Chuyện gì đang xảy ra tại Đại học nữ Dongduk
Đại học nữ Dongduk ở Seoul Hàn Quốc được thiết kế để hỗ trợ phụ nữ tiếp cận giáo dục trong xã hội gia trưởng.
Song, khủng hoảng nhân khẩu học buộc tổ chức này chịu áp lực khổng lồ.
Sinh viên Trường Đại học nữ Dongduk trải áo khoác khắp sân trường trong ngày 12/11 để phản đối kế hoạch tuyển sinh viên nam của hội đồng trường. Ảnh: Alamy.
Sơn phun và băng rôn biểu tình xuất hiện ở nhiều bức tường và lối đi của Đại học nữ Dongduk ở Seoul. “Chúng tôi thà chế.t còn hơn là mở cửa”, một người viết trong tấm băng rôn.
Từ ngày 11/11, sinh viên đã ngồi ra sân trường, chiếm đóng những công trình lớn và khóa mọi phòng học. Đại học Dongduk buộc phải chuyển sang học trực tuyến. Hội chợ việc làm sắp được tổ chức cũng phải hủy bỏ.
Tranh cãi nổi lên khi kế hoạch tuyển na.m sin.h viên của trường được công bố. Nhiều người lo ngại vì không gian dành cho nữ giới ở Hàn Quốc bị đ.e dọ.a, nhất là khi vấn đề bình đẳng giới ở nước này chưa được giải quyết.
“Quyết định một chiều của trường được đưa ra mà không lắng nghe ý kiến từ sinh viên – những người thật sự học và sống ở đây. Chúng tôi dường như không có tiếng nói trong vấn đề này”, một thành viên của hội học sinh Dongduk nói với điều kiện ẩn danh.
Không gian an toàn cho nữ giới bị đ.e dọ.a
Ở Hàn Quốc, trường đại học nữ được thành lập vào những năm đầu thế kỷ XX. Đây gần như là con đường duy nhất để nữ giới tiếp cận giáo dục đại học trong xã hội gia trưởng nghiêm khắc.
Ngày nay, người ta nhìn thấy nhiều tổ chức bồi dưỡng tài năng nữ giới ở “xứ sở kim chi” dù quốc gia này chủ yếu do nam giới quản lý. Hàn Quốc xếp thứ 94/146 quốc gia trong bảng xếp hạng bình đẳng giới của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Nữ giới chỉ chiếm 20% số ghế trong quốc hội và 7,3% số lãnh đạo của 500 công ty lớn nhất “xứ sở kim chi”.
Video đang HOT
Yoonkyeong Nah, giáo sư nhân chủng học ở Trường Đại học Yonsei, nhận xét: “Những cuộc biểu tình cho thấy nữ giới trẻ tuổ.i Hàn Quốc thấy bất an ở nơi công cộng”. Bà nhắc đến sự phổ biến của những bộ phim tội phạm, phim khiê.u dâ.m bằng công nghệ deepfake.
“Dù cung cấp không gian an toàn không phải là mục đích chính của các trường đại học nữ, sinh viên đang biểu tình để duy trì môi trường họ xem là thân thiện để học tập. Đây là vấn đề lâu đời trong xã hội Hàn Quốc”, GS Nah nói.
Sinh viên xếp vòng hoa tang để phản đối chuyển đổi trường n.ữ sin.h thành đào tạo chung.
Nhiều tiếng la hét nổi lên khi sinh viên Dongduk phát hiện hội đồng quản trị trường đại học thảo luận để tuyển sinh viên nam lẫn nữ cho khoa thiết kế và nghệ thuật.
Thành viên hội đồng trường cho biết kế hoạch đào tạo chỉ đang được thảo luận. Người này nhắc đến nhu cầu nam diễn viên biểu diễn nghệ thuật và mối quan tâm cạnh tranh dài hạn giữa các trường đại học Hàn Quốc.
Ngày 21/11, một thỏa thuận bán phần đã được đưa ra sau khi Đại học Dongduk đồng ý đình chỉ kế hoạch đào tạo nam và nữ. Song, đến 25/11, cuộc họp giữa lãnh đạo sinh viên và hội đồng trường kết thúc mà không đưa ra kết luận. Các sinh viên từ chối dừng biểu tình ở sảnh chính cho đến khi kế hoạch đào tạo hoàn toàn khép lại.
Trong một tuyên bố sau này, chủ tịch trường Kim Myung-ae cảnh báo sẽ có “hành động cương quyết” để chống lại “những cuộc biểu tình bất hợp pháp” và xâm phạm quyền giáo dục.
Gần 2.000 sinh viên biểu tình và bỏ phiếu phản đối quyết định đào tạo chung của Trường Đại học nữ Dongduk. Ảnh: Yonhap.
Một tuần đã trôi qua, cuộc tranh luận đã leo thang thành một “chiến trường chính trị”, theo Guardian. Lee Jun-seok, nhà lập pháp nổi tiếng thường xung đột với những hiệp hội nữ giới, ch.ỉ tríc.h biểu tình là “thiếu văn minh”.
Ông Lee đề xuất “nhổ sạch” những sinh viên tốt nghiệp của trường đại học khỏi các công ty và tuyên bố “không bao giờ nhận con dâu” là sinh viên trường Dongduk.
Nhiều chính trị gia đối lập cáo buộc ông lợi dụng biểu tình để đán.h lạc hướng công chúng khỏi b.ê bố.i chính trị. Jang Hye-young, cựu đại biểu quốc hội, lên án chiến thuật mà bà gọi là “đánh vào phụ nữ”. Bà cho rằng chúng “khiến cuộc sống của tất cả phụ nữ Hàn Quốc trở nên khó khăn hơn”.
“Hãy ngừng lợi dụng chúng tôi”, Choi Hyun-ah, chủ tịch hội sinh viên trường Dongduk, cho biết trong cuộc phỏng vấn với tờ Kyunghyang Shinmun. “Những người coi đây là xung đột giới tính đang đơn giản lợi dụng sinh viên để ngụy biện. Họ không thấy bản chất, hoàn cảnh xảy ra vấn đề và coi chúng tôi là ‘những kẻ bạo loạn’”.
Khủng hoảng nhân khẩu học
Những cuộc biểu tình gây phản ứng dữ dội và làm phong trào nữ quyền Hàn Quốc bị ch.ỉ tríc.h.
Một nhóm tự xưng là bảo vệ “quyền nam giới” New Men’s Solidarity (Tạm dịch: Nam giới tân thời đoàn kết) đã vào cuộc. Gần đây, người đứng đầu nhóm cực đoan này bị kết án vì phỉ báng nhà hoạt động nữ quyền trên Internet. Hắn đ.e dọ.a tiết lộ thông tin cá nhân của “những kẻ bạo loạn” trên mạng xã hội và gây lo ngại về an toàn cho nữ giới Hàn Quốc.
Nữ YouTuber hơn 60.000 người đăng ký lên tiếng ủng hộ những người biểu tình. Cô phải đóng tài khoản mạng xã hội sau đó vì bị nhiều người vào quấy rối tìn.h dụ.c và mạo danh.
Hình ảnh về cuộc biểu tình của sinh viên Đại học N.ữ sin.h Dongduk lan truyền trên mạng. Ảnh: Treasure Dream.
Tranh luận về chính sách của trường đại học nữ phản ánh khó khăn tồn đọng trong tiến trình thay đổi nhân khẩu học ở Hàn Quốc, theo học giả Kyuseok Kim, người chuyên nghiên cứu về giáo dục bậc cao.
Tỷ lệ tuyển sinh vào đại học ở “xứ sở kim chi” đã tụt dốc 18%, xuống còn 3 triệu sinh viên trong thập kỷ gần nhất. Tỷ lệ sinh của nước này đang giảm trầm trọng, buộc các tổ chức giáo dục phải đóng cửa tạm thời hoặc vĩnh viễn một số ngành đào tạo.
“Các trường đại học đối mặt với tình thế lưỡng nan: áp lực bảo tồn bản sắc trong khi sinh viên đầu vào không đủ để duy trì hoạt động trong tương lai”, ông Kim nói. “Thậm chí các tổ chức lâu đời cũng không thoát khỏi ảnh hưởng”.
Sau khi nhiều sinh viên quyết định ủng hộ các cuộc biểu tình vào tuần trước, Choi Hyun-ah, chủ tịch hội sinh viên phát biểu: “Hôm nay, chúng ta tạo nên lịch sử trong cuộc đấu tranh vì một Dongduk dân chủ. Các trường đại học nữ tồn tại nhằm thúc đẩy quyền giáo dục cho phụ nữ đang chuyển sang giáo dục cả nam giới. Thật vô lý để chúng tiếp tục tồn tại”.
Tổng thống Nga Putin ký ban hành Luật cấm "Tuyên truyền không sinh con"
Ngày 23/11, Tổng thống Vladimir Putin đã ký ban hành một đạo luật cấm "tuyên truyền không sinh con" nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng dân số ngày càng nghiêm trọng tại Nga.
Đây được xem là một bước đi quan trọng trong nỗ lực của chính phủ Nga nhằm thay đổi xu hướng nhân khẩu học tiêu cực, với mục tiêu khuyến khích người dân sinh con và đóng góp vào sự phục hồi dân số quốc gia.
Theo quy định mới, mọi hình thức quảng bá tư tưởng không sinh con qua truyền thông, phim ảnh, quảng cáo và các nền tảng trực tuyến đều bị nghiêm cấm. Các mức phạt được đưa ra từ mức 50.000 đến 100.000 rúp (tương đương 480 đến 960 USD) đối với cá nhân, từ 100.000 đến 200.000 rúp (khoảng 987 đến 1.974 USD) đối với quan chức và có thể lên tới 5 triệu rúp (khoảng 48.000 USD) đối với tổ chức. Đặc biệt, nếu hành vi này gây ảnh hưởng tới trẻ v.ị thàn.h niê.n, mức phạt sẽ được gia tăng đáng kể. Đối với các nội dung lan truyền trên internet, các chủ sở hữu trang web phải chịu trách nhiệm kiểm duyệt và gỡ bỏ nội dung vi phạm. Nếu không tuân thủ, trang web có thể bị đưa vào danh sách các thông tin bị cấm bởi cơ quan giám sát truyền thông Roskomnadzor.
Bên cạnh đó, luật này cũng mở rộng áp dụng đối với công dân nước ngoài. Những người bị phát hiện quảng bá tư tưởng không sinh con tại Nga có thể bị phạt tương tự như người dân trong nước và đối mặt với nguy cơ bị trục xuất hoặc bị bắt giữ hành chính lên đến 15 ngày. Tuy nhiên, luật cũng đưa ra ngoại lệ đối với những trường hợp từ chối sinh con vì lý do tôn giáo hoặc tu hành. Điều này phản ánh sự cân nhắc của chính phủ trong việc bảo vệ các giá trị văn hóa và tín ngưỡng truyền thống.
Nga hiện đang đối mặt với cuộc khủng hoảng dân số trầm trọng, khi tỷ lệ sinh thấp và tỷ lệ t.ử von.g cao đang làm suy giảm dân số một cách đáng lo ngại. Trong những năm gần đây, tình trạng này đã trở thành mối lo ngại hàng đầu của Điện Kremlin.
Việc giảm dân số không chỉ ảnh hưởng đến lực lượng lao động mà còn gây ra áp lực lớn lên hệ thống phúc lợi xã hội và triển vọng kinh tế dài hạn của đất nước.
Đạo luật mới đã được thông qua với sự đồng thuận gần như tuyệt đối từ Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang, thể hiện mức độ cấp thiết của vấn đề. Chính phủ Nga tin rằng việc ngăn chặn các hình thức tuyên truyền không sinh con là một bước đi cần thiết để bảo vệ tương lai dân số. Tuy nhiên, đạo luật này đã vấp phải những ý kiến trái chiều. Những người ch.ỉ tríc.h cho rằng các biện pháp pháp lý và trừng phạt không thể giải quyết tận gốc vấn đề nhân khẩu học. Theo họ, Nga cần tập trung nhiều hơn vào việc cải thiện phúc lợi xã hội, hỗ trợ chăm sóc tr.ẻ e.m và thúc đẩy các chính sách khuyến khích sinh con.
Ngược lại, những người ủng hộ tin rằng luật này sẽ giúp thay đổi nhận thức xã hội, thúc đẩy các giá trị gia đình và khuyến khích trách nhiệm làm cha mẹ. Họ cho rằng việc kết hợp giữa các biện pháp pháp lý mạnh mẽ và các chương trình hỗ trợ kinh tế sẽ tạo ra tác động tích cực trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng dân số.
Luật cấm "tuyên truyền không sinh con" là một phần trong chiến lược dài hạn của Nga nhằm giải quyết những thách thức nhân khẩu học. Điều này không chỉ phản ánh quyết tâm của chính phủ trong việc tăng tỷ lệ sinh, mà còn là nỗ lực xây dựng một xã hội ổn định và bền vững. Mặc dù còn nhiều ý kiến trái chiều nhưng động thái này đã đán.h dấu một bước đi chiến lược trong việc giải quyết những vấn đề cấp bách nhất hiện nay của Nga.
Quốc hội Nga thông qua luật cấm tuyên truyền lối sống không con cái Ngày 20/11, các nhà lập pháp tại Hội đồng Liên bang Nga (tức Thượng viện) đã nhất trí ủng hộ dự luật cấm tuyên truyền cho lối sống không con cái. Toàn cảnh phiên họp Duma Quốc gia (Quốc hội) Nga tại thủ đô Moskva. Ảnh tư liệu: Reuters/TTXVN Cụ thể, dự luật này cấm bất kỳ cá nhân, tổ chức hoặc quan...