Chuyên gia Ấn Độ: Việt Nam – quốc gia quan trọng không chỉ trong khu vực mà còn trên thế giới
Việt Nam đã trải qua một năm 2024 vô cùng ấn tượng trong mắt bạn bè quốc tế. Để hiểu rõ hơn về những thành tựu này, phóng viên TTXVN tại New Delhi đã có cuộc phỏng vấn cựu Phó Cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ SD Pradhan.
Công ty TNHH Sợi Đà Lạt ở cụm công nghiệp Phát Chi, thành phố Đà Lạt là doanh nghiệp sản xuất sợi từ nguyên liệu tơ tằm xuất khẩu (100% vốn của Đức), mỗi năm xuất khẩu khoảng 2.000 tấn sản phẩm, đạt doanh thu hơn 100 triệu USD/năm. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Theo ông SD Pradhan, trong năm 2024, Việt Nam đã nâng cao vị thế trên toàn cầu và nổi lên như một trong những quốc gia quan trọng không chỉ trong khu vực mà còn trên thế giới. Ông cho rằng Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng, trong đó nổi bật nhất là trong 3 lĩnh vực: Kinh tế, ngoại giao và quốc phòng.
Trong lĩnh vực kinh tế, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam thật đáng kinh ngạc, đạt gần 7% trong bối cảnh môi trường kinh tế thế giới không thuận lợi hiện nay. GDP của Việt Nam tới cuối năm nay dự kiến sẽ đạt khoảng 469 tỷ USD, với thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 4.649 USD.
Video đang HOT
Ông Pradhan nhận định có 4 yếu tố quan trọng đã giúp Việt Nam đạt được những thành tựu nói trên là cải cách kinh tế táo bạo; tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) và các công ty chuyển dịch cơ sở sản xuất; xây dựng lực lượng lao động lành nghề; và hội nhập với các hoạt động thương mại và sản xuất toàn cầu.
Chuyên gia Ấn Độ cũng lưu ý ảnh hưởng tích cực từ việc tầng lớp trung lưu của Việt Nam đang phát triển, dẫn đến mức tiêu dùng nội địa cao hơn và thúc đẩy các lĩnh vực bán lẻ, bất động sản và dịch vụ.
Theo ông Pradhan, một khía cạnh quan trọng góp phần cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam là sự kiên quyết trong đối phó với tham nhũng. Ông cho rằng Việt Nam đã trở thành hình mẫu về tăng trưởng kinh tế, được cả Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) công nhận.
Về lĩnh vực ngoại giao, Việt Nam tiếp tục duy trì bản sắc “Ngoại giao cây tre” do cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng. Trong thời gian ngắn, Việt Nam đã phát triển quan hệ lên mức Đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ, Nhật Bản. Hàn Quốc, Australia, Pháp và Malaysia. Trước đó, Việt Nam đã có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.
Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp tục phát huy đường lối của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trong vài tháng qua, Việt Nam đã ký kết quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Pháp và Malaysia. Điều này ghi nhận công lao của các nhà hoạch định chính sách Việt Nam, những người đang đi theo đường lối của Chủ tịch Hồ Chí Minh là “thêm bạn, bớt thù”. Điều quan trọng, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng con đường phát triển của Việt Nam không thể tách rời xu thế chung của thế giới. Theo cựu quan chức này, quan điểm này được đánh giá rất cao.
Hệ thống cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu). Ảnh: Hoàng Nhị/TTXVN
Để duy trì đà phát triển của năm 2024 và đạt được những thành tựu lớn hơn nữa trong năm 2025, cựu Phó Cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ cho rằng Việt Nam cần tiếp tục các chính sách trong lĩnh vực kinh tế và ngoại giao, đồng thời chú trọng hơn đến khía cạnh an ninh. Về mặt kinh tế, áp lực phải đặt vào năng lượng tái tạo và tạo ra các trung tâm giao dịch bằng cách phát triển các cảng. Việt Nam cũng cần quan tâm đến nguồn lợi từ sông Mekong và tài nguyên khoáng sản dưới đáy biển, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Ấn Độ thu thập mẫu từ dơi và trái cây để truy tìm nguồn gốc virus Nipah
Các chuyên gia Ấn Độ đang tiến hành thu thập các mẫu từ loài dơi và cây ăn quả tại bang Kerala, miền Nam nước này sau khi virus Nipah khiến 2 người tử vong và 3 người mắc bệnh tại đây.
Lực lượng chức năng bắt những con dơi được cho là nguyên nhân làm lây lan virus chết người Nipah ở Kozikode, bang Kerala, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN
Lãnh đạo cơ quan y tế bang Kerala, bà Veena George cho biết đang tiến hành xét nghiệm ở người, đồng thời cử các chuyên gia đi lấy mẫu chất lỏng từ các khu rừng - nơi khả năng là "điểm nóng" phát tán virus.
Các mẫu nước tiểu của dơi, phân động vật và trái cây ăn dở đã được thu thập từ làng Maruthonkara, nơi bệnh nhân đầu tiên sinh sống và gần khu rừng rộng hơn 120 ha vốn là nơi cư trú của một số loài dơi. Trước đó, dơi ăn quả từ khu vực này có kết quả xét nghiệm dương tính với virus Nipah trong đợt đầu tiên bùng phát bệnh tại bang Kerala vào năm 2018.
Bà George lưu ý bang Kerala đang trong giai đoạn cảnh giác cao độ và phát hiện ca bệnh, đồng thời cho biết 77 người được xác định có nguy cơ cao nhiễm virus Nipah. Gần 800 người đã được xét nghiệm trong 48 giờ qua tại huyện Kozhikode. Kết quả cho thấy 2 người lớn và 1 trẻ em dương tính với virus. Những người này đang được nhập viện để theo dõi.
Ngày 13/9 vừa qua, chính quyền bang Kerala đã ra lệnh đóng cửa một số trường học, văn phòng, cơ sở tôn giáo và dịch vụ giao thông công cộng nhằm ngăn chặn đà lây lan của virus Nipah. Trong khi đó, chính quyền các bang lân cận Karnataka và Tamil Nadu đã chỉ thị xét nghiệm những người đến từ Kerala và có kế hoạch cách ly những người có triệu chứng.
Đây là đợt bùng phát virus Nipah thứ 4 ở bang Kerala kể từ năm 2018. Tính từ ngày 30/8 đến nay đã có 2 người tử vong.
Virus Nipah được phát hiện lần đầu vào năm 1990 trong đợt bùng phát dịch bệnh ở những người nuôi lợn và những cá nhân tiếp xúc gần động vật tại Malaysia và Singapore. Đáng chú ý, đợt bùng phát virus Nepah đầu tiên ở Kerala đã khiến 21 trong số 23 người nhiễm bệnh tử vong.
Theo một khảo sát do Reuters thực hiện tháng 5 vừa qua, Kerala thuộc nhóm các khu vực có nguy cơ cao nhất bùng phát các bệnh do virus gây bệnh từ dơi, đặc biệt khi nạn phá rừng và tình trạng đô thị hóa trên diện rộng đã kéo gần tiếp xúc giữa con người và động vật hoang dã.
Ấn Độ tung 'siêu thuốc' đối phó vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh Trong thời gian gần đây, nhiều đơn vị tại Ấn Độ đã sáng chế ra các loại thuốc có tiềm năng lớn trong chống lại vi khuẩn kháng thuốc khánh sinh nguy hiểm. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Thuốc kháng sinh từng được ca ngợi là vị cứu tinh của y học. Nhưng thuốc kháng sinh đang phải đối mặt với "kẻ thù xảo...