Chuyện ghi chép ở “bản cave”
6 năm liễu dập hoa vùi trong nhà thổ, trở về quê, Khơi xây được một căn nhà khang trang, kiên cố. Về bản, Khơi mặc cái áo khoét rộng ngực.
Bùi Thị Lệ, cô gái từng làm nghề “không địa chỉ”
LTS: Tôi ngồi đối diện với năm, bảy cô gái trẻ da thịt nhiều hơn vải vóc trong trụ sở của công an quận Đống Đa, Hà Nội. Có cô mới chớm tuổi đôi mươi, mười tám. Có cô đã vượt ngưỡng đầu ba đuôi bảy. Còn cô, chẳng nói ngoa khi chỉ một, hai năm nữa là lên chức bà ngoại. Tôi đưa máy ảnh lên chụp có cô cúi mặt rụp xuống tà áo mỏng, có cô trơ mắt nhìn thẳng vào ống kính, tay kéo áo quá bụng mà thách thức. Cả dăm bảy cô gái ấy, đánh phấn bôi môi, đỏng đà đỏng đảnh mỗi đêm đánh vật với chục gã đàn ông. Không ai biết rằng, chỉ đôi ba năm trở về trước chính họ mặc áo vá vai, chân dép tổ ong chiếc nọ, cái kia xộc xệch, ngơ ngác đứng đếm tầng lầu chung cư ở Hà Nội. Cuộc “cải cách” ở chốn đô hội với những sơn nữ nghĩ đến mà nhưng nhức lắm thay.
Những cô gái làm nghề “không địa chỉ”
Như một ngọn lửa nóng bỏng đã có thời gian thổi bùng lên rồi cháy âm ỉ ở thôn Bôi Câu, xã Kim Bôi (huyện Kim Bôi- tỉnh Hòa Bình). Những cô gái tuổi trăng tròn, trăng náu rồi cả những người đã thốc thếch con cái hò hẹn nhau ra thành phố mỗi dịp hết tết, cạn mùa màng để mưu sinh. Đằng đẵng cả năm trời những cô gái trên chiếc xe khách ngày nào bỗng trở về sang trọng khác thường. Tóc nhuộm vàng, môi son đỏ, quần là áo lượt, chân tay móng tím móng xanh đánh dấu thành quả của cái nghề “không địa chỉ”.
Thôn Bôi Câu, xã Kim Bôi (Kim Bôi-Hòa Bình) chiều buông đặc quánh mùi rơm rạ ngày mùa. Gió lùa khói bếp cay xè mắt. Gặp lại khách cũ, vẫn khuôn mặt ưu tư như thủa nào khi than thở về những khó khăn của địa phương, trưởng thôn Bùi Văn Ngọc bối rối: “Lúa mất mùa, cứ như nhà tôi 2 đứa con ăn học, mới đầu năm mà đi đứt con lợn ngót một tạ. Thanh niên, nam nữ không học thì bỏ xứ đi làm thuê tận đâu đâu. Làng vắng ngắt, ngày mùa cũng chẳng thấy bóng người”.
Tôi buột miệng hỏi về những cô gái trẻ ở Bôi Câu rời quê đi làm “nghề nhàn hạ ở phố”, anh Ngọc bảo: “Cái chuyện đó có lâu rồi nhưng đến nay vẫn còn nhức nhối lắm. Thôn trên, bản dưới chỗ nào chả có. Tôi cũng nghe người ta nói thế thôi chứ cụ thể mình cũng không nắm rõ”. Dù khá dè dặt nhưng anh Ngọc vẫn cung cấp cho tôi một dãy những tên tuổi của các sơn nữ lầm đường lạc lối.
Chớm lớn những cô gái ở bản nghèo này rủ nhau đi làm gái điếm
6 năm liễu dập hoa vùi trong nhà thổ, trở về quê, Bùi Thị Khơi xây được một căn nhà khang trang, kiên cố. Về bản, Khơi mặc cái áo khoét rộng ngực, nóng thì mặc cái váy mỏng tang, mềm rũ. Đã xấp xỉ 40 xuân, nhưng khuôn mặt Khơi te tởn lắm. Khi người làng đang quần quật ngoài đồng thì Khơi ngồi nhà tô son điểm phấn, mở nhạc sàn nhún nhảy như gái phố hồi xuân. 3 năm sau ngày chồng qua đời, Khơi cũng “buộc cổ” được một nhân tình hơn mình độ hai chục tuổi. Khơi cặp với lão từ ngày chồng Khơi còn nằm trên giường bệnh. Ngoài nhà chồng khò khè, thở dốc thì bên trong Khơi hoan hỉ, ong ve với khách. Không phải Khơi không yêu chồng, thương con mà ngược lại. Chồng đau ốm, hai đứa con lớn ăn học, không có việc gì khác ngoài 3 sào ruộng khiến Khơi túng bấn nên mới tính liều ra phố làm nghề… đứng đường.
Làm được bao nhiêu, Khơi đổ hết vào tiền thuốc cho chồng. Khơi nghĩ chồng hết bệnh cô sẽ bỏ về quê, vợ chồng lại quấn quýt, cổ cày vai bừa, dưa cà mắm muối sống thanh bạc. Nhưng đến khi chồng chết thì Khơi chót “nghiện” nghề không từ được. Quen với ánh sáng đèn hồng, quen với phấn son và quen cả hơi của những thằng đàn ông lạ lẫm, Khơi nhắm mắt bước tiếp. Chỉ đến khi bị Công an bắt khi đang hành nghề ở đường Láng- Hà Nội và đưa đi trung tâm 9 tháng Khơi mới chịu… giải nghệ về nhà. Gặp tôi Khơi bảo: “Tôi sẽ chẳng ra phố nữa, con nó lớn rồi, chồng cũng đã qua đời, đi nữa thì nhục lắm. Với lại, giờ tôi cũng có người thương đỡ đần gánh nặng ít nhiều”. Người thương của Khơi già lụ khụ. Lâu lâu lại cưỡi chiếc xe đạp cọc cạch vượt 60 cây số từ Hà Nội lên thăm. Ân ái với nhau một đêm tại nhà, lão dúi cho Khơi vài trăm bạc rồi lại về. Mỗi lần như thế, Khơi tiễn lão ra tận đầu làng. Bịn rịn lắm!
Cách nhà Bùi Thị Khơi chỉ vài bước chân là nhà của Bùi Thị Lệ, sinh năm 1990. Lệ là cháu gọi Khơi là dì ruột. Trước khi tìm đến nhà Lệ bà Bùi Thị Hiên, Chi hội trưởng chi hội phụ nữ thôn Bôi Câu cứ xuýt xoa: “Con Lệ xinh lại trẻ thế mà nó có con 2 tuổi rồi. Chẳng chồng cha gì, nó đi làm dưới Hà Nội rồi ôm cái bụng về làng. Thấy bảo nó đi làm dưới nhà nghỉ, kiếm được nhiều tiền lắm, xây nhà to lắm”.
Video đang HOT
Loanh quanh mãi tôi mới lần tìm được vào nhà của Lệ. Gọi mấy hồi to mới thấy cô gái trẻ ôm bước ra từ gian buồng với mảnh quần cụt lủn, cái áo hai dây lộ nửa mảng ngực. Thấy tôi hỏi về mình Bùi Thị Lệ mặt lầm lì, câng câng ra chiều đề phòng: “Em có làm nhà nghỉ nữa đâu mà các anh về thăm?”. Thế trước đây em làm gì?. Lệ bảo: “Em làm cắt tóc, gội đầu dưới Ứng Hòa-Hà Nội nhưng nghỉ về nuôi con”. Tôi đánh liều hỏi thẳng: “Thế sao bảo em ra Hà Nội làm nghề dang chân?”. Lệ bặm môi có vẻ tức tối nhưng rồi bật cười: “Ai bảo thế, em chỉ có bồ thôi. Các anh nghe gì mấy bà đầu làng nghe hơi nồi chõ”. “Bồ à? Thế có mấy bồ?”, tôi cật vấn tiếp. Lệ giật một câu cộc lốc: Nhiều bồ.
Vỏn vẹn có 3 năm làm “cắt tóc gội đầu” Lệ về quê xây được nhà riêng. Ngôi nhà sau một năm xây dựng đã sơn màu đẹp đẽ, sắm sửa đồ đạc khang trang. Ngôi nhà đứng lừng lững sát ngôi nhà tranh vách nứa, xệp xệ, tối tăm của bố mẹ Lệ. Nhà xây xong, bố mẹ Lệ chẳng ai bước chân vào một bước. Gặp bà Bùi Thị Bơi, mẹ của Lệ bà vừa cười ngặt nghẽo, vừa nói: “Nó có chồng đâu anh. Ai thương thì đến với nó thôi. Tôi cũng bảo là không được thế nhưng chúng nó xuống phố ngủ với đứa nào ai mà biết được. Giờ nó mang con về, nó còn bảo con nó lớn nó gửi ông bà để xuống phố quản lý nhà nghỉ. Chuyện của nó mình can thiệp làm gì. Lớn rồi chúng nó ắt biết nghĩ”.
Cũng theo bà Bơi, thì gần đây Lệ đem một người đàn ông dưới xuôi về tổ chức vài ba mâm ăn uống rồi giới thiệu là chồng. Khi tôi hỏi đến thì Lệ mới nói: “Anh ấy đang ở với vợ ở dưới quê, nói là chồng thì không đúng mà em chỉ xin một đứa con thôi. Giấy khai sinh của con em chỉ có tên mẹ. Không muốn lấy chồng thì xin một đứa con có sao đâu”.
Không xa nhà Bùi Thị Lệ là Bùi Thị Mai, sinh năm 1986, cũng hàng chục năm trời “quần quật” với nghề làm gái. Mai là con gái duy nhất trong một gia đình mà bố mẹ đã đều già yếu. Sau gần chục năm làm nghề “không địa chỉ” mai tích cóp được 300 triệu đồng gửi ngân hàng. Và tài sản quý nhất sau khi “giải nghệ” cũng là một bé trai không rõ tên cha. Mai béo tròn trùng trục, ăn nói nhát gừng. Tôi hỏi: “Chị một lần bị Công an bắt vì bán dâm?”. Mai vặn: “Thì sao? Thiếu gì người bị bắt?”. “Đứa con có cha không?”, tôi hỏi tiếp. Mai sồn sồn: “Tôi tự sinh được đấy hả. Đứa nào mà chẳng có cha chỉ muốn hay không mà thôi. Mà con tôi khai sinh có tên cha đàng hoàng nhé”. Vừa nói Mai vừa mở tủ lôi cái giấy khai sinh ra và chỉ vào tên ghi bố đứa trẻ là Nguyễn Văn B. ở Hà Nội. Tìm hiểu, được biết cha đứa bé năm nay 79 tuổi, nhiều hơn bố Mai đến chục tuổi. Có lần mai tìm xuống nhà “người tình” bị các con ông lão vây ráp đánh một trận tơi bời, cắt trụi mái tóc. Từ bữa ấy, Mai cạch không tìm xuống nữa mà ông lão cũng chẳng thấy tăm hơi.
Những phụ nữ ở Bôi Câu và cả những thôn khác trong huyện đi làm nghề “không địa chỉ” vài năm gần đây rủ nhau về xây nhà, mua xe và… sinh con. Cuộc sống khó khăn đã đẩy đưa những sơn nữ trẻ lạc vào nghề “bán xuôi, nuôi ngược” ở thị thành. Điều đáng nói là vấn nạn này chưa bao giờ có chiều hướng giảm. Cô chị kéo cô em chẳng mấy chốc lũ lượt trở về thay da đổi thịt, má đỏ môi hồng, tóc xoăn váy ngắn, xây nhà, dựng cửa bằng chính đồng tiền kinh doanh “vốn tự có”. Đáng buồn hơn, có nhiều phụ nữ một nách hai ba đứa con vẫn trốn chồng con xuống Hà Nội làm “công nhân” trong các nhà chứa. Tháng tháng gửi “lương” về cho chồng chăm con. Âu cũng vì cuộc sống quá ngặt nghèo.
Vợ chồng ông Bùi Văn Thông và Bùi Thị Nhánh
“Tôi biết nó đi làm gái”
Chiều muộn, tôi mới tìm đến nhà ông Bùi Văn Thông ở đội 3 thôn Bôi Câu. Gian nhà trống hoắc, thấp lè tè, xây toàn bằng đá cuội. Hai vợ chồng già đang cặm cụi dọn thóc ở cái vuông sân nho nhỏ. Đến thời điểm này, Bùi Thị Huyền, sinh năm 1976 đứa con gái của ông Thông và bà Nhánh vẫn còn ngồi trong trại tu tâm dưỡng tính. Ngồi nói chuyện mà hai vợ chồng ông Thông cứ nhìn nhau tịnh chẳng nói lời nào. Khi tôi nhắc đến tên cô con gái thì ông bà mới tỉ mẩn tâm sự với khách.
Theo như ông Thông kể thì Huyền là cô con gái thứ 3 đi ra Hà Nội làm cái nghề “không địa chỉ” hay gọi với từ ngữ quen thuộc ở đây là nghề cave từ khi còn rất trẻ. Gần chục năm trời, cả gia đình ông tuyệt nhiên không biết con gái làm cái nghề gì, ở đâu. Mỗi lần về Huyền ăn mặc sành điệu lắm, son phấn đỏ choe choét. Huyền được ô tô đưa vào tận sân, bước xuống như nữ doanh nhân thành đạt. Mà mỗi lần về cũng chỉ đảo qua đảo lại vài phút rồi đi ngay. Mãi sau, ông bà Thông bất ngờ khi Huyền mang về “tặng” một đứa cháu mà không thấy đem theo chồng, chỉ dặn đó là con của mình, là cháu ngoại của ông bà. Cuối năm 2011, thì nhận thêm cái giấy thông báo của địa phương nói là Huyền bị bắt vì điều hành một ổ chứa mại dâm. Nhưng ngay cả khi nói đến chuyện buốt xót, nhục nhã này tôi cảm giác ông Thông, bà Nhánh chỉ như nhấp một chén rượu đắng và khà một hơi là xong.
Bùi Thị Huyền trước khi chưa bị bắt
Nghe chuyện của hai vợ chồng họ tôi mới ngộ ra rằng cái khái niệm về quản lý con cái ở đây chỉ là con số không. Và, cái cách mà họ giải thích thế nào là vợ chồng cũng ngây ngô, hài hước đến phát… khóc.
Khi tôi hỏi ông Thông:
- Bác có biết Huyền đi ra thành phố làm gì không?
Ông Thông bảo: “Nó đi làm gái chứ làm gì nữa nhưng mãi sau tôi mới biết, anh ạ”
- Thế trước đó Huyền nói với bác đi làm gì?
- Nó bảo đi làm ăn, công việc nhàn hạ lắm lại có nhiều tiền. Tôi cũng chỉ biết như thế, lần nào hỏi nó cũng nói thế.
- Thế sao bác không hỏi chính xác là làm việc gì, ở đâu?
Ông Thông băn khoăn: “Tôi có hỏi thì nó bảo làm quản lý ở công ty nhà nghỉ dưới Hà Nội. Làm bao nhiêu năm nó cũng không đưa cho tôi một đồng nào cả. Giờ nó bị bắt giam tôi cũng phải nuôi con gái thay nó”.
Nhắc đến con gái Huyền tôi mới biết đứa bé tên Bùi Thị Trang, sinh năm 2001. “Mới lớn mà đi học nó cứ đòi tô thêm một chút son vào môi, muốn mặc cái váy hoa mẹ nó mua và đòi dùng cả điện thoại di động”, bà Nhánh kể. Ông Thông buồn bã: “Mẹ nó đi tù, tôi thì làm gì có tiền. Mấy lần định vào trại thăm nó nhưng không đi được. Tiền đâu mà đi. Nó làm thì nó chịu, nó vào một lần rồi đấy có chừa đâu. Đến là nhục”. Cho đến nay thì danh tính của bố cháu Trang cũng chỉ có mình Huyền biết, thậm chí chính Huyền cũng không biết là ai. Bởi trước và sau khi sinh con Huyền đều dẫn vài người đàn ông về nhà giới thiệu là chồng sắp cưới. Trước ngày bị bắt vài tháng Huyền đưa một người đàn ông lạ hoắc về nhà và bảo đó là chồng chính thức của mình. Ông bà cũng một điều con gái, hai điều con rể chứ có hiểu ra cơ sự gì đâu.
Tôi hỏi ông Thông chồng Huyền tên gì thì ông chỉ vò đầu, gãi tai: “Tôi không nhớ lắm. Nó họ Nguyễn hay là Bạch gì đó nhưng cũng bị bắt đang đang giam giữ trong Nghệ An cơ”. Thấy chồng luống cuống, bà Nhánh nãy giờ ngồi nóng ruột liền xen vào: “Nó họ Trần, Trần Văn gì đó, tôi cũng không biết. Chúng nó chỉ là vợ chồng công việc thôi”. Ông Thông được thể: “Ừ, đúng rồi, chúng nó là vợ chồng công việc”. Tôi thắc mắc: “Sao lại là vợ chồng công việc?”. “Thì chính nó nói với tôi thế mà. Nó bảo chúng con yêu nhau thật lòng nhưng không cần phải đăng ký để tiện cho công việc làm ăn. Thằng ấy nó cũng có vợ ở dưới xuôi rồi. Bị bắt cùng ngày với nhau đấy”.
Khái niệm “vợ chồng công việc” nghe vừa lạ lẫm, vừa tức cười nhưng thực ra với đôi vợ chồng khổ lụy này thì có lẽ không có giải thích, hay một khái niệm nào chuẩn xác hơn. Mặc nhiên, họ cũng biết rằng đó không phải là vợ chồng mà chỉ là “mèo mả gà đồng” hay “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” cặp với nhau để làm công việc nhơ nháp kia mà thôi. “Mỗi lần nó về nó hỏi ông có tiền cho con vay mấy trăm trả tiền taxi. Rồi thì, có con gà mái đẻ nó bảo thằng chồng đuổi cho bằng được bắt làm thịt. Ăn xong nó vét cái bồ gạo sắp cạn tới đáy cho vào túi, nó bảo con xin mấy cân lên thành phố ăn. Thôi thì kệ, con cái mình, mình nói không hay”. Tôi hỏi ông Thông: “Sao bảo con gái ông làm nhà nghỉ lắm tiền lắm cơ mà?”. “Thì đấy. Tôi cũng chả hiểu ra làm sao”. Bà Nhánh lại nhanh nhảu: “Nó nuôi 5 đứa con gái, toàn lên giường với đàn ông rồi được tiền. Có làm gì nặng nhọc đâu. Trước đi làm thợ may nó chê lương thấp rồi nó đi bán cà phê. Chán cà phê nó đi làm cave. Chán cave nó lại nuôi cave rồi bị bắt”.
Nghe hai vợ chồng già kể chuyện tôi buồn đến nao lòng. Dường như, những bậc sinh thành này coi cái chuyện con gái đi làm nghề “dang chân, dang tay” kia là quá đỗi bình thường. Cảm giác ấy tôi đã thấy được qua cái điệu cười ngặt nghẽo của bà Bùi Thị Bơi mẹ đẻ của Bùi Thị Lệ khi tôi hỏi chuyện của con gái bà ấy. Rõ ràng không phải chuyện đùa nhưng cười chảy nước mắt vì cách nghĩ của họ đơn giản quá, ngây ngô quá. Và hình ảnh những cô gái trở về trong nhung lụa hay trong nỗi tủi nhục ê chề đều trở nên ám ảnh.
Nhiều cô gái ở Kim Bôi đang quăng mình vào ổ bán dâm
Vì đâu nên nỗi?
Đời sống khó khăn, không có nghề phụ và đặc biệt là thiếu sự quan tâm giáo dục khi người dân dân trí thấp khiến nảy sinh tệ nạn. Không chỉ riêng Bôi Câu mà phong trào phụ nữ đi làm nghề “không địa chỉ” đã trải rộng ra cả một vùng làm phức tạp tình hình an ninh trật tự.
Hiện nay, số lượng thanh thiếu niên đi lao động, phục vụ ở các quán cà phê đèn mờ, quán bia, quán ăn, nhà nghỉ còn rất lớn. Những nơi nhạy cảm này là môi trường thuận lợi đầu tiên khiến những sơn nữ vùng cao dễ dàng sẩy chân sa ngã. Những cô gái tâm hồn trong như nước suối ấy dễ dàng bị mua chuộc bằng cái váy ở chợ trời, bằng một thỏi son môi cực rẻ. Những cô gái ngơ ngác như con nai rừng, khô khan như cành củi khô kia bỗng chốc biết buông lời ong tiếng ve khi lên giường với hàng tá đàn ông thèm khát của lạ. Những cô gái điếm bị bắt từng thách thức trước ống kính của tôi đây bàn chân từng chai sạn vì leo vách núi. Giờ trở về bản rón rén sợ giẫm phải gai.
Vì đồng tiền, vì cuộc sống họ đánh đổi tất cả. Cái gì là đạo đức? Cái gì là lương tâm, nhân cách? Những cô gái đã bỏ bản đi làm gái điếm tuyệt nhiên không chút bận tâm.
Bà Bùi Thị Phểu, cựu Bí thư chi bộ thôn Bôi Câu ngán ngẩm: “Hạn chế thì còn được chứ làm dứt điểm bây giờ thì khó hơn lên trời. Số lượng phụ nữ đi làm xa rất đông làm sao quản lý được họ. Mấy năm gần đây, các ban ngành địa phương đặc biệt là Hội phụ nữ đã làm quyết liệt, kỷ luật, kiểm điểm những chị em phát hiện làm nghề “không địa chỉ” nhưng không hiệu quả là mấy”.
Một cán bộ xã Kim Bôi thở dài: “Để chấm dứt vấn nạn này thì điều quan trọng là phải tạo công ăn việc làm tại gia đình, tại địa phương. Công việc đó phải đảm bảo nuôi sống gia đình có thu nhập ổn định”. Nói vẫn cứ nói vậy, tuyên truyền vẫn ra rả như thế. Nhưng ngày mai, trên chuyến xe tốc hành về thành phố những cô gái chân đi dép tổ ong lại dắt tay nhau nhớn nhác đi về những nơi có ánh đèn mờ. Khi nào cũng vậy, họ lại bắt đầu bằng việc ngơ ngác đếm những tầng lầu của các tòa cao ốc.
Theo Xahoi
Bắt tại trận 3 cô gái bán dâm trong KS
Ập vào khách sạn kiểm tra, công an phát hiện 3 cô gái đang "mây mưa" với khách "làng chơi".
Lúc 0h30 ngày 29/8, tổ trinh sát đặc nhiệm Công an quận Bình Thạnh, Tp.HCM bất ngờ kiểm tra khách sạn Lâm Gia, số 196 đường Chu Văn An (phường 26, quận Bình Thạnh). Tại thời điểm kiểm tra, công an phát hiện các phòng số 201, 202, 302 của khách sạn có 3 cô gái đang loã thể phục vụ khách "làng chơi".
Công an lập biên bản vụ việc.
Tại cơ quan công an, quản lý khách sạn Võ Hoàng Quân (19 tuổi) khai nhận, mỗi lần có khách đến thuê trọ, nếu có nhu cầu mua dâm, Quân sẽ gọi gái bán dâm đến phục vụ với giá là 500.000 đồng/lượt. Ngoài tiền phòng của khách mua dâm, Quân còn nhận được tiền môi giới từ gái bán dâm.
Qua kiểm tra, công an còn phát hiện khách sạn Gia Lâm hoạt động không có giấy phép kinh doanh.
Hải Âu (Khampha.vn)
Theo khampha
Tổ hợp ăn chơi, có nữ tiếp viên "đi khách" 0h sáng 15-8, trinh sát thuộc Đội Phòng chống tệ nạn mại dâm - cờ bạc thuộc Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP.HCM phối hợp cùng đoàn 2 kiểm tra liên ngành Văn hóa - Xã hội TP.HCM ập vào kiểm tra hành chính đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ - nhà hàng Dmax (số 9A đường Tôn Thất...