Chuyện gì xảy ra nếu G-Dragon là thành viên TVXQ?
Trước khi nổi tiếng dưới tư cách thành viên Big Bang – nhóm nhạc thuộc quản lý của YG Entertainment, G-Dragon từng gia nhập SM Entertainment.
Trở thành ngôi sao giải trí ở xứ kim chi chưa bao giờ là điều dễ dàng, theo SCMP . Trước khi nổi tiếng, nhiều thần tượng hàng đầu từng hợp tác với các công ty giải trí khác như G-Dragon, Bam Bam, Jin, Jisoo.
G-Dragon
G-Dragon – người được mệnh danh là thiên tài Kpop chính thức gia nhập SM Entertainment từ năm 8 tuổi. Nam ca sĩ được “phát hiện” bởi Lee Soo Man. 5 năm kể từ ngày được SM đào tạo, G-Dragon chuyển đến YG Entertainment vào năm 13 tuổi. Theo truyền thông, khi tìm ra đam mê với rap, G-Dragon quyết định gia nhập nhà YG. SCMP cho rằng nếu vẫn tiếp tục hoạt động dưới trướng nhà SM, có thể G-Dragon sẽ thành thành viên TVXQ hoặc thậm chí tạm dừng hoạt động nghệ thuật.
G-Dragon từng gia nhập SM Entertainment năm 8 tuổi.
Truyền thông Hàn đưa tin ban đầu Yang Hyun Suk – “ông chủ” nhà YG kiêm giám đốc điều hành âm nhạc dự định quảng bá BlackPink là nhóm nhạc nữ gồm 9 thành viên, trong đó có ca sĩ kiêm diễn viên Miyeon. Tuy nhiên, đến cuối cùng, Hyun Suk quyết định ra mắt 4 thành viên như hiện tại.
Trước khi quyết định không tham gia BlackPink, Miyeon từng được đào tạo tại YG Entertainment cùng với các thành viên hiện tại của Blackpink. Cuối cùng, cô ra mắt dưới tư cách thành viên (G) I-dle – nhóm nhạc nữ 6 người hoạt động dưới trướng Cube Entertainment.
Bam Bam
Theo SCMP , trước khi hoạt động với cái tên GOT7, nhóm nhạc nam có tên GOT6 bởi khi ấy, Bam Bam – rapper gốc Thái Lan từng không được xuất hiện trong đội hình.
Khi thử tài với nhiều thực tập sinh khác ở YG Entertainment, Bam Bam nhận được nhiều lời khen từ Yang Hyun Suk. Sau đó, nhờ tài năng, JYP Entertainment quyết định chiêu mộ và ký hợp đồng với rapper gốc Thái. Tuy nhiên, sau 7 năm hợp tác, mới đây, GOT7 tuyên bố chấm dứt hợp đồng và tách ra hoạt động riêng lẻ.
Video đang HOT
Trước khi hoạt động với cái tên GOT7, nhóm nhạc nam có tên GOT6.
Jisoo
Theo nhận định của truyền thông Hàn Quốc, nhờ vẻ ngoài nổi bật, giọng hát nội lực, Jisoo từng được mời vào đội hình của Red Velvet.
Thông tin này khiến khán giả hứng thú, họ thắc mắc nếu trở thành thành viên Red Velvet, liệu Jisoo có thể nổi tiếng được như hiện tại khi là một trong bốn gương mặt đáng chú ý ở BlackPink.
Thời điểm mới gia nhập làng giải trí, Jisoo được SM Entertainment chiêu mộ khi tham gia buổi hòa nhạc của YG Entertainment với tư cách thực tập sinh.
Jisoo từng được SM Entertainment chiêu mộ.
Jin
Trước khi là thành viên BTS, Jin từng được một quản lý thuộc SM Entertainment tiếp cận. Tuy nhiên, thời điểm đó, Jin cho rằng đó là lời đề nghị không thực tế và có thể lừa đảo nên không trả lời. Nếu chấp nhận, Jin có thể là một phần của EXO thay vì BTS.
Jin từng được một quản lý thuộc SM Entertainment tiếp cận.
Là dân nghe "sành nhạc" lâu năm, bạn có biết đâu là những điểm khác nhau đặc trưng giữa Kpop và US/UK?
Kpop là một trong những thị trường âm nhạc sở hữu đặc thù riêng biệt trong cả văn hóa lẫn cách hoạt động của nghệ sĩ so với xu hướng chung của thế giới. Khi so sánh với nền công nghiệp âm nhạc lớn như Mỹ, sự khác biệt của Kpop lại càng thêm phần rõ nét hơn.
1. Quy trình tuyển chọn
Tại Mỹ, các ngôi sao được một công ty lựa chọn phần lớn dựa vào tài năng sẵn có. Các ca sĩ thường được mong đợi rằng đã qua đào tạo và có kỹ thuật vững chắc để có thể lập tức trở thành một nghệ sĩ biểu diễn chuyên nghiệp ngay tại thời điểm thử giọng hoặc khi kí hợp đồng. Bất kì khóa đào tạo nào mà họ đã từng theo học hoặc luyện tập trước đó đều là từ quyết định của chính các nghệ sĩ với mọi chi phí do bản thân tự chi trả.
Thông báo tuyển chọn thực tập sinh trên toàn cầu do Big Hit Entertainment đăng tải vào năm 2019.
Nhưng tại Hàn Quốc, các thần tượng có thể được tuyển chọn theo nhiều cách như tổ chức cuộc thi tuyển chọn, phát hiện ngôi sao ngay trên đường phố, thậm chí là tìm kiếm tài năng ở nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản hay Mỹ. Đồng thời, một thần tượng Kpop cũng không bắt buộc phải có sẵn các kỹ năng chuyên nghiệp, bởi hầu hết các công ty sẽ đặt ra một quá trình đào tạo nghiêm ngặt cho thực tập sinh của mình trước khi cho họ debut chính thức.
2. Hệ thống thực tập sinh
Thị trường âm nhạc Mỹ thường không có một hệ thống thực tập với tiêu chuẩn cụ thể. Những nhóm nhạc đã từng khiến công chúng "chao đảo" vào những năm 90s đều thành lập thông qua các cuộc thi tuyển chọn công khai và ra mắt chỉ trong thời gian ngắn. Chính vì thế, hầu hết các nghệ sĩ tại đây đều không cần phải băn khoăn về chuyện mình sẽ được debut hay không. Nhưng với Kpop, trước khi trở thành một ngôi sao, mỗi người đều phải trải qua khoảng thời gian làm thực tập sinh dù là vài tháng hay vài năm. Tuy nhiên, kể cả khi đã luyện tập rất lâu nhưng trường hợp không được ra mắt vẫn thường xảy ra tại một môi trường cạnh tranh khốc liệt như Kpop. Có rất nhiều idol đã phải thực tập tận 10 năm để theo đuổi ước mơ, và cũng rất thường tình nếu có người nói rằng mình đã không thể trở thành thần tượng dù đã làm trainee hơn 6-7 năm.
Jihyo (TWICE) đã thực tập hơn 10 năm để được ra mắt cùng nhóm và trở nên nổi tiếng như hiện tại.
3. Kĩ năng cần phải có trước khi ra mắt
Đối với văn hóa nhạc Pop tại Mỹ, khả năng ca hát được xem là yếu tố quan trọng nhất. Các kĩ năng như nhảy hay diễn xuất lại không quá cần thiết đối với một ca sĩ. Ngược lại, một thần tượng Kpop chỉ cần có khả năng hát khá ổn, đổi lại thì đồng thời họ phải thông thạo cả các kĩ năng cơ bản về vũ đạo. Bên cạnh đó, nếu họ còn có thể nhảy, rap, sáng tác, chơi nhạc cụ... thì cũng sẽ là có thêm lợi thế so với những thực tập sinh khác. Còn với các trainee không thể hát nhưng lại sở hữu những kĩ năng khác, họ sẽ được đào tạo bài bản và luyện tập để phát triển khả năng thanh nhạc của mình. Hiện tại, khi sự khắt khe của công chúng ngày một cao hơn thì các thần tượng cũng bắt buộc phải có nhiều hơn một kĩ năng bên cạnh vai trò chính của mình trong nhóm để có thể đáp ứng.
Idol Kpop gần như không thể chỉ biết mỗi hát và nhảy. Tiêu chuẩn khắt khe từ công chúng buộc họ phải sở hữu đa dạng kĩ năng hơn.
4. Tuổi thọ nghề nghiệp
Một trong những lý do vì sao một thần tượng Kpop cần phải có nhiều hơn một kĩ năng là bởi bề dài sự nghiệp của họ quá ngắn so với một ngôi sao âm nhạc tại Mỹ. Hầu hết sự nghiệp của các idol thường có tuổi thọ trung bình từ 5-7 năm. Có những nhóm nhạc ngưng hoạt động chỉ sau 1-2 năm, những cũng tồn tại những tên tuổi đã hoạt động đến nay hơn một thập kỉ. Tuy nhiên, các ca sĩ tại Hàn Quốc thường bắt đầu dần bị giảm độ "hot" khi họ bước qua tuổi 30. Trong khi đó, tại Mỹ thì tuổi tác của một ngôi sao chỉ là những con số. Madonna đã vô cùng nổi tiếng vào những năm 1980 và ở tuổi gần 60, cô vẫn là một tượng đài lớn trong ngành công nghiệp âm nhạc thế giới, vẫn đủ sức lay động khán giả bằng những sản phẩm mới. Điều này hầu như sẽ rất khó để bắt gặp ở Kpop.
Tuổi thọ sự nghiệp của một thần tượng Kpop thường không kéo dài được như các nghệ sĩ tại Mỹ.
5. Mức độ quan trọng của việc tự sáng tác và sản xuất nhạc
Các nghệ sĩ US/UK đặc biệt rất chú trọng vào sự độc đáo và bản sắc cá nhân trong âm nhạc nên họ thường tự sáng tác ca khúc cho riêng mình. Nếu không tự mình viết nhạc, các ca sĩ ở Mỹ cũng sẽ góp một vai trò quan trọng trong quá trình tạo nên sản phẩm âm nhạc. Ca khúc được họ phát hành đa phần dựa trên kinh nghiệm sống và mang đậm cá tính của mỗi người. Mặt khác, do quy trình đào tạo đặc trưng, các thần tượng Kpop thường phụ thuộc khá nhiều vào nhà sản xuất để có được những ca khúc hay cho đợt debut hoặc comeback. Tuy nhiên, điều đó đang dần được thay đổi trong thời gian gần đây khi hiện tại các nhóm nhạc đều có ít nhất một thành viên có thể tự sáng tác hoặc viết lời cho ca khúc.
Dù hầu hết thần tượng Kpop đều có nhà sản xuất đứng sau các sản phẩm, nhưng vẫn có những thần tượng tự sáng tạc nhạc cho chính mình và vô cùng thành công như G-Dragon.
6. Khái niệm "gia đình" giữa các nghệ sĩ cùng công ty
Tại Hàn Quốc, đa phần các nghệ sĩ thường thể hiện sự tự hào và tình cảm của mình dành cho công ty chủ quản bởi đó còn là thương hiệu định hình danh tiếng cho họ. Các fan Kpop cũng có xu hướng yêu thích các nghệ sĩ khác nhau trong cùng một công ty bên cạnh thần tượng riêng của mình. Đồng thời, khái niệm "gia đình" cũng được nhấn mạnh khi nhắc đến những tên tuổi có cùng một công ty chủ quản. Đây là điều dường như không thể thấy được ở các cộng đồng người hâm mộ của những ngôi sao tại Mỹ.
Bầu không khí gia đình giữa các nghệ sĩ là điều hiếm thấy tại thị trường US/UK.
7. Sản phẩm âm nhạc với nhiều phiên bản ngôn ngữ khác nhau
Những nghệ sĩ phát triển sự nghiệp tại thị trường âm nhạc thế giới lớn như Mỹ thường sử dụng tiếng Anh cho các tác phẩm của mình. Còn đối với các nghệ sĩ Latin thì tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ chủ đạo cho các ca khúc. Nhìn chung, họ không cần phải tạo ra các phiên bản bằng những thứ tiếng để quảng bá đặc biệt nhắm vào một thị trường khác.
"Girls & Peace" là album phòng thu tiếng Nhật thứ hai của SNSD.
Nhưng đối với các thần tượng Kpop thì khác, họ thường xuyên cho ra mắt các album tiếng Trung hoặc tiếng Nhật để dễ dàng tiếp cận công chúng tại những thị trường này. Đây cũng là một cách tốt khi các thần tượng từ Hàn Quốc có thể thu hút thêm nhiều fan và mở rộng tầm ảnh hưởng của mình ra xa hơn trên thế giới.
Bị bạn bè trêu chọc vì giọng trầm, Yuqi ((G)I-IDLE) vẫn đi thử giọng và lọt vào mắt xanh của Cube Sở hữu giọng hát trái ngược hoàn toàn với ngoại hình tươi sáng và nữ tính, Yuqi từng cảm thấy không tự tin về khả năng của mình. Tuy nhiên, chính yếu tố đặc biệt đó đã giúp cô nàng trở nên nổi bật trong các màn trình diễn của (G)I-DLE. Ra mắt khán giả vào năm 2018, (G)I-DLE đã sớm nhận được...