệnh nhân Covid-19. Mũi tên màu đỏ là vị trí viêm khớp. Sau khi nhiễm nCoV, bệnh nhân bị đau vai, viêm khớp dạng thấp kéo dài dù các triệu chứng khác đã hết. Ảnh: Đại học Northwestern.
Bà cũng cho biết hình ảnh X-quang cho nhóm chuyên gia biết liệu đau cơ, khớp có liên quan SARS-CoV-2 hay không. Và nó khác với hiện tượng đau nhức cơ thể do cúm thông thường như thế nào.
Bà Deshmukh nhận định bệnh nhân gặp tình trạng “ngón chân Covid-19″ có những phù nề, viêm ở các mô (chứa đầy chất lỏng, sưng tấy), tụ máu hoặc thậm chí hoại tử.
Video đang HOT
Ở một số bệnh nhân, các dây thần kinh bị thương (màu sáng, phì đại như hình bên trái). Ngoài ra, người này cũng gặp hiện tượng suy giảm lưu lượng máu, dẫn đến các cục máu đông.
Tiến sĩ Swati Deshmukh, giảng viên tại Trường Y Feinberg, thuộc Đại học Northwestern, thành viên nhóm tác giả, cho biết: “Chúng tôi nhận ra virus SARS-CoV-2 có thể kích hoạt vật chủ tự tấn công theo những cách khác nhau. Điều này tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến các vấn đề về khớp vĩnh viễn”.
Theo vị chuyên gia này, hình ảnh CT, MRI, X-quang mà nhóm thu được cũng lý giải vì sao một người có triệu chứng đau cơ xương khớp kéo dài sau Covid-19. Trong một số trường hợp, bác sĩ X-quang có thể đề xuất chẩn đoán người mắc Covid-19 dựa trên những hình ảnh này, nhất là với trường hợp chưa thể sàng lọc họ có nhiễm virus hay chưa.
Tình trạng “ngón chân Covid-19″ ở nhiều bệnh nhân
Trước đó, nhiều bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 đã báo cáo về tình trạng ngón chân có màu đỏ, tím, sưng tấy, kèm theo cảm giác bỏng rát và ngứa. Đây là hiện tượng chilblain, thường xuất hiện vào mùa đông và cũng khá hiếm.
Ngón chân sưng tấy của một bệnh nhân mắc Covid-19. Ảnh: AAD.
Các vết sưng, đỏ thường tập trung ở ngón chân, thậm chí lan ra cả hai bàn chân. Những vết loét gây đau đớn, cảm giác nóng rát và ngứa. Ban đầu, các ngón chân sẽ có màu đỏ, sau đó, chuyển tím và có tình trạng viêm.
Chính vì thế, nó cũng được gọi là triệu chứng “ngón chân Covid-19″. Theo New York Times, một số tài liệu y tế từ Tây Ban Nha, Bỉ và Italy miêu tả về hiện tượng nhiều bệnh nhân Covid-19 chia sẻ về các tổn thương trên ngón chân. Hầu hết bệnh nhân là trẻ em, thanh thiếu niên.
Thống kê cho thấy các trường hợp “ngón chân Covid-19″ chiếm gần 50% số ca báo cáo triệu chứng trên da của những người nhiễm SARS-CoV-2. Trước nghiên cứu của nhóm chuyên gia Đại học Northwestern, một số giả thiết khác đã được đặt ra về cơ chế nCoV xâm nhập và gây tổn thương cho các ngón chân, tay.
Một số chuyên gia cho rằng hiện tượng này do viêm. Đây cũng là cơ chế mà nCoV thường xuyên dùng để tấn công các cơ quan khác, tương tự viêm phổi, suy hô hấp cấp tính.
Các giả thuyết khác cho rằng tổn thương trên do viêm trong thành mạch máu hoặc cục máu đông nhỏ, khiến hoạt động lưu thông bị tắc nghẽn.
Một số chuyên gia khẳng định hiện tượng “ngón chân Covid-19″ cần được xem xét cẩn thận và đưa nó vào hệ thống kiểm tra, sàng lọc người nghi mắc Covid-19, tương tự mất vị giác, khứu giác trước đây.
Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới ngày 1/2
Theo trang mạng worldometers.info, tính đến 22h ngày 1/2, toàn thế giới ghi nhận tổng cộng 103.613.147 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 2.239.771 ca tử vong.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Ciudad Nezahualcoyotl, Mexico, ngày 17/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Hơn 75,22 triệu bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục trong khi vẫn còn hơn 26,14 triệu bệnh nhân đang điều trị.
Tại Mỹ Latinh, Mexico thông báo sân bay quốc tế Bemotp Juarez ở thủ đô Mexico City có kế hoạch mở các cơ sở xét nghiệm COVID-19 cho hành khách nhập cảnh có nhu cầu. Theo đó, sân bay này sẽ phối hợp với các hãng hàng không để thiết lập các phòng xét nghiệm COVID-19 ở bên ngoài các nhà ga. Các khu vực khác cũng có thể được sử dụng làm nơi xét nghiệm nếu cần thiết. Quyết định trên đã được Cơ quan quản lý y tế Mexico COFEPRIS thông qua trong bối cảnh ngày càng nhiều nước trên thế giới, trong đó có Mỹ, Canada và các nước châu Âu, yêu cầu hành khách nhập cảnh bằng đường hàng không phải trình giấy chứng nhận âm tính với virus SARS-CoV-2.
Tại châu Âu, do dịch bệnh có dấu hiệu thuyên giảm, một số nước đã bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế vốn được áp đặt trước đó nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Cụ thể, Italy bắt đầu nới lỏng các hạn chế tại 16 trên tổng số 20 vùng của nước này. Trong số các vùng được nới lỏng hạn chế nói trên, Lazio (vùng có thủ đô Rome) và Lombardy (vùng có thành phố Milan), chuyển từ cấp độ nguy hiểm màu "cam" sang "vàng", căn cứ mức độ lây nhiễm đã giảm bớt. Lâu nay Italy phân loại mức độ nguy hiểm của dịch bệnh ở 3 cấp gồm đỏ là mức nguy hiểm cao nhất, tiếp theo là cam, vàng. Tại những vùng được nới lỏng hạn chế, các quán bar, café và nhà hàng được phép phục vụ khách tại bàn vào ban ngày. Nhưng kể từ 18h trở đi, khách hàng chỉ được mua mang về. Các bảo tàng ở những vùng này cũng được phép mở cửa trở lại. Tuy nhiên, Italy vẫn tiếp tục áp dụng lệnh giới nghiêm từ 22h hôm trước đến 5h sáng hôm sau. Bên cạnh đó, việc đi lại giữa các vùng vẫn bị cấm. Hiện chỉ còn một vài vùng của Italy đang ở mức "cam", trong đó có Sicily. Chỉ số lây nhiễm trung bình ở Italy trong khoảng thời gian từ ngày 6 - 19/1 đã giảm.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo hiện vẫn còn quá sớm để Italy nới lỏng các biện pháp hạn chế do tình hình dịch bệnh ở nước này vẫn phức tạp.
Còn Hà Lan cũng thông báo tất cả các trường tiểu học tại nước này sẽ được phép mở cửa trở lại từ ngày 8/2. Đây là kế hoạch nới lỏng lần đầu tiên kể từ khi nước này áp đặt các biện pháp phong tỏa chống dịch COVID-19 trong nhiều tháng qua.
Theo Ủy ban giám sát dịch bệnh, cơ quan tư vấn của chính phủ về đại dịch COVID-19, việc các trường tiểu học hoạt động bình thường trở lại trong điều kiện số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đã giảm trong những ngày qua là hợp lý. Tuy nhiên, các trường phổ thông cơ sở và nhà trẻ vẫn đóng cửa. Trước đó, từ ngày 16/12/2020, chính phủ của Thủ tướng Mark Rutte chỉ đạo đóng cửa và ngừng mọi hoạt động dạy và học tại các trường tiểu học tại Hà Lan, như một phần trong kế hoạch phong tỏa chống dịch trên cả nước. Ngày 12/1, lệnh phong tỏa này được gia hạn đến hết ngày 9/2.
Tại Ba Lan, các bảo tàng, phòng triển lãm, thư viện và trung tâm thương mại bắt đầu mở cửa trở lại, trong bối cảnh nước này đang dỡ bỏ một số hạn chế phòng dịch COVID-19. Tuy nhiên, hầu hết các trường học tiếp tục đóng cửa cho đến ít nhất là tháng 3. Các quán bar, nhà hàng, khách sạn, hộp đêm và phòng tập gym cũng chưa thể hoạt động trở lại sau ngày 14/2. Chính phủ kêu gọi người dân tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng dịch để tránh nguy cơ bùng phát làn sóng lây nhiễm thứ ba.
Tại Trung Đông, Nội các Israel đã quyết định kéo dài lệnh phong tỏa trên phạm vi toàn quốc tới ngày 5/2 nhằm hạn chế tốc độ lây lan của dịch COVID-19. Trước đó, lệnh phong tỏa 36 ngày được áp đặt tại Israel từ ngày 27/12/2020 và dự kiến kết thúc vào ngày 2/1. Tuy nhiên, giới chức y tế nước này cho rằng do cuộc khủng hoảng y tế chưa có cải thiện, cần kéo dài lệnh phong tỏa đến ngày 5/2 và đây là đợt phong tỏa thứ 3 trên quy mô toàn quốc kể từ khi đại dịch bùng phát ở nước này hồi cuối tháng 2 năm ngoái. Trong thời gian phong tỏa, người dân không được phép di chuyển quá phạm vi bán kính 1 km tính từ nhà riêng, ngoại trừ những người làm công việc thiết yếu và những người đi tiêm vaccine hoặc mua thực phẩm. Riêng lệnh cấm các chuyến bay quốc tế vẫn có hiệu lực đến ngày 7/2.
Tại châu Á, nhiều nước và vùng lãnh thổ tiếp tục siết chặt biện pháp phòng chống dịch do số ca nhiễm và tử vong vẫn gia tăng.
Cụ thể, một loạt bang và vùng lãnh thổ ở Australia đã siết chặt quy định kiểm dịch đối với những người đến từ bang Western Australia sau khi một nhân viên kiểm dịch cách ly ở bang này có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, toàn khu vực đô thị Perth, thủ phủ bang Western Australia, cũng như khu vực Peel và South West đã áp dụng lệnh phong tỏa trong 5 ngày, kể từ ngày 31/1. Tất cả những người đến từ 3 khu vực điểm nóng ở Western Australia phải cách ly bắt buộc 14 ngày tại khách sạn. Trong khi đó, bang Victoria cấm tất cả những người đến từ các khu vực bị phong tỏa nói trên kể từ đêm 30/1. Những người hiện có mặt ở Queensland và Victoria nhưng đã từng đến 3 khu vực trên sẽ phải tiến hành xét nghiệm và cách ly cho đến khi có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2. Còn chính quyền bang New South Wales (NSW) yêu cầu những người đến từ bang Western Australia phải thực hiện nghiêm quy định ở nhà, xét nghiệm COVID-19 và cách ly trong 14 ngày.
Trong khi đó, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) có kế hoạch gia hạn các biện pháp giãn cách xã hội thêm 2 tuần, cho đến sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, đồng thời siết chặt các quy định về xét nghiệm COVID-19. Như vậy, các biện pháp giãn cách xã hội ở Hong Kong, trong đó có lệnh cấm trên 2 người tụ tập và ăn uống tại nhà hàng sau 18h hằng ngày, sẽ tiếp tục có hiệu lực đến ngày 17/2 tới. Ngoài ra, tất cả người dân sống ở chung cư sẽ phải thực hiện xét nghiệm COVID-19 bắt buộc nếu tòa chung cư đó phát hiện một ca nhiễm không thể truy vết nguồn gốc. Các trường học sẽ tiếp tục đóng cửa.
Liên quan tới chương trình tiêm phòng COVID-19, Hàn Quốc quyết định tiêm vaccine phòng COVID-19 miễn phí cho người nước ngoài cư trú dài hạn và tham gia bảo hiểm y tế ở nước này. Thứ tự tiêm phòng cho người nước ngoài cũng áp dụng tương tự như thứ tự tiêm phòng cho người dân Hàn Quốc. Cụ thể, người nước ngoài là nhân viên y tế và người sống trong các viện dưỡng lão được ưu tiên tiêm trước, tiếp đến là người mắc bệnh lý nền, người cao tuổi. Tuy nhiên, khách du lịch hay người nước ngoài cư trú ngắn hạn, như lao động thời vụ thuộc quản lý của Bộ Tư pháp Hàn Quốc, sẽ được cơ quan này xem xét có cần thiết tiêm phòng hay không dựa trên nguyên tắc "bảo vệ sức khỏe người dân".
Trong khi đó, Indonesia có kế hoạch tiếp nhận khoảng 23,1 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca trong quý I/2020 trong khuôn khổ Cơ chế tiếp cận vaccine toàn cầu (COVAX) do Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Liên minh Đổi mới sáng tạo sẵn sàng phòng chống dịch (CEPI) và Liên minh vaccine toàn cầu (GAVI) đứng đầu. Dự kiến, Indonesia có thể tiếp nhận tối đa 108 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 theo cơ chế COVAX. Số vaccine do cơ chế này cung cấp sẽ tạo thuận lợi cho Chính phủ Indonesia đẩy nhanh chương trình tiêm chủng quốc gia được khởi động hôm 13/1 vừa qua.
Australia công bố kế hoạch đến tháng 10 tới tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho toàn bộ người dân nước này. Để đáp ứng mục tiêu này, Thủ tướng Australia Scott Morrison đã công bố khoản tài chính 1,9 tỷ AUD (1,4 tỷ USD) hỗ trợ kế hoạch tiêm chủng.
WHO ban hành hướng dẫn điều trị COVID-19 mới Ngày 26/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ban hành hướng dẫn lâm sàng mới trong điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh COVID-19, bao gồm cả những bệnh nhân vẫn xuất hiện những triệu chứng dai dẳng sau khi phục hồi. Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 bằng máy bay tại sân bay quân sự ở Santiago, Chile...