Chuyện động trời từ chiếc phong bì mừng cưới
Đang bóc phong bì mừng cưới thì mẹ Ngọc giơ lên một chiếc và bảo cô: “Của bạn con này, nhưng sao phong bì gì mà dày thế, hình như không phải mỗi tiền đâu”…
Đám cưới của Ngọc và Phong do mỗi nhà tự tổ chức sau đó sẽ rước dâu theo kiểu truyền thống. Để chú rể có thể xuất hiện trong đám cưới của nhà gái cùng cô dâu mời rượu quan khách, nhà Ngọc tổ chức vào ngày hôm trước, hôm sau rước dâu về nhà Phong cũng là ngày nhà anh bày cỗ.
Sau khi tàn tiệc ở nhà Ngọc, Phong lên đường trở về nhà mình cách đó 25 cây số luôn, còn chuẩn bị cho buổi tiệc chính ngày mai. Ngọc và bố mẹ lúc xong xuôi hết mọi việc thì bắt đầu bóc phong bì mừng cưới. Đang bóc phong bì hăng say thì mẹ Ngọc giơ lên một chiếc và bảo cô: “Của bạn con này, nhưng sao phong bì gì mà dày thế, hình như không phải mỗi tiền đâu”. Ngọc cầm lấy xem, bên ngoài chỉ ghi là bạn cô, không có tên cụ thể, cô chẳng nghĩ ngợi gì bóc nó ra.
Bên trong có một tập ảnh, Ngọc đếm được 5 cái. Hai cái trong số ấy chụp Phong – chồng cô và một đứa bé trai tầm 2 tuổi nhìn rất giống anh, trên ảnh còn ghi dòng chữ “bố và con trai”. Ba chiếc còn lại, đều chụp lại những tờ giấy nợ mà con nợ chính là Phong còn chủ nợ thì khác nhau. Ngày vay nợ chỉ cách hiện tại mấy tháng, không biết Phong mới vay hay kiểu vay nợ mới để đập trả nợ cũ từ trước đó. Tổng số tiền nợ lên đến 600 triệu đồng! Ngoài ra còn một tờ giấy nhỏ ghi đúng một số điện thoại.
Ảnh minh họa
Ngọc hoang mang vô cùng. Bố mẹ cô thấy con gái thần người ra thì cũng cầm ảnh lên xem. Mẹ cô lập tức giận tím mặt, vội bấm gọi cho số điện thoại kia thì một cô gái trẻ nghe máy, tự xưng là người yêu cũ trên chỗ làm trước đây của Phong, hiện tại đang nuôi con một mình – đứa con trai của Phong. Lúc cô nàng có thai, Phong viện cớ điều kiện kinh tế không có để hoãn cưới, thi thoảng vẫn đi lại thăm nom mẹ con cô ta, và bảo cô hãy chờ anh ta vài năm.
Video đang HOT
Nhưng khi phát hiện Phong cưới Ngọc, cô ta cô ta chất vấn thì Phong đưa giấy nợ cho cô ta xem và nói cưới Ngọc chỉ để moi tiền trả nợ cờ bạc chứ chẳng yêu đương gì, trả nợ xong sẽ quay về bên cô ta. Sau đó cô ta lại đọc được tin nhắn Phong nhắn với bạn anh ta rằng, Ngọc vừa xinh vừa giàu hơn, tội gì quay lại với người cũ. Cô ta tức giận mới gửi phong bì đặc biệt để lật mặt Phong đồng thời muốn phá đám cưới.
Ngọc nghe xong thì ôm mẹ khóc nức nở, chỉ có bố cô là lí trí hơn: “Đừng vội kết luận có khi hàm oan cho thằng Phong. Đứa bé kia có thể là cháu chắt hoặc con cái người quen nó đến thăm, câu chuyện của cô gái kia có thể là đóng kịch.
Còn giấy nợ thì chúng ta đâu biết chữ viết, chữ kí của thằng Phong thế nào, biết đâu có kẻ ác ý mạo danh thằng Phong tự viết ra thì sao? Ngày mai cứ để nhà trai đón dâu như thường lệ, bởi bây giờ hủy cưới hay không đâu có gì khác nhau, thông tin thì chưa được kiểm chứng. Bố sẽ nhờ người tìm hiểu, cố gắng trước tối mai có thông tin cho con…”.
Cả đêm ấy Ngọc không ngủ được. Nhà cô có 2 chị em gái, cô là chị cả, bố cô luôn hi vọng kiếm được chàng rể tốt, sẵn lòng coi con rể như con trai, đầu tư vốn cho làm ăn, mai sau già yếu có gì còn cậy nhờ. Ngọc và Phong cùng quê nhưng khác huyện, trước đấy anh làm xa nhà, mới về quê ổn định công việc chưa lâu.
Cô thích anh ở sự từ tốn, khiêm nhường, luôn suy nghĩ thấu tình đạt lý. Nhiều lần dẫn anh về nhà chơi, bố mẹ Ngọc cũng rất hài lòng. Cô về thăm nhà Phong, nhà anh không có điều kiện như nhà cô, nhưng ai cũng thật thà, chất phác và rất tốt bụng. Đến chính bố cô cũng nhận định như thế. Do vậy, ông bà vô cùng hài lòng và đặt hi vọng với chàng rể này.
Ảnh minh họa
Ngày hôm sau đón dâu, Ngọc không thể vui nổi. Lúc tiễn cô lên xe dâu, mẹ cô nói nhỏ: “Nếu tối mà bố chưa có thông tin thì đêm nay mỗi đứa ngủ một phòng, nhớ đấy!”. Ngọc gật đầu tỏ vẻ đã biết. Đêm tân hôn mà cô mong chờ, cuối cùng lại thành ra thế này ư? Người đàn ông mà cô tin tưởng, yêu thương, thì giờ lại có thể là kẻ dối trá, có ý định đào mỏ? Sao ông trời lại đối xử với cô như vậy?
Không chờ đến tối, tiệc cưới buổi trưa ở nhà Phong vừa tàn không lâu thì bố mẹ Ngọc đột ngột xuất hiện. Ngọc nhìn thấy bố mẹ thì rụng rời chân tay, chắc chắn đã có chuyện, nếu không bố cô chỉ cần gọi điện báo một câu “không sao” với cô là được, cần gì phải tới tận nơi thế này.
Trong cuộc nói chuyện có mặt cả bố mẹ Phong và Phong, bố Ngọc nói ông bà đã nhờ người tới tận chỗ cô nàng kia xác minh, cũng theo địa chỉ chủ nợ ghi trên giấy nợ tìm hiểu, được biết tất cả đều là sự thật. Phong tái xanh mặt, run lẩy bẩy không nói nên lời. Bố mẹ Phong cũng hãi hùng tột độ, không rõ có phải bây giờ mới biết “thành tích” của con trai hay không?
“Chuyện đến nước này, tôi không thể chấp nhận con rể như thế được, tôi sẽ đưa con gái tôi về, hai đứa nó từ giờ không còn liên quan gì tới nhau nữa”, bố Ngọc tuyên bố. Ngọc gạt nước mắt đi theo bố. Cô thà mang tiếng một đời chồng còn hơn sống với người chồng giả dối, lừa gạt, mục đích duy nhất khi cưới mình là lợi dụng mình như Phong!
Theo NLĐ
Anh rể tôi trả hết nợ rồi mới ly hôn mà vẫn bị chị dâu đánh đập
Chị sống buông thả với những quan hệ ngoài luồng của mình và phó mặc con cho bố mẹ anh chăm, còn anh cấp tiền nuôi bọn trẻ.
ảnh minh họa
Tôi là em trai của người chị dâu trong câu chuyện: "Bố mẹ miễn cưỡng gả anh trai để trừ nợ khủng". Tôi không muốn nói ra những chuyện xấu xa trong gia đình nhưng các bạn chưa hiểu hết sự thật và chửi anh rể tôi ghê quá. Tôi xin nói một số chuyện chưa bao giờ và chưa ai nói ra như sau:
Bố mẹ anh rể tôi là công chức về hưu, sau khi nghỉ chế độ hai bác có một khoản tiền nhàn rỗi và được bạn rủ chơi chứng khoán (người này là bạn mẹ tôi thì đúng hơn). Cũng chính người này khuyến khích hai bác đầu tư thêm tiền để chơi to hơn và bà ta khuyến khích hai bác vay tiền, dẫn đến gặp mẹ tôi. Mẹ và người bạn kia nói ra rất nhiều ưu đãi cho người vay nợ và hai bác đã chủ quan cũng như tin tưởng ký vào giấy nợ với những giao kèo không giống như lời nói (đây thực sự là cái bẫy của mẹ tôi). Sau 3 tháng vay tiền, hai bác thua chứng khoán thì số nợ từ một tỉ lên gấp đôi. Mẹ muốn lấy cái nhà hai bác để trừ nợ.
Trong ngày đó mẹ cùng chị đến định giá căn nhà, chị gặp anh rể và nhất định muốn kết hôn với anh bằng mọi giá. Mẹ với chị bàn với nhau định giá căn nhà thấp hơn giá thị trường rất nhiều và đương nhiên không thể trừ hết nợ bằng căn nhà đó được. Hai bác không đồng ý với cái giá mẹ tôi đưa ra và rao bán căn nhà đó để trừ nợ. Một tháng sau nhà không bán được, số nợ lại tăng thêm nhiều, gia đình anh rơi vào khủng hoảng. Mẹ liên tiếp cho người đến quậy phá gia đình anh và đánh hai bác đến mức nhập viện. Không còn cách nào khác anh phải đồng ý kết hôn để cứu gia đình.
Tôi xin nói thêm, chị là người có khiếm khuyết hình thể, chỉ học xong cấp 3 rồi ở nhà cùng mẹ điều hành cửa hàng cầm đồ, cho vay nặng lãi. Bố tôi kịch liệt phản đối cuộc hôn nhân này và lối sống của mẹ với chị. Gia đình mâu thuẫn lớn và đỉnh điểm là bố dẫn tôi ra khỏi nhà thuê trọ. Sau kết hôn 5 tháng chị có thai với người đàn ông khác, tìm cách hợp thức hóa cái thai đó là của anh. Lần sinh cháu thứ hai cũng vậy. Sau 4 năm kết hôn anh trả hết nợ cho mẹ tôi không thiếu một đồng nào rồi đề nghị ly hôn. Chị không đồng ý, cho người đánh đập anh. Chị vẫn sống buông thả với những quan hệ ngoài luồng của mình và phó mặc con cho bố mẹ anh chăm, còn anh cấp tiền nuôi bọn trẻ.
Hai năm trước bố tôi đổ bệnh sau đó qua đời, anh rể cũng chăm sóc ông đến cuối đời, còn tôi đang ở chùa để sám hối về những việc mà mẹ và chị đã làm, đã gây ra biết bao đau khổ cho nhiều gia đình khác. Các bạn đừng nói anh rể tôi là người tồi khi chưa hiểu chuyện, bởi tôi rất coi trọng nhân cách con người anh.
Theo VNE
Làm sao khi chị gái chồng thường xuyên vay tiền? Mới đây, chị gái chồng tôi lại đến hỏi vay tiền, không chỉ khóc lóc mà chị ấy còn viện đủ các lý do để vợ chồng tôi tin rằng chị sẽ thay đổi. Tôi thực sự mệt mỏi với các chiêu trò của chị, giờ tôi phải làm sao đây? Liệu tôi có nên cho chị gái chồng vay tiền hay không?...