Chuyện động trời ở VN: “Tạm giam” con bò gây TNGT chết người
Vụ tai nạn làm anh Võ Thanh Phú (26 tuổi, ngụ huyện Tân Uyên , tỉnh Bình Dương) tử vong được Công an xác định là do… bò của người dân thả rong.
Ngày 5/10, người thân đã tiếp nhận thi thể của anh Võ Thành Phú (làm việc tại một công ty dược và hiện đang học đại học tại chức) từ CQĐT Công an tỉnh Bình Dương để lo hậu sự.
Trước đó, khuya ngày 4/10, anh Phú vào bệnh viện ở Bình Dương thăm người em gái sinh con. Đến rạng sáng, anh chạy xe máy về nhà nhưng do đường tối không phát hiện bò (của người dân thả rong) nằm trên đường Huỳnh Văn Lũy (Khu liên hợp công nghiệp – dịch vụ – đô thị Bình Dương, thường gọi là TP. Mới)
Bà nội anh Phú đau đớn trước cái chết của cháu.
Tai nạn làm anh Phú té đập đầu xuống đường tử vong tại chỗ.
Tại hiện trường, CQĐ phát hiện, đầu xe máy của nạn nhân có dính lông bò và một con bò bị thương, chảy máu.
Ngay sau đó xe cẩu đưa con bò về trụ sở để làm rõ chủ sở hữu. Tuy nhiên không một người dân nào trong khu vực xảy ra tai nạn thừa nhận con bò trên là của mình.
Video đang HOT
Hiện trường nơi xảy ra tai nạn
Tình trạng bò thả rong trên đường gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông (ảnh minh họa- TN)
Ông Lê Thanh Long, chủ tịch UBND phường Phú Tân (phường nằm trong dự án TP.Mới Bình Dương) cho biết toàn phường có hơn 600 hộ thì hiện có tới 62 hộ nuôi trâu bò. Ông Long khẳng định, sau tai nạn này, sắp tới sẽ tăng cường tuyên truyền và quyết liệt xử phạt tiền những trường hợp thả rong trầu bò gây ảnh hưởng giao thông và nếu gây hậu quả nghiêm trọng có thể kiến nghị xử lý hình sự.
Theo Kiến thức
Người đàn bà gây dựng "vương quốc khuyển"
Để có đủ thức ăn cho hàng trăm chú chó lớn bé, hàng ngày, bà Anh phải lặn lội đến các quán cơm, nhà hàng hay các khu trọ công nhân ven khu công nghệp... để gom đồ ăn thừa.
Thậm chí, lúc bí quá, bà còn tình nguyện xin vào làm rửa chén thuê ở các quán để đổi công sức lấy khẩu phần ăn cho những chú chó yêu của mình. Tính đến nay "duyên nợ" giữa bà và những chú khuyển đã ngót 15 năm. Người ta bảo bà lập dị, nhưng bà bảo công việc khác người đó đơn thuần xuất phát từ tình yêu thương động vật mà thôi.
"Cư khuyển" của chó mồ côi
Đến thị trấn Thái Hòa (huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương), chỉ cần hỏi câu chuyện về người đàn bà dị 15 năm gây dựng "vương quốc khuyển" thì hầu như ai cũng biết. Bà là Nguyễn Thị Ngọc Anh (56 tuổi, ngụ ở tổ 2, ấp Phước Thái), người ta bảo việc nuôi chó của bà đã trở thành câu chuyện cảm động giữa tình cảm con người và loài vật. Bởi lẽ, bà vốn nghèo lại sống đơn độc một mình, nhiều lúc ăn chưa dám no, nhưng lại cưu mang hàng trăm chú chó, mỗi ngày phải tiêu tốn không biết baonhiêu cơm gạo mà kể. Điều đáng nói, tất cả chú khuyển tại "vương quốc" đều được bà xin, lượm về nuôi. Lúc lớn lên, bà không bắt thịt hay đổi bán, mà chỉ cho những ai thực sự có lòng yêu thương động vật.
"Vương quốc khuyển" của bà Anh. Ảnh: Q.H
Mong con người đừng tàn nhẫn với loài vật trung thành "Người ta bảo tôi rảnh hơi, kỳ dị, nhưng bản thân tôi tự thấy công việc này xuất phát từ tình cảm. Tôi quan niệm rằng mọi sinh linh, giống loài, đều có quyền được sống và được yêu thương. Huống gì chó là con vật thông minh, trung thành lại sống gần gũi với con người. Chúng cũng biết thể hiện cảm xúc hỉ, nộ, ái, ố... rất rõ khi ở bên con người, vì vậy không nên tàn nhẫn đối với loài vật này", bà Anh nói.
Có mặt tại "vương quốc khuyển", hiện ra trước mắt chúng tôi là hàng chục con chó lớn bé chạy nhảy tung tăng quanh một căn nhà nằm trên gò đất cao. Khoảnh đất rộng 1.000m2 ấy, bà đều ưu tiên nhường chỗ cho các chú cún cưng của mình, dễ đến hàng trăm con, ai lạc chân vào có thể nhầm tưởng căn nhà của bà là vườn thú. Để duy trì "vương quốc khuyển" này, bà phải vất vả đêm hôm trông từng miếng ăn giấc ngủ, thậm chí có khi bà còn nhường cơm cho chúng. Có lúc thiếu hụt, bà lại quảy gánh đi gom thức ăn thừa khắp nơi, luôn đảm bảo không chú nào bị đói mới yên lòng. Với tình yêu thương loài chó đặc biệt như vậy nên từ chỗ chỉ nuôi 4 chú khuyển ban đầu, nay bà đã có đàn chó hàng trăm con, đủ chủng loại.
Nói về duyên nợ với loài vật thông minh này, bà Anh kể: "Cách đây 15 năm, trong một chiều mưa tầm tã khi đi ngang một bãi rác ở thị trấn Tân Phước Khánh (huyện Tân Uyên), tôi tình cờ trông thấy 4 con chó con chưa mở mắt bị bỏ lẫn trong đống rác nồng nặc mùi. Không đành lòng để chúng chết, tôi liền bế về ủ ấm, nấu cháo hoa "mớm" cho ăn một lúc thì chúng khỏe lại. Đêm đó, bốn chú chó mồ côi ăng ẳng kêu đòi mẹ, tôi phải thức cả đêm dỗ dành, sau khi chăm nuôi khôn lớn, tôi đặt tên cho mỗi con theo bốn mùa là Xuân, Hạ, Thu, Đông". Từ mối "duyên nợ" ấy, bà Anh bắt đầu công việc thiện nguyện của mình là đi lượm chó về nuôi.
Từ đó, căn hộ bà trở thành nơi gặp nhau của những chú chó mồ côi theo đúng nghĩa. Để có đủ chỗ ở cho số lượng cún cưng đông đúc như vậy, bà Anh phải cải tạo hẳn mấy chuồng heo, chuồng gà để làm nơi cho chúng ở, đóng máng cho cho chúng ăn, xây khu vệ sinh để chất thải không làm ảnh hưởng đến hàng xóm. Bà Anh bảo: "Trong hàng trăm chú chó hiện tại, có con tôi nhặt ở bãi rác, ở góc phố, hoặc nhận từ những người khác mang đến cho". Hôm chúng tôi đến thăm "vương quốc" này, cảnh tượng vô cùng lý thú, từ góc nhà, gầm giường cho đến những đống gạch ngoài vườn nơi nào cũng thấy chúng, tiếng những chú cún con ăng ẳng chộn rộn cả gian nhà. Nhiều lúc thảnh thơi nhìn đàn chó quấn quýt đùa giỡn với nhau, bà lại cảm thấy ấm áp. Với bà, niềm hạnh phúc đơn giản chỉ là được chăm sóc, nhìn chúng khỏe mạnh lớn lên từng ngày.
Để làm tròn bổn phận "vú nuôi" cho "vương quốc" cún mồ côi này, bà phải tốn rất nhiều công sức. Ngoài tiền ăn mỗi ngày, thì thuốc men chích ngừa dại cho chúng cũng ngốn đi một phần chi phí rất lớn, chưa kể thuốc phòng những trận dịch theo mùa đe dọa đến "tính mạng" của những chú cún cưng. "Tôi thì nay đã có tuổi hay ốm đau. Nhưng mỗi lần đổ bệnh nhìn thấy đám cún cháu, chắt, chút, chít của "Xuân, Hạ, Thu, Đông" cứ đứng quanh như an ủi, tôi lại chóng khỏe". Để có đủ thức ăn nuôi đàn chó mồ côi, bà phải lặn lội đến các tiệm cơm, nhà hàng hay các khu công nghiệp xa nhà như V-Sip, Sóng Thần... vào những khu trọ công nhân xin thức ăn thừa mang về "vương quốc khuyển".
Bà Anh trò chuyện với PV. Ảnh: Q.H
Mối tình 15 năm son sắt
Ít ai biết rằng đằng sau nụ cười hạnh phúc bên đàn chó, người "vú nuôi" ấy lại có hoàn cảnh vô cùng ngặt nghèo. Bà Anh kể, chồng mất sớm để lại 5 người con thơ dại, một mình bà bươn trải, làm đủ thứ nghề để nuôi con. Khi các con đủ lông đủ cánh, mỗi người an phận một phương, người phụ nữ nghèo lại đơn độc trở về căn nhà cũ trên gò đất này sống với đàn chó cưng, đem tình thương yêu làm động lực sống. Thi thoảng lúc rảnh, bà lại kêu chúng lại rồi bới lông bắt rận, tắm rửa, tra ghẻ, chải chuốt... tươm tất cho từng con. Đến bữa, bà bao giờ cũng cho chúng ăn cơm trước, khi nào cảm thấy tất cả đều no, bà mới bày mâm ra ăn. "Thân già thui thủi một mình ai không buồn hả chú, nhưng may mà có những chú cún cưng này căn nhà mới bớt hiu quạnh", bà Anh tâm sự.
Sống hàng ngày bên đàn chó, bà Anh hiểu tính cách từng con và có những bí quyết dạy bảo khiến tất cả đều ngoan ngoãn. Bởi vậy dù đông đúc nhưng rất ít khi bà thấy chúng cắn nhau. Thậm chí trong khi ăn chung một máng, con này cũng không tranh giành con kia, ăn xong lại tự túc về chỗ nằm. Trong đám cún cưng thì chú "Chuột" được bà dành tình cảm đặc biệt nhất. Cái tên Chuột được bà đặt để nhớ lúc mới nhặt nó về từ bãi rác. Sau khi chăm bẵm, chú chó mồ côi lớn nhanh, lông óng mượt tựa lông chuột, rất ngoan ngoãn, đi đâu làm gì bà cũng dẫn theo. Bà Anh cười tâm sự: "Chúng cũng biết ghen tỵ đấy, nói thì người ta không tin nhưng mỗi khi tôi cưng nựng "thằng Chuột" là cả đàn chạy đến vờn chân như thể bắt tôi phải quan tâm tất cả".
Lo cho đàn chó cưng, hàng đêm chỉ cần nghe tiếng động cơ xe máy rồ ga đi qua, bà Anh lại giật mình tỉnh giấc chạy ra ngóng xem có đám "cẩu tặc" nào có lởn vởn quanh sân nhà hay không. Đã không ít lần, những kẻ bất lương tìm cách đột nhập "vương quốc khuyển" của bà như đều bất thành. "Nhiều đêm, những đám người lạ đi xe gắn máy rình rập quanh nhà để câu trộm hoặc đánh bả chúng. Rất may, tôi đều phát hiện xua đuổi được. Có lúc, tôi phải thức trắng đêm để trông giấc ngủ của chúng", bà tâm sự.
Có hàng trăm con chó, nhưng bà Anh không hề đổi chác hoặc bán đi. Chỉ khi nào chúng chết, thì bà chôn cất đàng hoàng, chứ tuyệt đối không đổi chúng để lấy những đồng tiền làm tư lợi. Tuy nhiên, mái ấm này cũng là nơi đến và đi của những chú chó mồ côi, bà sẵn sàng đón nhận những chú chó hoang, bị vứt đi nhưng cũng sẵn sàng trao cho ai đó đem về tiếp tục nuôi dưỡng. Bà Anh sợ nhất là chúng không may rơi vào tay những lái buôn thịt cầy, bởi vậy mỗi khi quyết định trao ai bà đều điều tra mục đích xin về rất cẩn thận. "Trước đến nay, tôi đã trao cho không biết bao nhiêu người đến xin, nhưng chưa bao giờ chúng phải bất hạnh "vào" nồi. Bởi khi cho xong, tôi đều giữ địa chỉ, duy trì liên lạc để mỗi tuần, tháng đều đến thăm. Tất nhiên khi nhận về, không may nó bị què, ốm đau, còi cọc... mang đến trả tôi đều nhận lại", bà Anh nói.
Trước khi chia tay, người "mẹ nuôi" của đàn chó mồ côi tâm sự: "Nuôi những chú cún này vất vả và tốn kém lắm, nếu không yêu thương chúng thì tôi đã không gắn bó được suốt 15 năm qua". Bà Anh chỉ buồn rằng, mỗi lần ra đường vẫn phải thấy những tấm biển lấy thịt chó ra quảng cáo làm đặc sản. Bà chỉ mong mọi người yêu thương động vật hơn, bởi với bà chúng cũng là một phần không thể thiếu của thế giới này.
Theo 24h
Mở rộng và cải tạo lưới điện tại 2 tỉnh Lai Châu và Điện Biên Dự án thực hiện cấp điện cho 14.487 hộ dân của 48 xã thuộc 8 huyện, thị của tỉnh Điện Biên và 16.207 hộ dân, của 53 xã thuộc 6 huyện của tỉnh Lai Châu. Lễ mừng lưới điện quốc gia đến với các đồng bào vùng sâu, vùng xa Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), dự án được triển khai...