Chuyện gì xảy ra nếu Triều Tiên thử hạt nhân ở Thái Bình Dương?
Triều Tiên hoàn toàn có thể kích nổ bom nhiệt hạch mạnh nhất lịch sử ở Thái Bình Dương và điều này sẽ đánh dấu bước ngoặt trong chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của nước này.
Bom hạt nhân Mỹ thử nghiệm ở Thái Bình Dương năm 1962.
Theo CNN, bất chấp lời đe dọa “hủy diệt hoàn toàn” Triều Tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Bình Nhưỡng ngày 21.9 tuyên bố sẵn sàng thử bom nhiệt hạch cực mạnh ở Thái Bình Dương.
Theo các chuyên gia, Triều Tiên không ngừng đạt bước tiến trong chương trình hạt nhân, chế tạo tên lửa đạn đạo bắn tới Mỹ. Việc Triều Tiên tuyên bố sắp kích nổ bom hạt nhân trên biển là dấu hiệu phù hợp để kiểm tra khả năng thu nhỏ đầu đạn trước khi gắn vào tên lửa.
Trên lý thuyết, Triều Tiên có thể thả bom nhiệt hạch từ máy bay. Nhưng nhiều khả năng Bình Nhưỡng sẽ kết hợp thử tên lửa đạn đạo gắn đầu đạn hạt nhân, đánh dấu khả năng làm chủ công nghệ tên lửa phức tạp bậc nhất thế giới.
“Trường hợp xấu nhất là việc Triều Tiên thử hạt nhân tương tự như Mỹ năm 1962″, Vipin Narang, giáo sư chính trị khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ và là chuyên gia về chính sách hạt nhân nói.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Video đang HOT
Theo chuyên gia này, Triều Tiên nhiều khả năng sé phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa trước, rồi mới tính đến chuyện thử hạt nhân lần thứ 7. “Tôi sẽ hoàn toàn bất ngờ nếu họ thử hạt nhân trong tương lai gần”.
Theo CNN, một vụ thử hạt nhân ở Thái Bình Dương, dù chưa biết rõ địa điểm chính xác, chắc chắn sẽ tạo nên những hệ quả tiêu cực. Cư dân sống ở hòn đảo Bikini Atoll, gần nơi Mỹ nhiều lần thử hạt nhân vào giữa thế kỷ 20, cho đến nay vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe, như ung thư, dị tật bẩm sinh và rối loạn tuyến giáp.
Vụ nổ hạt nhân cũng sẽ hủy diệt các sinh vật đại dương trong bán kính rộng lớn xung quanh.
Theo các chuyên gia, Triều Tiên có thể hạn chế những rủi ro này nếu lựa chọn nơi thử hạt nhân hoang vắng, tách biệt với thế giới bên ngoài ở Thái Bình Dương.
“Thảm họa tồi tệ đến đâu còn phụ thuộc vào nơi họ kích nổ vũ khí hạt nhân và điều kiện thời tiết ở đó”, chuyên gia Melissa Hanham đến từ trung tâm giải trừ hạt nhân James Martin nói.
“Chúng ta học được từ các vụ thử hạt nhân trong quá khứ rằng, hoạt động đó sẽ tạo ra hiệu ứng tiêu cực với môi trường và con người trong thời gian dài”, bà Melissa Hanham nói.
Theo Danviet
Hậu quả nếu Triều Tiên nổ bom nhiệt hạch ở Thái Bình Dương
Một vụ nổ bom nhiệt hạch trên Thái Bình Dương sẽ gây ra những hậu quả nặng nề về môi trường, thậm chí là tính mạng người dân.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đứng cạnh mô hình được cho là bom nhiệt hạch của Bình Nhưỡng. Ảnh: KCNA.
Trong một động thái đáp trả đe dọa hủy diệt của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho hôm 21/9 tuyên bố Bình Nhưỡng đang xem xét việc thử nghiệm một quả bom nhiệt hạch trên Thái Bình Dương, theo Reuters.
Dù không tiết lộ chi tiết kế hoạch, ông Ri ám chỉ rằng đây có thể sẽ là "vụ nổ nhiệt hạch lớn nhất trên Thái Bình Dương". Theo bình luận viên Dave Mosher của Business Insider, nếu tuyên bố này của ông Ri là đúng sự thật, quả bom nhiệt hạch Triều Tiên sắp kích nổ có thể còn mạnh hơn cả vụ thử nghiệm Castle Bravo của Mỹ trên đảo Bikini thuộc quần đảo Marshal ở Thái Bình Dương vào tháng 3/1945 và gây ra những hậu quả nặng nề.
Mosher cho rằng, nếu Triều Tiên kích nổ quả bom, đó sẽ là vụ thử hạt nhân đầu tiên trên thế giới được tiến hành không phải dưới lòng đất trong nhiều thập kỷ qua.
Mỹ, Nga, Trung Quốc và một số nước khác đã tiến hành tổng cộng hơn 2000 vụ thử hạt nhân kể từ năm 1945. Hơn 500 vụ nổ trong số đó được thực hiện trên mặt đất, trong không gian, hoặc dưới biển, nhưng hầu hết vụ thử nghiệm này diễn ra trong Chiến tranh Lạnh, giai đoạn con người chưa hiểu rõ mức độ nguy hại của chúng đối với tính mạng người dân và môi trường.
Các chuyên gia quân sự nhận định hậu quả nguy hiểm nhất của một vụ thử hạt nhân trên mặt đất chính là bụi phóng xạ phát sinh sau vụ nổ, bởi chỉ một phần của lõi hạt nhân biến thành năng lượng trong vụ nổ, phần còn lại sẽ bị nóng chảy, phát tán dưới dạng các hạt bụi nhỏ và có thể lưu lại trong không khí trong thời gian dài.
Nguy cơ từ bụi phóng xạ là vô cùng lớn nếu vụ nổ diễn ra ở gần mặt đất hoặc mặt nước. Tại đó, vụ nổ hạt nhân có thể hút các bụi bẩn, các mảnh vỡ, nước và các loại vật liệu khác, tạo ra nhiều tấn bụi phóng xạ, hòa vào không khí và bay xa hàng trăm km.
Chính loại bụi này trong các vụ thử nghiệm hạt nhân đã giết chết nhiều dân thường ở khu vực Thái Bình Dương và đến nay vẫn còn là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư và nhiều vấn đề về sức khỏe khác cho toàn thế giới.
Đám mây phóng xạ hình nấm hình thành sau vụ nổ Castle Bravo. Ảnh: US Air Force.
Trong đó, vụ thử bom Castle Bravo của Mỹ được coi là gây hậu quả nghiêm trọng nhất. Vụ nổ với sức công phá 15 Megaton (gấp 1000 lần năng lượng của một trong hai quả bom hạt nhân mà Mỹ thả xuống Nhật Bản) này đã gây nên một thảm họa thực sự về môi trường. Hàng trăm dân cư sinh sống trên nhiều đảo nhỏ cách tâm vụ nổ lên đến 180 km vẫn bị nhiễm xạ với mức cao. Nhiều người trong số họ cũng lần lượt qua đời sau đó do mắc các chứng bệnh liên quan đến phóng xạ.
Trong trường hợp vụ nổ được Triều Tiên thực hiện ở khoảng cách đủ cao so với mặt nước biển, sự phát tán phóng xạ sẽ được hạn chế nhưng lại tạo ra nguy cơ từ sóng xung điện từ được phán tán trong phạm vi rộng.
Mosher cho rằng nếu quyết định thực hiện kế hoạch, Triều Tiên có thể lắp bom lên tên lửa đạn đạo và kích nổ bom ở độ cao khoảng vài trăm km ở Thái Bình Dương để hạn chế tác động nguy hại. Nếu phóng thành công, Triều Tiên sẽ chứng minh được họ đã thu nhỏ thành công đầu đạn để gắn lên tên lửa đạn đạo và có thể thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân vào đất liền của Mỹ.
Tuy nhiên, tên lửa Triều Tiên vẫn có thể gặp nhiều lỗi khác nhau, đặc biệt là các mẫu mới được phát triển. Một tên lửa xuyên lục địa của Triều Tiên được gắn đầu đạn hạt nhân có thể trượt mục tiêu với khoảng cách rất xa hoặc nổ tung trên quỹ đạo bay. Điều này có thể dẫn đến một vụ nổ ở nơi không mong muốn và sẽ gây tác hại không thể lường trước.
"Nếu điều đó xảy ra, biện pháp duy nhất để ngăn chặn vụ nổ là tấn công phần mềm điều khiển của tên lửa khi nó đang ở trên không hoặc tiêu diệt tên lửa mang đầu đạn hạt nhân bằng một loại vũ khí khác", Mosher nhận định.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Mỹ nói Triều Tiên 'vô trách nhiệm' nếu thử bom ở Thái Bình Dương Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói Triều Tiên thực hiện lời đe dọa thử bom nhiệt hạch ở Thái Bình Dương sẽ là hành động vô trách nhiệm "gây sốc". Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis. Ảnh: Reuters. "Đó sẽ là một sự vô trách nhiệm gây sốc đối với thế giới, nhằm vào sự ổn định và không phổ biến vũ...