Chuyên gia Ấn Độ hỗ trợ trùng tu vùng lõi Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn
Giám đốc Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn Phan Hộ cho biết: Sau nhiều ngày tiến hành trùng tu, ngày 28/4, các chuyên gia Ấn Độ và Việt Nam đã tiếp cận nhóm tháp A được coi là trung tâm của Khu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn.
Tại đây, các chuyên gia sẽ tiến hành một cách thận trọng việc trùng tu các chi tiết của các tháp A1, A8, A10, A11, A12 và A13 theo nguyên tắc bảo tồn nguyên vẹn tốt nhất có thể các giá trị cổ xưa của Di sản.
Khu đền tháp Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN
Trong đợt trùng tu nhóm tháp A lần này, các chuyên gia kỳ vọng sẽ tiếp tục phát hiện thêm nhiều ẩn tích kỳ bí dưới chân và trong lòng tháp để từng bước giải mã những huyền bí ngàn năm trong lòng tháp cổ.
Các chuyên gia cho biết, trước mắt, các tháp A8, A10 và A11 được trùng tu trước để rút kinh nghiệm trùng tu toàn thể nhóm tháp A. Nhóm tháp A rộng gần 3.000 mét vuông, là trung tâm của Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, được bao bọc bởi tường gạch dày hơn 1 mét. Đây là Khu đền tháp còn nguyên vẹn nhất trong quần thể Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn.
Do tác động của thời gian và nhiều yếu tố khác, các đền tháp ở khu A, đặc biệt là tháp A1 đã bị sạt lở và xuống cấp nghiêm trọng ở phần đế tháp. Do vậy, trong đợt trùng tu này, cùng với việc dựng lại 4 trụ phía trước cổng, tháp A1 sẽ được gia cố, trùng tu phần đế móng để giúp tháp đứng vững và uy nghi bề thế như vốn có ban đầu, Giám đốc Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn cho biết thêm.
Video đang HOT
Trong đợt trùng tu nhóm tháp K, H vào năm 2017, các chuyên gia Ấn Độ và Việt Nam phát hiện một con đường cổ và bờ tường dẫn chìm trong lòng đất. Các chuyên gia nhận định đây là tuyến đường ngày xưa được dùng cho hoàng gia và các chức sắc tôn giáo đi lại trong mỗi dịp vào Khu đền tháp để hành lễ.
Các chuyên gia còn tìm thấy nhiều hiện vật giá trị như hai tượng đá mình người, đầu sư tử cùng các chi tiết kiến trúc khác bằng vật liệu đất nung được chôn lấp dưới các chân tháp cổ. Các chuyên gia xác định các hiện vật này có niên đại trùng với thời kỳ xây dựng tháp K, tức là khoảng thế kỷ XI đến thế kỷ XII.
Dự án trùng tu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn được thực hiện từ năm 2015 đến 2021 với tổng kinh phí hơn 60 tỷ đồng, trong đó Chính phủ Ấn Độ tài trợ 50 tỷ đồng.
Đoàn Hữu Trung
Đến Thanh Hà nặn gốm...
Chị bán vé vào cổng 15.000 đồng/người bảo: "Khi đi đến cuối làng đưa vé sẽ được tặng một món quà". Có 15 ngàn mà được tặng một món quà ai lại không thích?
Khách đi theo hướng dẫn, len vào các con đường, đi qua các ngôi nhà làm gốm... Chẳng thấy cổng soát vé ở đâu, chỉ ở điểm cuối cùng, thấy tấm bảng ghi "Nhận quà lưu niệm" mới vào đưa vé để lấy. Đó là một con tò he bằng đất, khi nãy mua ngoài các gian hàng giá 5.000 đồng. Vâng, chỉ là con tò he nhưng mấy vị khách Đài Loan thích thú ra mặt, vì nó được bỏ trong một cái hộp trang trọng.
Một con tò he thôi nhưng tạo niềm vui cho du khách, một cách PR làng gốm truyền thống Thanh Hà và người dân ở đây có thêm thu nhập.
Phơi gốm.
Tôi đã đi qua nhiều làng gốm. Từ Bàu Trúc (Bình Thuận), Lư Cấm (Nha Trang) và cả làng gốm cổ Bát Tràng bên sông Hồng hay làng gốm Lái Thiêu (Bình Dương)... Mỗi làng gốm mang dáng dấp, tạo sức hút riêng của mình.
Nhưng làng gốm Thanh Hà lại hoàn toàn khác, không giận dữ khi khách chụp hình, khách không phải trả tiền tập nặn gốm, tiếng mời chào mua gốm chỉ gọi là xã giao chứ không chèo kéo, như một chủ nhân một nhà gốm nói "Chúng tôi không được phép lấy tiền, chỉ cần bị báo cáo là chúng tôi bị phạt hoặc phải đóng cửa". Đôi khi, để giữ cái hồn làng nghề là ở chỗ đó.
Người ta bảo Thanh Hà đã vào tuổi 600. Cái tuổi làng gốm trải qua 6 thế kỷ nổi danh nhất chính là con tò he bằng đất nung đơn giản mà ta hay gặp những người bán rong ở phố cổ Hội An đôi khi bày trong một chiếc mẹt, ngồi bên hè phố, lấy con tò he thổi ra âm thanh mời khách. Và dễ chừng đến 600 năm sau, có một hậu sinh như tôi nhón chân bước qua những con đường ngang dọc ở Thanh Hà, ghé chỗ này, đến chỗ nọ chỉ ngắm nhìn gốm.
Vào nhà nào cũng bày một bàn xoay gốm, ngồi mà xoay, xoay ra cái gì cũng được, chủ yếu để chụp hình cho biết mình ở nơi này. Nhà nào cũng có vòi nước và khăn sạch cho khách rửa tay sau khi nặn đất. Khách có thể vào hàng gốm, nhìn những tượng phù điêu, không mua cũng được, mà có mua thì chủ nhà đóng gói cẩn thận vì biết khách ở xa.
Món hàng bán chạy nhất có lẽ là con tò he, đẹp một tí giá 10 ngàn đồng/ con, đơn giản thì 5 ngàn đồng/con. Một món quà du lịch đã rẻ mà lại là đặc trưng của làng gốm. Rồi vòng ra bến tàu, con sông Thu Bồn đang mênh mông có những chiếc thuyền sẵn sàng đón khách dạo chơi ra Cửa Đại. Không thích thì vòng ra, thăm Công viên Văn hóa Đất nung ở Hội An, tất nhiên là phải mua vé vào cổng 30 ngàn đồng để lang thang trong khuôn viên rộng gần 6.000m2.
Bảo tàng gốm Thanh Hà.
Công viên gốm bao gồm hai tòa nhà chính biểu trưng cho hai loại lò nung gốm của Thanh Hà. Sau khi mua vé, khách vào trong tòa nhà tham quan. Không kể ở đây về sự xếp đặt từng khu trưng bày của các làng gốm, mà chính là cách thiết kế độc đáo, ánh sáng tự nhiên len vào, gợi cho khách tham quan một cảm giác đầy ấn tượng. Và có lẽ điểm khách nhắm đến chính là khu vực ngoài trời với những mô hình gốm mô phỏng tất cả các kiến trúc thế giới. Tháp nghiêng Pisa (Ý), Đền Taj Mahal (Ấn Độ), White House (Mỹ), Kim Tự Tháp (Ai Cập),...
Cuộc hành trình thú vị hơn khi có chiếc xe điện chờ sẵn, khách lên xe hoàn toàn miễn phí, xe chở khách ra khu chợ để đón xe về Hội An. Và chắc chắn trong hành trang ghé thăm làng gốm Thanh Hà ai cũng mang về cho mình một vài món đồ gốm, vài con tò he... cùng nụ cười thân thiện của người dân làng gốm Thanh Hà.
KHUÊ VIỆT TRƯỜNG
Theo cadn.com.vn
20 điểm du lịch lý tưởng trên thế giới trong năm 2020 (P2) Mặc dù những điểm đến này không mới đối với những người đam mê du lịch nhưng chúng vẫn có những điều đặc biệt theo từng mùa. Vì vậy, hãy khám phá những nét mới mẻ của các điểm du lịch cũng như nền văn hóa bản địa trong từng địa danh mà bạn đặt chân đến. 11. Foz do Iguau, Brazil Ảnh:...