Chuyên gia Ấn đề xuất lập lực lượng bảo vệ bờ biển chung đối phó TQ
Ông Jayadeva Ranade, Giám đốc Trung tâm Trung Quốc về Phân tích và Chiến lược (CCAS) của Ấn Độ, nhận định: với việc triển khai giàn khoan dầu Hải Dương-981 trị giá 1 tỷ USD, Trung Quốc đã chọn cách làm leo thang mạnh mẽ căng thẳng trong khu vực.
Ngoài ra, việc 81 tàu có vũ trang của Trung Quốc hộ tống giàn khoan cũng truyền đi một thông điệp hoàn toàn không thể nhầm lẫn tới tất cả các nước trong khu vực rằng Bắc Kinh nhất quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, nếu cần thiết bằng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Tàu Trung Quốc tìm cách chặn tàu chấp pháp của Việt Nam tiếp cận giàn khoan mà Trung Quốc hạ đặt trái phép. Ảnh: TTXVN
Theo ông Jayadeva Ranade, các nước trong khu vực phải lường trước mọi tình huống trong tương lai gần khi Trung Quốc thống trị vùng biển của khu vực châu Á – Thái Bình Dương và kiểm soát các tuyến hàng hải.
Với vị thế và sức mạnh của Trung Quốc, các nước khác trong khu vực xem ra không có nhiều giải pháp ngoài việc phải phối hợp với nhau nhằm bảo đảm rằng các tuyến hàng hải quốc tế và thương mại trên biển phải được tự do thông thương. Họ cũng có thể hợp tác để cố gắng bảo đảm rằng các vùng lãnh thổ có tranh chấp, dù trên đất liền hay trên biển đều không được giải quyết bằng vũ lực.
Điều này sẽ chỉ có thể nếu tất cả các nước trong khu vực quyết định cùng nhau thảo luận vấn đề với Bắc Kinh và thành lập một lực lượng bảo vệ bờ biển chung.
Theo Báo Tin tức
Trung Quốc xấu mặt vì ảo mộng "đường 9 đoạn"
Hầu hết các đại biểu tham dự đều bày tỏ quan ngại, khẳng định Trung Quốc đang có những hành động gây căng thẳng trong khu vực.
Nhiều nước yêu cầu TQ giải thích "đường 9 đoạn"
Chiều 1/6, diễn đàn Đối thoại Shangri La lần thứ 13 đã bế mạc sau 3 ngày nhóm họp với 5 phiên thảo luận chung về các chủ đề liên quan đến an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Một trong những chủ đề được nhiều diễn giả, học giả tham dự diễn đàn quan tâm nhất chính là những diễn biến mới đây về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại Vùng Đặc quyền Kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Video đang HOT
Hầu hết các đại biểu tham dự đều bày tỏ quan ngại, khẳng định đây là những hành động gây căng thẳng trong khu vực.
Tại phần hỏi đáp sau thảo luận, các học giả đến từ nhiều nước trên thế giới đã tập trung yêu cầu ông Vương Quán Trung, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc giải thích về cái gọi là " đường 9 đoạn" của Trung Quốc trên Biển Đông.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh tại Shangri La lần thứ 13.
Trưa 1/6 đã diễn ra phiên thảo luận thứ năm và cuối cùng với chủ đề "Đảm bảo quản lý xung đột nhanh chóng tại châu Á-Thái Bình Dương."
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian bày tỏ "hy vọng và trông đợi việc hoàn tất nhanh chóng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), mà sẽ là cách thức duy nhất để ngăn ngừa các sự cố" và để xây dựng một môi trường "hòa bình, ổn định và thịnh vượng" hơn nữa trong khu vực.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen đã nhấn mạnh đến tính "phi dự báo" của những thách thức an ninh đối với khu vực, trong đó có các sự cố trên Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Singapore khẳng định có thể giảm thiểu các nguy cơ này bằng "việc chủ động xây dựng các mối quan hệ và khuôn khổ đa phương mạnh mẽ nhằm gây dựng lòng tin thông qua hợp tác và đồng thuận.
" Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Nhật Bản gặp gỡ tại Shangri-La
Trong một diễn biến khác, ngày 1/6, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh và người đồng cấp bên phía Nhật, ông Itsunori Onodera, đã gặp nhau bên lề diễn đàn Shangri-La ở Singapore, đài NHK (Nhật Bản) đưa tin.
Ông Onodera đã bày tỏ lo ngại về vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam ngay trong vùng biển Việt Nam ở biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật cũng cho biết về vụ chiến đấu cơ Trung Quốc mới đây bay sát một cách khiêu khích máy bay quân sự của Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản ở biển Hoa Đông.
NHK dẫn lời ông Onodera cho biết ông ủng hộ phản ứng điềm tĩnh của chính phủ Việt Nam trước vụ tàu Trung Quốc hung hăng đâm tàu cá Việt Nam.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera (phải) và người đồng cấp Mỹ Chuck Hagel
Ngoài ra, bộ trưởng Nhật còn khẳng định ý đồ đơn phương thay đổi hiện trạng ở biển Đông và biển Hoa Đông của Trung Quốc là điều không chấp nhận được.
Cả hai bộ trường cùng nhất trí rằng tranh chấp biển đảo ở châu Á phải được giải quyết một cách hòa bình và tuân thủ theo đúng luật pháp quốc tế.
Phát biểu sau cuộc gặp với ông Thanh, ông Onodera kêu gọi các quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc cần đưa ra tiếng nói chung, đồng thời nhấn mạnh rằng tranh chấp phải được giả quyết thông qua thảo luận và theo quy định của luật pháp quốc tế.
Trung Quốc "thản nhiên" nói rằng "không gây rối trước trên Biển Đông"
Trong khí đó, phát biểu trước phái đoàn các nước tham dự Đối thoại Shangri La trong ngày làm việc cuối cùng ngày 1/6, Trưởng phái đoàn Trung Quốc nói rằng, phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel khiến ông "nổi giận".
Vị Phó Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), Trưởng đoàn Trung Quốc Vương Quán Trung cho biết, "đoàn Trung Quốc có cảm giác rằng bài phát biểu của ông Abe và ông Hagel là một hình thức khiêu khích đối với Trung Quốc".
"Bài diễn văn của ông Abe và ông Hagel là một hình thức khiêu khích đối với Trung Quốc. Một đồng nghiệp nước ngoài nói với tôi rằng, việc ông Abe, Thủ tướng Nhật Bản và ông Hagel, trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, hai nước lớn, có những cáo buộc như vậy đối với Trung Quốc là không thể tưởng tượng được", ông Vương Quán Trung nói.
Người đứng đầu phái đoàn Trung Quốc ở Shangri-La thản nhiên nói rằng, "Trung Quốc không bao giờ có hành động gây rắc rối trước liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, các quyền hàng hải và lợi ích. Trung Quốc buộc phải có biện pháp ứng phó sau khi nước khác gây rối".
Mỹ sẽ đưa vũ khí hiện đại đến châu Á - Thái Bình Dương
Tại đối thoại Shangri-la ở Singapore hôm 31/5, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết Mỹ sẽ tiếp tục duy trì việc thúc đẩy xây dựng năng lực của các đồng minh và đối tác trong khu vực, như tiến hành 130 cuộc tập trận và tương tác, 700 chuyến tàu viếng thăm mỗi năm ở khu vực.
Ông cũng nhắc lại việc Mỹ sẽ chuyển các vũ khí hiện đại nhất tới đây. "Năm tới, hải quân Mỹ sẽ lần đầu tiên đưa tàu đổ bộ tốc độ cao (JHSV) đến châu Á - Thái Bình Dương, ngoài ra một tàu ngầm chiến lược cũng sẽ được triển khai tới căn cứ quân sự ở Guam.
Bốn tàu chiến đấu tuần dương sẽ được triển khai tới đây từ năm 2017. Và tới năm 2018, tàu khu trục hiện đại lớp Zumwalt sẽ bắt đầu vận hành ở Thái Bình Dương" - ông thông báo.
Mỹ cũng sẽ cung cấp máy bay chiến thuật thế hệ 5 (mới nhất) cho Nhật và Úc, triển khai thêm hai tàu phòng thủ tên lửa đạn đạo tới Nhật.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ tại đối thoại Shangri-la
Mỹ và ASEAN cũng muốn tăng cường việc chia sẻ thông tin, hợp tác trên biển và tăng cường việc tập trận chung giữa các nước.
Theo các chuyên gia, việc Mỹ tăng cường quân sự tại khu vực Biển Đông sẽ giúp giảm được các căng thẳng, như lần Mỹ đưa tàu sân bay tới Đài Loan năm 1996 giúp giảm nguy cơ chiến tranh hai bờ khi đó.
"Không cần phải đến tàu sân bay, chỉ cần vài tàu khu trục cũng đủ để gửi tín hiệu cho Trung Quốc là Mỹ sẵn sàng hỗ trợ các nước" - một chuyên gia của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế nói.
Trong một thông điệp cứng rắn khác, ông Chuck Hagel đã thẳng thắn chỉ trích Trung Quốc "gây bất ổn ở Biển Đông".
"Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã tiến hành một loạt hành động đơn phương gây bất ổn ở Biển Đông" - ông Hagel phát biểu trong phiên toàn thể tại Đối thoại Shangri La.
Ông nêu rõ: "Họ hạn chế quyền tiếp cận bãi cạn Scarborough, gây áp lực đối với Philippines ở bãi Cỏ Mây, bắt đầu kiên cố hóa trên biển ở một loạt địa điểm và kéo giàn khoan vào khu vực Hoàng Sa".
Theo ông Hagel, chính những hành động kiểu này đã khiến "châu Á - Thái Bình Dương đang đối mặt với những đe dọa nghiêm trọng" và thông điệp của Mỹ đối với Trung Quốc là "Mỹ sẽ không ngoảnh mặt đi khi những nguyên tắc cơ bản của trật tự thế giới bị đe dọa. Chúng tôi kiên quyết phản đối việc dọa dẫm, gây sức ép hay đe dọa sử dụng vũ lực".
Theo Báo Đất Việt
Lập trường của Việt Nam được hoan nghênh tại Shangri-La Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh nói Lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông đã được chia sẻ và hoan nghênh tại Đối thoại Shangri-La 13. Trả lời phỏng vấn phóng viên sau khi Đối thoại Shangri-La lần thứ 13 kết thúc, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,...