Chuyện gì xảy ra nếu máy bay gặp khói bụi núi lửa?
Máy bay dễ rơi vào không gian khói bụi của núi lửa vì con người khó có thể phân biệt mây thường và mây bụi, dù bằng mắt thường hay qua radar. Vậy điều gì xảy ra nếu máy bay gặp khói bụi núi lửa?
Máy bay dễ rơi vào không gian khói bụi của núi lửa
Các hãng chế tạo máy bay cảnh báo, máy bay phải tuyệt đối tránh bay vào khu vực có khói bụi núi lửa. Thực tế cho thấy khói bụi có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến bề mặt máy bay, kính chắn gió, động cơ. Các hệ thống thông gió, dẫn nước, điện cũng có thể bị phá hỏng.
Nghiêm trọng hơn, bụi núi lửa khi chui vào động cơ có thể gây hỏng hóc, ăn mòn các bộ phận, khiến một phần hoặc toàn bộ ống dẫn nhiên liệu bị tắc.
Tro bụi núi lửa chứa những hạt nhỏ có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ bên trong động cơ máy. Trong quá trình bay, những hạt bụi này sẽ lập tức tan chảy nếu chúng đi qua động cơ. Khi qua tuabin, chúng sẽ làm giảm nhiệt độ và dính chặt vào van tuabin, cản trở áp lực của dòng nhiên liệu.
Chuyện tồi tệ nhất có thể xảy ra khi dòng áp lực nhiên liệu bị rối loạn, động cơ sẽ ngừng hoạt động.
Liệu có thể nhận ra khói bụi núi lửa?
Cũng theo Cục Địa chất Mỹ, mỗi năm có hàng triệu hành khách bay qua các khu vực núi lửa hoạt động như ở Iceland và phía Bắc Thái Bình Dương. Nơi đây có hơn 100 núi lửa đang hoạt động và gây ra 4-5 vụ phun khói bụi mỗi năm.
Khi radar thời tiết không thể xác định được khói bụi núi lửa, phi công phải dựa vào thông tin dự báo phun núi lửa trong suốt hành trình.
Hiện có 9 trung tâm tư vấn bụi núi lửa (VAAC) được các tổ chức quốc tế cho phép cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên môn cho các cơ quan khí tượng quốc gia về việc xác định và dự đoán dòng di chuyển của bụi núi lửa.
Những ca thoát hiểm ấn tượng
Cho đến nay vẫn chưa có tai nạn chết người xảy ra, song có rất nhiều máy bay đã rơi vào giữa các đám bụi núi lửa trong nhiều năm qua và cũng có một vài tai nạn suýt gây thương vong.
Tối 24/6/1982, chiếc Boeing 747 của hãng hàng không British Airways do cơ trưởng Eric Moody điều khiển trên hành trình từ London tới Aukland đã gặp đám tro bụi bốc lên từ núi lửa Galunggung trên đảo Java của Indonesia. Cả bốn động cơ máy bay đều bị hư hại. Phi hành đoàn phải cho phi cơ lượn (bay không động cơ) một chặng đường dài để thoát khỏi đám mây bụi, trước khi các động cơ hoạt động trở lại. Họ chuyển hướng và hạ cánh an toàn ở Jakarta.
Vào một ngày trong tháng 12/1989, chuyến bay KLM 867 từ Amsterdam, Hà Lan tới thành phố Anchorage, bang Alaska, Mỹ đã bay vào một đám mây mù trông rất bình thường. Sau đó họ nhận ra đó là đám mây tro bụi phun ra từ núi lửa Redoubt thuộc dãy Aleutian. Các phi công đã nỗ lực hết sức để vượt qua đám mây, nhưng cả bốn động cơ của chiếc Boeing 747 trục trặc ngay sau khi hệ thống điện dự phòng bị hỏng.
Cuối cùng phi hành đoàn khởi động lại được hai động cơ cùng một lúc và máy bay hạ cánh an toàn ở Anchorage, dù kính chắn gió, hệ thống động cơ bên trong, và hệ thống điện của máy bay bị hư hại nặng.
Động đất và phun trào núi lửa xảy ra nhiều nhất là quanh Thái Bình Dương, thường được gọi là Vành đai núi lửa Thái Bình Dương. Nó gây ra các vụ chấn động và nung nóng trải dài từ Nhật Bản tới Alaska và Nam Mỹ.
Trong 500 năm qua, có ít nhất là 300.000 người đã chết vì núi lửa. Từ năm 1980 đến 1990, núi lửa đã làm thiệt mạng ít nhất 26.000 người.
Núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới hiện nay đang nằm ở châu Mỹ. Đó là núi lửa Mauna Loa, cao 4.171 mét so với mực nước biển. Núi lửa Mauna Loa ở quần đảo Hawaii, giữa Thái Bình Dương Mauna Loa có đường kính vĩ đại 100 km. Ngoài 4.171 mét trên mực nước biển, chân núi nằm ở sâu hơn 5.000 mét dưới lòng Thái Bình Dương. Vì vậy, chiều cao thực sự của núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới là trên 9.000 mét. Với chiều cao đó nó thậm chí còn cao hơn đỉnh núi Everest.
Hiện tại Việt Nam không có núi lửa nào đang phun. Tuy nhiên trước đó, ngày 15 tháng 2 năm 1923, cù lao Hòn thuộc Phan Thiết đã xảy ra động đất làm rung chuyển nhà cửa, kéo dài 1 tuần; thủy thủ trên tàu Vacasamaru của Nhật phát hiện một đám khói đen dựng đứng, kèm theo một cột hơi dày đặc bốc cao hơn 2.000 m cùng với những tiếng nổ mạnh phát ra từng đợt.
Theo tienphong.vn
Ông Trump định cho thuê 1,6 triệu ha đất ở Alaska để khai thác dầu
Ngày 5-11, chính quyền Trump cho biết vào tháng 12 tới, họ sẽ đấu giá cho thuê gần 1,6 triệu ha đất ở bang Alaska (khu vực gần Bắc cực) để khai thác dầu.
Cục Quản lý đất đai (BLM) tuyên bố sẽ tiến hành đấu giá cho thuê đất khai thác dầu khí tại Khu dự trữ dầu khí quốc gia ở Alaska vào ngày 11-12. Đây là lần giao dịch thứ 15 trong loạt giao dịch bán và cho thuê đất khai thác dầu do BLM tổ chức ở phía Tây khu vực North Slope thuộc bang Alaska.
BLM cũng đang hoàn thiện một dự án để lật lại các kế hoạch dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama - với mục đích không khai thác dầu khí ở khoảng một nửa trong số 9,3 triệu ha đất dự trữ dầu khí. Lý do được chính quyền ông Obama đưa ra là cần bảo vệ tuần lộc, chim di cư và các tài nguyên quan trọng khác cho người dân bản địa và quốc gia.
Quan điểm trên được Hạ viện do đảng Dân Chủ kiểm soát ủng hộ, bằng cách thông qua dự luật bảo vệ khu vực này nhưng Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát rất ít khả năng thông qua.
Chính quyền Trump và ngành công nghiêp dầu mỏ cho rằng kế hoạch của Obama còn hạn chế và cần được thay đổi. Ảnh: Reuters
Trong khi đó, ông Trump và ngành công nghiệp dầu mỏ lại cho rằng kế hoạch của ông Obama quá hạn chế và cần được thay đổi.
"Với những tiến bộ trong công nghệ khoan, việc phát triển kế hoạch mới giúp kinh tế phát triển mạnh hơn trong khi vẫn bảo vệ được các tài nguyên quan trọng cũng như sinh kế của người dân" - ông Chad Padgett, giám đốc phụ trách bang Alaska của BLM, cho biết.
Việc mở rộng phát triển về phía Tây của North Slope và khu dự trữ dầu mỏ được xem là đầy hứa hẹn cho việc sản xuất dầu ở Alaska.
Gia Minh
Theo nld.com.vn/Reuters
Mỹ : Người nhập cư trái phép tiêu tốn ngân sách của Alaska tới 108 triệu USD hàng năm Một bang nằm tận cùng phía Bắc của Mỹ như Alaska cũng đang gánh chịu hậu quả từ sự hỗn loạn ở tận biên giới Mexico. Người nhập cư Ảnh: Telegram Trong cuộc trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình Fox Business, thống đốc bang Alaska Michael Dunleavy tuyên bố rằng, bất chấp mọi nỗ lực của chính quyền địa phương, những...