Chuyên gia: 1 tỷ người sẽ sống trong cái nóng như Sahara trong 50 năm tới
Các nghiên cứu cho thấy tác động của khủng hoảng khí hậu với con người sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn và sớm hơn dự tính trước kia.
Một nghiên cứu cho thấy 1 tỷ người sẽ phải di dời hoặc buộc phải chịu đựng sức nóng không thể chịu được với mỗi 1 độ C tăng lên trong mức nhiệt toàn cầu. Trong trường hợp xấu nhất, nơi cư trú của một phần ba dân số thế giới sẽ nóng như những phần nóng nhất của Sahara trong vòng 50 năm.
Ngay cả trong viễn cảnh lạc quan nhất, 1,2 tỷ người sẽ sống ngoài vùng khí hậu thoải mái, nơi con người đã phát triển trong 6.000 năm qua.
Số người dự đoán sẽ sống ở nơi nóng như Sahara trong 50 năm.
Các tác giả của nghiên cứu cho biết họ không ngờ rằng loài người lại trở nên dễ bị tổn thương như vậy. “Những con số này rất đáng kinh ngạc. Tôi đã muốn làm lại lần nữa khi lần đầu tiên nhìn thấy chúng”, ông Tim Lenton, thuộc Đại học Exeter, nói.
Video đang HOT
“Trước đây, tôi đã nghiên cứu các điểm tới hạn khí hậu, thường được coi là tận thế. Nhưng điều này còn có tác động mạnh hơn. Nó đặt ra mối đe dọa rất rõ ràng với con người”.
Theo chuyên gia, đại đa số nhân loại luôn sống ở những vùng có nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 6 độ C đến 28 độ C, lý tưởng cho sức khỏe con người và sản xuất thực phẩm. Nhưng điểm lý tưởng này đang dịch chuyển và thu hẹp lại do sự ấm lên nhân tạo toàn cầu, khiến nhiều người rơi vào môi trường cực đoan gần như không thể sống được.
Nhân loại đặc biệt nhạy cảm bởi vì chúng ta tập trung ở đất liền – nơi nóng lên nhanh hơn các đại dương – và bởi vì phần lớn sự gia tăng dân số trong tương lai sẽ tập trung ở các khu vực vốn đã nóng của châu Phi và châu Á. Do các yếu tố nhân khẩu học này, con người trung bình sẽ trải qua sự gia tăng nhiệt độ 7,5 độ C khi nhiệt độ toàn cầu tăng 3 độ C, được dự báo diễn ra vào cuối thế kỷ.
Điều này sẽ thêm rất nhiều vào áp lực cho hoạt động di cư và đặt ra thách thức cho các hệ thống sản xuất thực phẩm.
WHO giục châu Phi 'tỉnh giấc', 'chuẩn bị tình huống xấu nhất' với COVID-19
Vùng hạ Sahara châu Phi ngày 18-3 ghi nhận trường hợp đầu tiên tử vong vì COVID-19, là một chính trị gia cấp cao của Burkina Faso.
Người dân đeo khẩu trang rời khỏi đám tang của người bệnh đầu tiên chết vì COVID-19 ở vùng hạ Sahara châu Phi tại Ouagadougou, thủ đô Burkina Faso, hôm 18-3 - Ảnh: AFP
Theo báo Philstar, người đứng đầu Tổ chức Y tế thế giới thúc giục châu lục này hãy "chuẩn bị ứng phó với tình huống tồi tệ nhất".
"Châu Phi nên tỉnh giấc", ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, tổng giám đốc WHO, phát biểu tại cuộc họp báo tại Geneva, Thụy Sĩ. Ông cũng chỉ ra rằng "tại nhiều nước khác chúng tôi đã chứng kiến virus thực sự tăng tốc ra sao sau một điểm bùng phát cụ thể".
Mặc dù châu Phi không có số lượng ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 cao như một số nước khác trên thế giới, song trong vài ngày qua, châu lục này cũng đã ghi nhận số ca bệnh mới tăng lên đáng kể.
Các chuyên gia y tế đã nhiều lần cảnh báo về mức độ rủi ro cực lớn với châu lục này nếu đại dịch COVID-19 lan tới đây, bởi châu Phi vẫn đang có một hạ tầng y tế yếu kém. Bên cạnh đó là tình trạng nghèo đói, xung đột, môi trường vệ sinh kém và mức độ tập trung dân số cao tại các vùng đô thị.
Giới chức y tế tại bang Sahel, một bang nghèo của Burkina Fasso, ngày 18-3 cho biết số ca bệnh COVID-19 đã tăng thêm 7 người, lên tổng số 27 ca. Một trong số đó, bệnh nhân nữ 62 tuổi có bệnh tiểu đường, đã qua đời.
Đảng đối lập chính tại Burkina Faso là UPC cho biết người chết là một nghị sĩ của đảng này, bà Rose-Marie Compaore, cũng là phó chủ tịch thứ nhất của Quốc hội Burkina Faso.
Trong khi đó, Nam Phi, nền kinh tế công nghiệp lớn nhất tại châu Phi, đã ghi nhận số ca bệnh mới tăng thêm 31, nâng tổng số người bệnh COVID-19 của nước này lên 116.
Quốc gia Zambia gần đó cũng đã ghi nhận 2 ca nhiễm COVID-19 đầu tiên, là cặp vợ chồng vừa đi du lịch ở Pháp 10 ngày trở về thủ đô Lusaka.
Theo thống kê của hãng tin AFP, tính tới 18-3, tổng số ca bệnh ở châu Phi đã vượt qua mốc 600 người. Trong đó 16 người đã chết, gồm 6 người ở Ai Cập, 6 người ở Algeria, 2 người ở Morocco, 1 người ở Sudan và 1 người ở Burkina Faso.
Những con số này còn tương đối nhỏ so với phần còn lại của thế giới khi trên toàn cầu, số ca nhiễm và số người chết đã lần lượt vượt qua những mốc mới là 210.000 và 8.800.
Tuy nhiên, tổng giám đốc WHO Tedros cảnh báo những số liệu chính thức, ví dụ vùng hạ châu Phi đã ghi nhận 233 ca nhiễm, chắc chắn chưa phản ánh đúng bức tranh tổng thể về thực tiễn dịch bệnh tại đây.
"Có thể chúng ta còn những ca bệnh chưa phát hiện hoặc những ca chưa được báo cáo", ông Tedros nói.
D. KIM THOA (tuoitre.vn)
Vùng hạ Sahara có ca nhiễm virus corona đầu tiên tại Nigeria Chính quyền Nigeria hôm 28/2 tuyên bố trường hợp nhiễm virus corona chủng mới đầu tiên tại nước này, cũng là ca bệnh đầu tiên ở vùng hạ Sahara, phía nam châu Phi. AP dẫn lời Akin Abayomi, quan chức y tế của Lagos - thành phố lớn nhất châu Phi với hơn 20 triệu người, cho biết bệnh nhân là một công...