Chuyện gà chín cựa đất Vua Hùng
Hiện ở xã Xuân Sơn, Tân Sơn, Phú Thọ còn khoảng 300 con gà nhiều cựa. Tuy nhiên, gà có đúng 9 cựa chắc chỉ còn vài con – anh trưởng bản Cỏi (một trong bốn bản của xã Xuân Sơn) Đặng Vĩnh Phúc cho biết.
Đến gặp bác Lý Phúc Lâm, một người dân bản Cỏi, bác giải thích: “Giống gà này có cách đây khoảng 20 năm. Từ đó đến nay, giống gà này đã có trong chuồng của rất nhiều gia đình. Hiện gia đình bác có hơn vài chục con giống gà này, nhưng con đủ chín cựa thì ít lắm chủ yếu là 8 cựa và 7 cựa. Tính cả bản chắc cũng chỉ còn 3-4 con gà chín cựa thôi”.
Bác nói thêm, giống gà này khỏe lắm, ít bị bệnh dịch. Thịt gà dai, ngon và nấu canh thì nước ngọt vô cùng. Nhưng nuôi gà cũng khó, nếu nhốt nhiều gà sẽ sinh bệnh mà chết.
Một góc bản Cỏi – nơi có giống gà chín cựa
Video đang HOT
Giống gà chín cựa là “đặc sản” của vùng đất này
Được biết, từ ngày xuất hiện giống gà quý này, cuộc sống của bản cũng đỡ vất vả hơn nhiều.
Có người tận Hà Nội lên đây chỉ để mua vài con gà, nhất là những dịp lễ tết người đổ về đây mua gà rất đông.
Bác Bàn Văn Hùng, một người nuôi nhiều gà nhất nhì trong bản nói, hiện nay, mỗi cân gà người dân bán 250 nghìn đồng, thậm chí nhiều con đẹp giá lên đến 300 nghìn/kg.
“Loại gà này nuôi chậm lớn, với lại toàn ăn ngô với thóc lại còn phải thả rông nữa nên nuôi một lứa phải mất vài ba tháng. Nhiều người còn điện thoại đặt trước mà cũng chưa có gà giao cho họ. Vừa bán một lứa cho các anh tận Việt Trì được hơn 8 triệu ” – Bác Lâm hồ hởi khoe.
VGT(Theo Bee.net.vn)
Hoàn thành trống đồng đầu tiên dâng vua Hùng
Chiếc trống đồng đầu tiên được đúc bằng phương pháp thủ công truyền thống mô phỏng trống đồng Hy Cương dâng tặng đền Hùng vừa được hoàn thành tại xã Quảng Ninh (Quảng Xương, Thanh Hóa).
Ngoài những họa tiết, hoa văn như các trống thông thường, trên mặt trống đồng Hy Cương có 4 "cóc thần" được đúc nổi. Họa tiết, hoa văn hình trám lồng ở phần chân và trên mặt trống được khắc họa hai tầng người cách điệu. Trống được đánh giá là đạt độ tinh xảo, sắc nét, âm thanh tốt.
Theo nghệ nhân Nguyễn Minh Tuấn, hội viên Liên chi hội di sản văn hóa Việt Nam Lam Kinh (Thanh Hóa), người trực tiếp đúc chiếc trống này, trống có đường kính 88 cm, cao 68 cm với cân nặng hơn 200 kg đồng. Để hoàn thành, các nghệ nhân đã mất hơn 3 tháng liên tục vẽ khuôn hoàn toàn bằng phương pháp thủ công truyền thống.
Chiếc trống đầu đầu tiên trong dự án 37 trống dành tặng đền Hùng, Bộ Ngoại giao và Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ chủ tịch. Ảnh: Thủy Linh.
Chiếc trống này nằm trong dự án "Trống đồng - Âm vang đất tổ" do Hội Di sản văn hóa, Hội Khoa học Lịch sử chỉ đạo, Công ty cổ phần đầu tư và truyền thông Kinh Đô và Công ty cổ phần đầu tư và phát triển AMC Việt Nam phối hợp thực hiện.
Theo dự án, sẽ có 37 trống được đúc để dành tặng khu di tích lịch sử đền Hùng, Bộ Ngoại giao và khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ chủ tịch. Đặc biệt, trong đó có 3 chiếc được đúc theo mẫu họa tiết, hoa văn mô phỏng trống đồng Hy Cương. Một chiếc to nhất với đường kính 147 cm, cao 108 cm, và một chiếc đường kính 108 cm, cao 88 cm hiện đang được các nghệ nhân tích cực thực hiện để kịp dâng tặng đúng vào ngày 1/3 âm lịch.
Theo VnExpess
Rượu: Lợi hay hại phụ thuộc vào mức độ uống Nhiều tài liệu y học khuyên nên uống chút rượu vang đỏ hoặc rượu thuốc vào mỗi bữa ăn. Nhưng cũng có thầy thuốc bảo đừng vướng vào rượu bia vì chúng rất có hại. Thực ra, việc có nên uống hay không phụ thuộc vào chính bạn. Rất khó trả lời thật khoa học và chính xác câu hỏi "có nên uống...