Chuyên gia an ninh Thái Lan: Quân đội Trung Quốc vẫn còn ở “cấp nhà trẻ” so với Mỹ
Việc Mỹ chỉ trích mạnh chế độ quân sự Thái Lan có thể dẫn đến sự chia rẽ giữa hai nước, sẽ là cơ hội để Bắc Kinh kết thân với Bangkok, theo chuyên gia an ninh Panitan Wattanayagorn của đại học Chulalongkorn (Thái Lan) nói với báo Nation ngày 26.6.
Ảnh: Lính Thái dự “Rắn hổ Vàng” trổ tài bắt rắn hổ sống cho lính Mỹ xem
Dù Bắc Kinh và Bangkok ký thỏa thuận hợp tác quân sự hồi hơn 1 năm trước, Trung Quốc (TQ) chỉ thể hiện các động thái tượng trưng, vì chưa tăng đủ thế lực quân sự, ông Panitan nói và nhận định thêm:
Bắc Kinh đã đưa khu trục hạm mang tên lửa đến biển Đông và tổ chức các hoạt động bài Nhật Bản, nhưng TQ sẽ mất ít nhất 20 năm để đuổi kịp Mỹ trong việc trang bị khí tài quân sự: “Khoảng thời gian 20 năm ấy là theo nhận định Mỹ tạm ngưng phát triển vũ khí và quân đội. Hàng năm, TQ chi khoảng 100 tỉ USD để chạy đua vũ trang, trong khi Mỹ chi 700 tỉ USD/năm”.
Ông Panitan còn nói lực lượng quân sự hiện đại của TQ vẫn còn ở cấp “nhà trẻ”, chưa có kinh nghiệm dày dạn để có thể triển khai hoạt động khỏi biên giới. Họ cũng hiếm khi tham gia tập trận chung với bất kỳ nước nào khác:
“TQ sẽ còn mất nhiều thời gian để có được một lực lượng quân sự đáng kể, nhưng vấn đề là họ sẵn sàng chi tiền và hậu thuẫn chính trị. TQ đã phát tín hiệu rằng họ sẵn sàng tổ chức một thế cân bằng an ninh để chống lại Mỹ”.
Ông Panitan tin rằng TQ sẽ tổ chức vài dạng phản đối Thái Lan, nếu Thái Lan phát động một cuộc hợp tác quân sự mới với Mỹ, ngoài “Rắn hổ vàng”, cuộc tập trận chung lớn nhất châu Á – Thái Bình Dương.
Cuộc tập trận chung này do Mỹ – Thái Lan tổ chức hàng năm từ năm 1980, đã tổ chức từ ngày 13.1 đến 21.2 tại căn cứ quân sự Akatosarot ở tỉnh Phitsanulok, với sự tham gia của 8.239 quân nhân của 7 nước gồm: Thái Lan, Mỹ, Singapore, Nhật Bản, Indonesia, Hàn Quốc, và Malaysia. TQ lần đầu tiên tham gia khi cử 17 quân y sĩ và thợ máy đến làm quan sát viên.
Úc, Canada, Pháp, Ý, Brunei, Bangladesh, Ấn Độ, Nepal, Mông Cổ và Philippines đã cử các nhóm quân tham gia. Theo báo Nation (Thái Lan) thì Việt Nam, Myanmar, Lào, TQ, Nam Phi, New Zealand, Hà Lan, Ukraine, Nga, Pakistan và Anh cử 11 nhóm quan sát viên.
Trong khi Mỹ đang xem xét khả năng hoãn cuộc tập trận chung hằng năm “Rắn hổ Vàng” tại Thái Lan vào năm 2015, để phản đối cuộc đảo chính quân sự của quân đội Thái Lan, TQ đã phát tín hiệu họ muốn tăng cường quan hệ với Thái Lan.
Ngày 24.6, Mỹ đã “treo” 4,7 triệu USD viện trợ quốc phòng cho Thái Lan do quân đội Thái Lan làm cuộc đảo chính ngày 22.5. Mỹ cũng hủy các cuôc tiếp xúc cấp cao, một số chiến dịch tập trận chung và chương trình đào tạo quân đội – cảnh sát Thái Lan.
Ngay lập tức, Đại sứ TQ Ning Fukui lên tiếng khen ngợi chế độ quân sự Thái Lan, khi gặp tướng không quân Prajin Juntong ngày 25.6, rằng “Hội đồng quốc gia vì hòa bình và trật tự (NCPO) củng cố niềm tin của TQ vào Thái Lan, nhất là mảng hợp tác kinh tế”.
Video đang HOT
Đại sứ Ning còn nói: “Dưới sự lãnh đạo của chủ tịch NCPP Prayuth Chan-ocha và phó chủ tịch Prajin phụ trách mảng kinh tế, thương mại Trung – Thái sẽ được phục hồi nhanh chóng. TQ sẽ đặt tầm quan trọng vào hoạt động thương mại và đầu tư với Thái Lan”.
Tướng Prajin nói các lãnh đạo quân sự Thái Lan” sẽ “nỗ lực hết sức” để phản ứng trước các động thái trừng phạt của Mỹ, Úc và EU. Ông còn nói việc không cho Thái Lan dự cuộc tập trận chung là “chẳng có vấn đề gì, vì không quân Thái Lan vẫn thường tập luyện với Singapore, Malaysia và Indonesia”.
Mỹ và Úc cùng EU đều đã tăng cường các biện pháp kỷ luật cuộc đảo chính quân sự ở Thái Lan. EU tạm ngưng ký thỏa thuận Đối tác và hợp tác với Thái Lan, ngưng các chuyến thăm nước này. Họ yêu cầu các nước thành viên xem xét các quan hệ hợp tác quân sự song phương với Thái Lan. Úc cũng hạ mức hợp tác quân sự, hạn chế khả năng nhập cảnh Úc của một số lãnh đạo cuộc đảo chính.
Theo Một Thế Giới
Quốc hội Mỹ phản đối Trung Quốc tham gia tập trận chung RIMPAC
Các quan chức Quốc hội Mỹ đều bày tỏ hoài nghi về thiện chí thực sự của Trung Quốc trong việc tham gia RIMPAC.
Không tin Trung Quốc có thiện chí
"Việc tham gia tập trận chung Vành Đai Thái Bình Dương (RIMPAC) là dành cho các đồng minh, các đối tác và các nước khác nhằm thể hiện sự quan tâm của họ trong việc đóng góp vào an ninh trong khu vực", ông Forbes cho biết Hạ Nghị sỹ J. Randy Forbes thuộc Ủy ban Vũ khí Hạ viện Mỹ đã đưa ra tuyên bố trên ngày 26/6.
Tàu Trung Quốc tham gia tập trận chung RIMPAC (Ảnh Reuters)
"Do Bắc Kinh đã có những hành vi hiếu chiến nhằm vào các nước láng giềng tại châu Á-Thái Bình Dương trong những tháng qua, tôi không nghĩ rằng Trung Quốc lại có cơ hội tham gia vào cuộc tập trận đầy uy tín này", ông Forbes nói.
Ông Forbes cho rằng Trung Quốc đã vi phạm quyền tự do hàng hải ở châu Á cũng như không tôn trọng luật pháp quốc tế và cố tình gây căng thẳng trong khu vực.
Chính vì thế, ông Forbes khẳng định: "Việc Trung Quốc thể hiện thái độ thù địch với các nước láng giềng và gây ảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ sẽ khiến nước này phải trả giá đắt".
Hạ Nghị sỹ Dana Rohrabacher thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ cũng nhấn mạnh việc Trung Quốc tham gia tập trận có thể ảnh hưởng đến an ninh của Mỹ.
Khiến các nước Châu Á lo ngại
Rất nhiều nước châu Á cũng lo ngại việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự và o ép các nước khác bằng Hải quân của mình.
Ngoài ra, còn có lo ngại rằng việc Trung Quốc tham gia tập trận có thể khiến nước này hiểu rõ những điểm yếu của Mỹ.
Rick Fisher, một chuyên gia về quân sự Trung Quốc, cho biết, việc cho phép Trung Quốc tham gia tập trận sẽ là một cơ hội tuyệt vời cho tình bào của Trung Quốc.
Ông Fisher nói rằng, qua cuộc tập trận này Trung Quốc "có thể theo dõi việc Hải quân Mỹ tương tác với các đồng minh của mình. Điều này rất có lợi cho Trung Quốc trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự".
Dù không ai muốn rằng các tướng lĩnh quân sự lại phải vạch ra kết hoạch chiến đấu trong tương lai nhưng ông Fisher cho rằng: "Điều quan trọng là các quan chức Mỹ cần phải giải thích rõ ràng về mối đe dọa của Trung Quốc đến lợi ích và sức mạnh quân sự của Mỹ. Đây là một yêu cầu tối cần thiết với các tướng lĩnh của Mỹ, và nếu không làm được như vậy thì Mỹ sẽ phải trả giá bằng chính tính mạng của người dân của mình".
Ông Fisher cũng cho biết việc trao đổi quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc thường chỉ diễn ra 1 chiều khi mà Trung Quốc thường hưởng lợi từ những tiến bộ về vũ khí của quân đội Mỹ. Trong khi đó, Mỹ thường bị Trung Quốc từ chối tiếp cận các loại vũ khí hiện đại của mình.
"Việc Trung Quốc tham gia RIMPAC sẽ không dẫn đến một mối quan hệ nhiều ý nghĩa dựa trên việc hợp tác một cách minh bạch, nhất là khi mục tiêu hàng đầu của Trung Quốc là làm suy yếu sức mạnh của Mỹ tại châu Á để tiến xa hơn", ông Fisher khẳng định.
Ông John Tkacik, một cựu quan chức Lầu Năm Góc và cũng là một chuyên gia về Trung Quốc, đã lên tiếng nghi ngờ sự sáng suốt trong việc để Trung Quốc tham gia cuộc tập trận chung RIMPAC.
"Tôi nghĩ rằng có những lý do hợp lý để hoan nghênh việc Trung Quốc tham gia RIMPAC, ví dụ như xây dựng lòng tin. Tuy nhiên, đối với tôi đây dường như là việc xây dựng lòng tin với một con cáo thông qua việc mời nó đến một cuộc hội thảo về việc bảo vệ gà", ông Tkacik nói.
Dư luận Trung Quốc mâu thuẫn với báo chí trong nước
Truyền thông Trung Quốc đã ca ngợi việc Hải quân nước này tham gia RIMPAC là một bước ngoặt trong việc cải thiện các mối quan hệ quân sự với Mỹ dù Mỹ vừa buộc tội 5 quan chức Trung Quốc trong việc tiến hành các hoạt động tấn công mạng sâu rộng nhằm hỗ trợ cho việc đẩy mạnh các chương trình vệ tinh và vũ trụ.
Zhang Junshe, nhà phân tích thuộc Viện Hải quân Trung Quốc cho biết việc tham gia cuộc tập trận chung lần này là một "nỗ lực phá băng" của Trung Quốc bất chấp việc Mỹ vẫn buôn bán vũ khí cho Đài Loan.
Tuy nhiên, rất nhiều độc giả Trung Quốc đã đăng tải những nội dung phản đối việc tham gia các RIMPAC.
Họ đều cho rằng việc Trung Quốc tham gia RIMPAC là một điều đáng hổ thẹn và chính quyền Trung Quốc sẽ chẳng được lợi gì khi tham gia vào cuộc tập trận với các nước khác.
Tập trận chung không phải để đối phó với Trung Quốc
RIMPAC và nhiều cuộc tập trận khác là những nhân tố quan trọng trong chính sách hướng Đông của Mỹ dựa trên ý tưởng mà Lầu Năm Góc đề xuất nhiều năm trước mang tên Không chiến và Hải chiến.
Theo đó, việc tập trận chung sẽ bao gồm việc xây dựng và phối hợp giữa lực lượng Không quân và Hải quân các nước nhằm ngăn chặn hoặc nhanh chóng đánh bại Trung Quốc trong các cuộc xung đột sử dụng máy bay ném bom và các vũ khí tầm xa của Hải quân các nước.
Ý tưởng này được hiện thực hóa sau khi các quan chức quân sự nhận thức được rằng việc Trung Quốc phát triển sức mạnh quân sự của mình đã lên đến độ có thể ảnh hưởng đến lợi thế chiến lược của Mỹ tại châu Á. Các vũ khí do Trung Quốc phát triển ra đều nhằm mục đích chống lại các loại vũ khí của Mỹ và đồng minh trong tương lai.
Tuy nhiên, theo chính sách quân sự mềm dẻo của Tổng thống Mỹ Barack Obama thì ý tưởng này đã được chuyển từ việc củng cố sức mạnh quân sự sang việc kêu gọi sự hợp tác của các đồng minh và sử dụng các chích sách về thương mại, ngoại giao, kinh tế để đối phó với Trung Quốc.
Vai trò của Trung Quốc tại RIMPAC đã được công bố vào năm ngoái trong cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại California, Mỹ.
Việc đồng ý cho Trung Quốc tham gia cuộc tập trận chung lần này cũng cho thấy thái độ nhượng bộ của tướng lĩnh Hải quân Mỹ đối với Trung Quốc.
Đô đốc Samuel Locklear, Tư lệnh châu Á- Thái Binh Dương của Mỹ, đã gạt đi những mối đe dọa trong việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự của mình thông qua việc phát triển công nghệ cao.
Năm ngoái ông Locklear tuyên bố rằng biến đổi khí hậu chứ không phải Trung Quốc mới là mối nguy lớn nhất tại châu Á- Thái Bình Dương./.
Theo VOV
Nga hạ thủy 'hố đen dại dương' Rostov-on-Don chạy siêu êm Xưởng đóng tàu St. Petersburg vừa mới hạ thủy một chiếc tàu ngầm lớp Kilo cải tiến mới chạy siêu êm mang tên Rostov-on-Don cho Hạm đội Biển Đen của Nga. Theo hãng tin RT, chiếc tàu ngầm tàng hình chạy điện - diesel trang bị tên lửa hành trình này được xếp vào loại chạy êm nhất trên thế giới mà NATO...