Chuyên gia Ấn Độ : Trung Quốc cố viết lại quy tắc toàn cầu bằng hành vi sai trái

Theo dõi VGT trên

Theo chuyên gia Ấn Độ, Trung Quốc có vẻ như đang muốn viết lại các quy tắc toàn cầu theo cách riêng mà không tính đến hậu quả.

Sử dụng những hành vi khiêu khích, coi thường luật pháp quốc tế và chiến thuật cưỡng ép, Trung Quốc đã tạo nên thế đối đầu ở Biển Đông trong một thời gian dài. Kể từ đầu tháng 7/2019, Trung Quốc một lần nữa đã gây ra căng thẳng ở vùng biển này khi ngang nhiên cho tàu thăm dò địa chất Hải Dương Địa chất 8 đi sâu vào vùng biển Nam Biển Đông, gần với lô khai thác 06-01 thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

Chuyên gia Ấn Độ : Trung Quốc cố viết lại quy tắc toàn cầu bằng hành vi sai trái - Hình 1

Tàu Hải Dương địa chất 8 của Trung Quốc. (Ảnh: Gulf Times).

Bình luận về diễn biến mới nhất này, Tiến sĩ Rajaram Panda, Nghiên cứu viên cao cấp của Quốc hội Ấn Độ trong bài viết đăng tải trên trang Eurasiareview cho rằng, vụ việc bãi Tư Chính cho thấy hành vi ngày càng quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông Panda đồng thời cảnh báo, nếu không được xử lý cẩn thận, căng thẳng có thể nhanh chóng leo thang nguy hiểm.

Chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam với bãi Tư Chính

Đối với sự kiện bãi Tư Chính, Trung Quốc cố gắng vin vào yêu sách “đường 9 đoạn” vốn đã bị Tòa trọng tài Quốc tế bác bỏ bằng phán quyết hồi năm 2016 để lý giải cho hành động của họ. Trong phán quyết ngày 12/7/2016, Tòa Trọng tài kết luận rằng các vùng biển do Trung Quốc xác lập ở Biển Đông không được vượt quá giới hạn do UNCLOS quy định, việc Trung Quốc đưa ra yêu sách quyền chủ quyền, quyền tài phán và “quyền lịch sử” (historic rights) trong phạm vi “đường 9 đoạn” là vi phạm các quy định của UNCLOS 1982 và không có hiệu lực pháp lý.

Bãi Tư Chính nằm ở phía Nam của Biển Đông, hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của Việt Nam, cách lục địa Trung Quốc khoảng 600 hải lý. Theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982), Việt Nam thiết lập vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Việt Nam đồng thời xác định thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Dựa trên các quy định này thì bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của UNCLOS 1982.

Tiến sĩ Panda thừa nhận, bãi Tư Chính hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam và Trung Quốc đang cố đưa ra những tuyên bố nhằm gây nhầm lẫn rằng đây là khu vực có tranh chấp; đồng thời cảnh báo nếu Bắc Kinh tiếp tục làm tới, điều này có thể khiến quan hệ giữa hai nước đi xuống.

Trung Quốc hành động theo kiểu áp đặt

Theo ông Panda, mấu chốt của vấn đề chính là ở chỗ không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc từ bỏ hoạt động ngăn cản các nước có tuyên bố chủ quyền trong khu vực khai thác dầu khí ở bất kỳ nơi nào trong “đường 9 đoạn” mà Bắc Kinh tự ý vẽ ra trên Biển Đông.

Đồng ý với nhận định này, nhà nghiên cứu Swee Lean Collin Koh ở Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc phòng thuộc Đại học Nanyan của Singapore cho rằng, đằng sau các hành động quấy nhiễu việc khai thác dầu của Việt Nam ở bãi Tư Chính còn có một thông điệp: không nước nào có thể thăm dò và khai thác dầu khí tại “vùng biển tranh chấp này” nếu không có sự đồng ý của Trung Quốc. Nói một cách đơn giản là cho dù Bắc Kinh không “thò” được vào nguồn năng lượng này thì cũng không nước nào được đụng tới.

Video đang HOT

Chuyên gia khẳng định việc đưa nhóm tàu xâm phạm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hoàn toàn nằm trong “âm mưu” từ lâu của Trung Quốc.

Thực tế cũng đã chỉ ra rằng, Trung Quốc không chỉ cản trở hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của việt Nam mà còn có các hành động gây hấn tương tự với Malaysia và Philippines.

Trung Quốc liên tục bác bỏ những nỗ lực hòa giải từ bên ngoài và chỉ khăng khăng muốn giải quyết vấn đề ở Biển Đông với từng nước đơn lẻ có liên quan. Điều này được cho là để Trung Quốc dễ dàng áp đặt ý chí chủ quan lên các nước láng giềng nhỏ hơn và tiếp tục khoa trương về nỗ lực của Bắc Kinh trong việc xây dựng cái gọi là “hòa bình và ổn định” theo quan điểm của riêng họ. Theo Panda, trong khi ASEAN nỗ lực hướng tới xây dựng một Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) thì Trung Quốc không thực sự nghiêm túc trong vấn đề này bởi nó sẽ gây bất lợi cho lợi ích của Bắc Kinh.

Khiêu khích mới nhất chứng minh rằng Trung Quốc đã không học được bài học nào từ quá khứ và vẫn tiếp tục lao vào con đường sai trái để quyết tâm thực hiện kế hoạch của mình bằng cách cưỡng ép các nước nhỏ hơn. Trung Quốc có vẻ như muốn cố viết lại các quy tắc toàn cầu theo cách của riêng mình mà không tính đến việc theo đuổi một chính sách như vậy có thể dẫn đến hậu quả. Theo chuyên gia Panda, Trung Quốc cần hiểu rằng một chiến lược như vậy sẽ đi ngược lại với lợi ích của họ và có thể thúc đẩy các liên minh tôn trọng chuẩn mực toàn cầu, để cùng nhau đối phó với Bắc Kinh.

Việt Nam đề cao thượng tôn pháp luật

Để ngăn chặn leo thang căng thẳng, Việt Nam đã yêu cầu phía Trung Quốc rút các tàu có hành vi vi phạm chủ quyền của Việt Nam, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế tham gia vào nỗ lực duy trì trật tự, hòa bình và an ninh ở Biển Đông, vốn là lợi ích chung của tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới.

Theo đánh giá của Tiến sĩ Panda, Việt Nam không hề muốn có xung đột với Trung Quốc nhưng sẽ không dung thứ cho những hành động khiêu khích.

“Duy trì hoà bình, ổn định và tự do hàng hải, hàng không, đề cao thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia như được xác lập tại UNCLOS 1982 là lợi ích và trách nhiệm chung của các nước và cộng đồng quốc tế. Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng cùng các nước và cộng đồng quốc tế nỗ lực đóng góp vào mục tiêu nói trên, vì hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển của tất cả các quốc gia trong khu vực và trên thế giới”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tuyên bố hôm 25/7.

Quan điểm này cũng được Đại sứ Việt Nam tại Liên Hợp Quốc Đặng Đình Quý nhấn mạnh khi dẫn đầu phái đoàn Việt Nam tham dự cuộc họp của Phong trào Không liên kết (NAM) tại Caracas hôm 21/7. Theo Đại sứ, cần phải thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và thúc đẩy các cuộc đàm phán để sớm hoàn thiện Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất và hiệu quả. Đại sứ cũng kêu gọi các bên thực hiện tự kiềm chế và tranh các hành động làm phức tạp tình hình, bao gồm cả các hành động đơn phương và quân sự hóa Biển Đông.

Trước căng thẳng leo thang, Mỹ đã bày tỏ quan ngại về sự can thiệp phi lý của Trung Quốc vào hoạt động khai thác, thăm dò dầu khí của các nước khác ở Biển Đông. Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng, những hành động khiêu khích lặp đi lặp lại của Trung Quốc đang đe dọa đến an ninh năng lượng trong khu vực và nền hòa bình, ổn định tự do của thị trường năng lượng Ấn độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở.

Như lẽ thường, Trung Quốc vẫn bác bỏ lời kêu gọi của chính nghĩa để bảo vệ cái gọi là chủ quyền của họ ở Biển Đông và nói vẫn đang duy trì giải quyết các tranh chấp với các nước liên quan thông qua đàm phán và tham vấn. Tuy vậy, theo ông Panda, lời nói và hành động của Trung Quốc luôn bất nhất và khó có thể đặt niềm tin vào Bắc Kinh khi họ vẫn không ngừng theo đuổi kế hoạch đầy tham vọng trên toàn cầu để mở rộng ảnh hưởng chiến lược. Cách duy nhất để chứng tỏ thiện chí, đó là Trung Quốc phải rút ngay các tàu đang triển khai tại vùng biển của Việt Nam, không lặp lại những hành động mang tính phiêu lưu tương tự trong tương lai.

Theo HÙNG CƯỜNG/VOV

Chuyên gia quốc tế: Trung Quốc đừng lầm lẫn sự kiềm chế của các nước láng giềng là yếu đuối

Các chuyên gia quốc tế đã bày tỏ quan ngại về hoạt động gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông, cho rằng Bắc Kinh đã "phớt lờ" luật pháp quốc tế.

Việc Trung Quốc cử nhóm tàu Địa chất Hải dương 8 tiến hành hoạt động thăm dò trái phép gần bãi Tư Chính, vốn nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam đã dấy lên nhiều quan ngại. Từ ngày 16 đến 26/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã 3 lần đưa ra tuyên bố khẳng định chủ quyền tại khu vực này, đồng thời thực hiện nhiều hình thức ngoại giao, trao công hàm phản đối yêu cầu phía Trung Quốc rút tàu khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở phía Nam Biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục các hoạt động phi pháp.

Chuyên gia quốc tế: Trung Quốc đừng lầm lẫn sự kiềm chế của các nước láng giềng là yếu đuối - Hình 1

Tàu hải cảnh 3901 của Trung Quốc. Ảnh: SCMP.

Trung Quốc "phớt lờ" luật pháp quốc tế

Trong một bài viết trên tờ "Maritime issues" với tiêu đề "Bước đi sai lầm của Trung Quốc ở Biển Đông" (China's Misstep in the South China Sea), tác giả Luc Anh Tuan, trường Đại học New South Wales cho rằng, tại một thời điểm nào đó, Trung Quốc có thể đạt được một số mục tiêu của nước này bằng cách "phô trương sức mạnh", nhưng về lâu dài Bắc Kinh sẽ vấp phải phản ứng dữ dội từ các nước láng giềng và hành động tập thể từ cộng đồng quốc tế.

"Trung Quốc không nên nhầm lẫn sự kiên nhẫn và kiềm chế của các quốc gia trong khu vực là dấu hiệu của sự yếu đuối, mà đó chẳng qua là cử chỉ thiện chí để thúc đẩy những suy nghĩ tích cực, mang tính xây dựng. Hành động một cách quá mức sẽ chỉ làm suy yếu uy tín của Trung Quốc".

Ông Ankit Panda, biên tập viên cao cấp của tờ Diplomat có bài viết, đánh giá hành vi của Trung Quốc tại Biển Đông khiến tình hình khu vực ngày càng xấu đi.

Bài viết cho rằng, 3 năm sau phán quyết của Tòa trọng tài được lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), một sự thật ngày càng trở nên rõ ràng là Trung Quốc hoàn toàn không có ý định tuân thủ luật pháp quốc tế. Với hoạt động điều nhóm tàu khảo sát thăm dò địa chất trái phép gần khu vực bãi Tư Chính, Trung Quốc tiếp tục thể hiện sự "coi thường" phán quyết của Tòa trọng tài và Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS).

Chuyên gia quốc tế: Trung Quốc đừng lầm lẫn sự kiềm chế của các nước láng giềng là yếu đuối - Hình 2

Các cán bộ chiến sĩ Vùng 2 Hải quân cùng các nhà báo, phóng viên trên tàu Trường Sa 19 vẫy chào cán bộ chiến sĩ trên Nhà giàn Dk1/15 (Phúc Nguyên). (Ảnh minh họa: Thành Đạt/TTXVN)

Bài viết nhấn mạnh, phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực khẳng định, Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong cái gọi là "đường 9 đoạn" (mà nước này đơn phương vẽ ra để đòi chủ quyền phi lý với hầu hết diện tích Biển Đông), thế nhưng Bắc Kinh vẫn khăng khăng với đòi hỏi của họ.

Với hoạt động thử tên lửa đạn đạo chống hạm ở Biển Đông hồi đầu tháng 7/2019 và cản trở các quốc gia khác tiếp cận nguồn tài nguyên trên thềm lục địa của họ, Bắc Kinh tiếp tục thách thức hiện trạng trên Biển Đông. Việc tàu Haijing 3901 của Trung Quốc, một trong những tàu hải cảnh lớn nhất thế giới, hộ tống tàu khảo sát Hải Dương 8 tiến vào vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam cho thấy Bắc Kinh tiếp tục sử dụng lực lượng chấp pháp trên biển để thúc đẩy các đòi hỏi chủ quyền phi lý của nước này.

Theo ông Ankit Panda, luật pháp quốc tế là công cụ hữu hiệu nhất mà các quốc gia liên quan có được để bảo vệ quyền lợi của họ. Qua việc "phớt lờ" luật pháp quốc tế, Trung Quốc cho thấy tham vọng của họ bất chấp tất cả để mở rộng tầm ảnh hưởng và thúc đẩy một thế giới mà "chân lý thuộc về kẻ mạnh".

Tiêu chuẩn kép của Bắc Kinh

Tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải (AMTI) có trụ sở tại Washington đánh giá, tình hình hiện nay rất "nguy hiểm" bởi sự hiện diện của nhóm tàu Địa chất Hải dương 8 của Trung Quốc tại vùng biển gần bãi Tư Chính dễ dẫn đến "nguy cơ va chạm ngẫu nhiên khiến căng thẳng leo thang".

Theo AMTI, tình huống này đã tiết lộ tiêu chuẩn kép trong hành vi của Trung Quốc: Bắc Kinh tỏ quyết tâm ngăn chặn hoạt động thăm dò dầu khí của các nước láng giềng ở bất cứ nơi nào trong "đường 9 đoạn", trong khi chính họ lại vẫn tiến hành các hoạt động thăm dò năng lượng.

Chuyên gia Swee Lean Collin Koh thuộc Học viện Chiến lược và quốc phòng Singapore lý giải: "Xét theo quan điểm của Trung Quốc, bất kỳ hoạt động khai thác và thăm dò dầu khí nào trong khu vực thuộc yêu sách "đường 9 đoạn" đều bị xem là vi phạm pháp luật do các vùng biển đó là vùng biển đang tranh chấp, mặc cho yêu sách này đã bị bác bỏ".

Cần sự phối hợp quốc tế

Bài viết của tác giả Ankit Panda nhận định, nguy cơ đặt ra từ việc Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, là căng thẳng leo thang sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông tiến hành khai thác hoặc cùng nhau khai thác các nguồn tài nguyên theo cách thức hợp lý.

Chừng nào Trung Quốc còn tiếp tục hành vi "cưỡng ép" thì chừng đó các quốc gia nhỏ hơn sẽ còn gặp thách thức khi tiếp cận với nguồn lực tại Biển Đông.

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ, Biển Đông đang trở thành điểm nóng quốc tế khi cuộc cạnh tranh giữa các bên liên quan ngày càng gia tăng.

Theo chuyên gia Ankit Panda, ngoài việc tuân thủ luật pháp quốc tế, Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á cần phải làm việc hướng tới một giải pháp thực tiễn nhằm chia sẻ và thụ hưởng một cách công bằng những nguồn lợi có được ở Biển Đông. Để đạt được một cơ chế chia sẻ tài nguyên công bằng, tất cả các quốc gia, bao gồm Trung Quốc phải kiềm chế thúc đẩy các lợi ích của mình.

Theo HỒNG ANH/VOV.VN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não
22:26:44 18/11/2024
Nhóm bà Harris lên tiếng về thông tin nợ nần tranh cử
19:29:39 18/11/2024
Máy bay Boeing 737-800 bị bắn trên đường băng khi chuẩn bị cất cánh tại Mỹ
19:51:00 18/11/2024
Kịch tính đánh chặn ở Ukraine: Hệ thống Patriot đối đầu tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga
12:13:39 19/11/2024
Haiti rơi vào vòng xoáy bạo lực mới
22:01:23 18/11/2024
Ông Trump sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp để trục xuất người nhập cư trái phép?
15:54:21 19/11/2024
Israel và Hezbollah tiếp tục 'ăn miếng trả miếng'
06:52:21 19/11/2024
ISW: Nga trả tiền cho 100.000 quân Triều Tiên, giúp trì hoãn đợt điều động thứ hai
20:55:22 19/11/2024

Tin đang nóng

Hoa hậu Kỳ Duyên về nước: Visual khác hẳn đêm chung kết, bị "đánh úp" 1 điều ngay tại sân bay
10:23:12 20/11/2024
Hoa hậu Việt suýt bị tước vương miện: Giờ là giám đốc ở trường đại học lớn, cuộc sống viên mãn bên chồng biên tập viên
10:30:30 20/11/2024
Top 5 Miss Universe Vietnam bị lộ hình ảnh nhạy cảm, người trong cuộc nói gì?
10:26:54 20/11/2024
Ưng Hoàng Phúc: "Tôi bảo Trấn Thành rằng tôi chịu hết nổi rồi"
12:58:05 20/11/2024
Truy tìm "cò" xin việc vào ngành Công an
15:08:53 20/11/2024
Kỳ Duyên lên tiếng giữa sân bay về những lời chê bai trong hành trình Miss Universe 2024
13:05:43 20/11/2024
Sao Hàn 20/11: Lisa quá gợi cảm; sao nam dùng cái chết của cha để xin giảm án tù
10:43:21 20/11/2024
Vợ chồng ân nhân của Mỹ Tâm lên tiếng chuyện mua nhà hơn triệu đô tại Mỹ
13:30:48 20/11/2024

Tin mới nhất

Ukraine có và đã sử dụng bao nhiêu tên lửa ATACMS?

15:37:42 20/11/2024
Con số đó càng trở nên đáng chú ý hơn khi xét đến việc Ukraine thường phải sử dụng nhiều tên lửa trong mỗi đợt tấn công để đảm bảo hiệu quả tối đa.

G20 và nhiệm kỳ chống đói nghèo

15:28:14 20/11/2024
Tất cả những ưu tiên này hướng đến mục tiêu mà nước Chủ tịch đề ra là xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu.

Câu chuyện cảm động về chú cá heo cô đơn ở biển Baltic

15:22:01 20/11/2024
Lúc đầu, các nhà khoa học tự hỏi liệu con cá heo có đang cố gắng giao tiếp với một người chèo thuyền địa phương hay không, họ cũng ghi lại âm thanh vào ban đêm để xem có người dân nào ở đó hay không.

Ông Trump đề cử nguyên CEO công ty đấu vật WWE làm Bộ trưởng Giáo dục Mỹ

14:32:27 20/11/2024
Trước đó trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã từng cam kết sẽ xóa bỏ Bộ giáo dục liên bang khi ông trở lại Nhà Trắng. Ông nói: Tôi luôn nói như vậy. Tôi rất muốn quay lại để làm điều này. Cuối cùng, chúng ta sẽ xóa bỏ Bộ Giáo dục liê...

Lầu Năm Góc: Không có dấu hiệu Nga chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraine

14:27:08 20/11/2024
Đồng thời, động thái này không làm thay đổi lập trường hạt nhân hiện tại của Washington, vốn được thiết lập dựa trên các yếu tố chiến lược dài hạn.

Mỹ rút tàu sân bay duy nhất khỏi Trung Đông dù chiến sự chưa ngớt

14:22:27 20/11/2024
Một quan chức Mỹ ngày 19/11 xác nhận với tờ Business Insider rằng tàu sân bay duy nhất của Hải quân Mỹ ở Trung Đông, USS Abraham Lincoln, đã rời khỏi khu vực này sau nhiều tháng hoạt động.

Argentina rút quân khỏi UNIFIL: Hồi chuông cảnh báo cho hòa bình tại Trung Đông

14:20:40 20/11/2024
Trong bối cảnh này, Israel đã bày tỏ quan ngại rằng UNIFIL chưa ngăn chặn hiệu quả các hoạt động quân sự của Hezbollah và nhiều lần kiến nghị lực lượng này rút khỏi khu vực.

Ông Trump cùng tỷ phú Elon Musk tham dự sự kiện của SpaceX

14:14:54 20/11/2024
Người phát ngôn của SpaceX, ông Dan Huot cho biết, không phải tất cả các tiêu chí để đón tên lửa trở lại đều được đáp ứng nên hãng này đã không ra lệnh cho Starship quay trở lại địa điểm phóng.

Mỹ: Triều Tiên chưa đạt được công nghệ tái nhập khí quyển cho ICBM

14:13:02 20/11/2024
Đô đốc Paparo mô tả quan hệ đối tác Nga-Triều Tiên mang tính giao dịch và cộng sinh, đồng thời nhận định Bình Nhưỡng có thể nhận được công nghệ tàu ngầm và công nghệ động lực học.

Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn Bộ trưởng Thương mại

14:10:35 20/11/2024
Với vai trò CEO và chủ tịch của tập đoàn tài chính Cantor Fitzgerald, Lutnick sẽ đảm nhận nhiệm vụ quan trọng trong việc thực thi các mức thuế mà ông Trump đề xuất đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ.

Australia từ chối tham gia hiệp ước phát triển năng lượng hạt nhân quốc tế

12:50:05 20/11/2024
Quyết định được quyền Thủ tướng Richard Marles công bố sau khi có thông tin cho rằng Australia được kỳ vọng sẽ tham gia thỏa thuận này tại Hội nghị Thượng đỉnh Khí hậu COP29 ở Baku.

Tổng thống Ukraine cho biết chưa xem xét việc tổ chức tổng tuyển cử

12:49:39 20/11/2024
Ông Zelensky tuyên bố: "Trước tiên, Ukraine cần một nền hòa bình công bằng và sau đó người dân Ukraine sẽ tổ chức các cuộc bầu cử công bằng. Chúng ta phải ưu tiên lợi ích chung hơn bất kỳ mong muốn cá nhân nào".

Có thể bạn quan tâm

Ghi âm 15s của Wukong và Quyên Qui bị lộ, loạt bí mật cực sốc được hé lộ

Netizen

16:06:31 20/11/2024
Quyên Qui và Wukong là cặp đôi được đẩy thuyền tích cực nhất show hẹn hò Đảo Thiên Đường. Hai người chơi đến nhà chung ở các tập sau, bắt sóng nhau chỉ sau một buổi hẹn hò.

Hà Tĩnh: Đến xin quần áo cũ "cuỗm" luôn 1,2 cây vàng của chủ nhà

Pháp luật

15:47:16 20/11/2024
Sau khi tiếp nhận tin báo, Công an huyện Hương Sơn đã khẩn trương điều tra. Bằng biện pháp nghiệp vụ, cơ quan điều tra xác định, Trần Thị Hồng Mân là thủ phạm thực hiện vụ trộm cắp nói trên.

Ngu Thư Hân tỏa sáng rực rỡ, Triệu Lộ Tư càng thêm ê chề

Hậu trường phim

15:35:36 20/11/2024
Ngu Thư Hân và Triệu Lộ Tư được xem là hai mỹ nhân dẫn đầu lứa tiểu hoa 95. Tuy nhiên lúc này, họ đang ở tình cảnh trái ngược nhau.

1 cặp đôi phim giả tình thật công bố kết hôn làm sập MXH, nhà gái hot đến mức khiến nhà trai thành kẻ tội đồ

Sao châu á

15:20:24 20/11/2024
Cặp đôi gây bất ngờ khi tuyên bố kết hôn khiến người hâm mộ không kịp trở tay , tạo nên sự kiện rúng động giới giải trí.

Xót xa hình ảnh NSƯT Kim Tiểu Long cầm hoa trắng tiễn biệt con gái nuôi lần cuối

Sao việt

15:12:56 20/11/2024
Sáng nay (20/11), linh cữu Kim Tiểu Ly đã được đưa đi hạ táng tại quê nhà. Trong suốt buổi lễ, người ta luôn trông thấy hình ảnh NSƯT Kim Tiểu Long đứng bên cạnh linh cữu của con gái nuôi không rời.

HLV Deschamp nói thẳng về tiền đạo Mbappe

Sao thể thao

14:59:07 20/11/2024
Vắng mặt trong bốn trận đấu gần đây nhất của đội tuyển Pháp, tiền đạo Mbappe bị nghi ngờ mất băng đội trưởng khiến HLV Deschamp đã lên tiếng, đồng thời lý giải việc anh đá trung phong mà không chạy cánh.

Cái tên không ngờ giành Quán quân Sao nhập ngũ 2024

Tv show

13:47:02 20/11/2024
Jun Vũ giành ngôi vị Quán quân Sao nhập ngũ dù mục tiêu ban đầu là không gây trở ngại người khác và không đứng bét .

Đạo diễn nghìn tỷ Trấn Thành hứa làm khán giả cười xỉu lên xỉu xuống

Phim việt

13:37:43 20/11/2024
Trấn Thành nói: Không đùa được với biệt đội siêu quậy này đâu về 4 nhân vật trong phim Tết 2025 Bộ tứ báo thủ và hứa hẹn sẽ làm khán giả cười xỉu lên xỉu xuống .