Chuyển đổi số, xuất khẩu trực tuyến hàng Việt ra toàn cầu
Chuyển đổi số mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp “ xuất khẩu trực tuyến”, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tận dụng các giải pháp và công nghệ tiên tiến.
Ngày 16/1, Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương và gã khổng lồ TMĐT Alibaba.com đạt được thỏa thuận quan trọng về việc bán hàng Việt qua kênh bán hàng trực tuyến hàng đầu thế giới này.
Năm 2020, đại dịch Covid-19 gây ra hậu quả nặng nề với nền kinh tế. Do đó, việc chuyển sang các nền tảng kỹ thuật số để xuất khẩu không còn là sự lựa chọn, mà là điều bắt buộc để các doanh nghiệp vừa và nhỏ tồn tại và phát triển.
Ba Hiệp định Thương mại tự do (FTA) được ký kết vào năm ngoái với Liên minh châu Âu (EVFTA), khu vực ASEAN và các đối tác (RCEP), cùng Vương quốc Anh (UKVFTA) mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực chuyển đổi số để “xuất khẩu trực tuyến”, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tận dụng các giải pháp và công nghệ tiên tiến.
Ông cho rằng, Việt Nam là một thị trường có tiềm năng cao nhưng chưa hoàn toàn áp dụng số hóa trên tất cả các ngành và lĩnh vực kinh doanh. Đơn vị này mong muốn làm việc với nhiều doanh nghiệp hơn nữa để xây dựng và chuyển đổi hoạt động kinh doanh trở nên bền vững hơn, tạo ra lợi ích lâu dài.Ông Stephen Kuo – Trưởng bộ phận châu Á – Thái Bình Dương của Alibaba.com chia sẻ, số hóa không chỉ phục vụ tốt các doanh nghiệp bán hàng mà còn cho phép họ tạo ra một mô hình kinh doanh bền vững hơn.
Theo báo cáo e-Conomy SEA 2021, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam hiện đạt 7 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng 46% từ năm 2019 đến 2020, đạt giá trị 29 tỷ USD vào năm 2025 với tốc độ tăng trưởng 34%, cao hơn so với các ngành khác ở Việt Nam như vận tải và thực phẩm, du lịch trực tuyến và truyền thông trực tuyến; cao hơn mức trung bình của Đông Nam Á.
Qua nghiên cứu, Alibaba.com nhận thấy điểm mạnh của các nhà bán hàng Việt Nam là năng lực sản xuất ngày càng cải thiện về chất lượng và số lượng, danh mục sản phẩm đa dạng, giá cả cạnh tranh và định hướng tăng cường tập trung vào xuất khẩu. Một số ngành hàng của Việt Nam đã có mức tăng trưởng ấn tượng, bao gồm thực phẩm, đồ uống, nhà, vườn, làm đẹp, chăm sóc cá nhân và nông nghiệp.
Alibaba.com đưa ra các cam kết và hỗ trợ kỹ thuật tập trung cho hai đối tượng chính là cho các tổ chức xúc tiến thương mại và các doanh nghiệp nhỏ và vừa về chuyển đổi số. Đặc biệt, những hỗ trợ bền vững mà Alibaba.com cam kết với Việt Nam sẽ từng bước cùng doanh nghiệp vươn ra toàn cầu.
Video đang HOT
Lên sàn đưa hàng Việt ra thế giới
Cục Xúc tiến thương mại cam kết sẽ đồng hành cùng Alibaba.com trong các hoạt động nâng cao năng lực chuyển đổi số, năng lực thương mại điện tử, đặc biệt là các kỹ năng trong thương mại quốc tế nhằm hỗ trợ các tổ chức xúc tiến thương mại và cộng đồng doanh nghiệp.
Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, cho biết, từ cuối năm 2020, chương trình này đã được triển khai với 1.000 doanh nghiệp đăng ký đào tạo, hơn 300 doanh nghiệp tham gia tư vấn xuất khẩu, nâng cao năng lực thương mại điện tử và hơn 50 doanh nghiệp tiềm năng sẽ lên sàn thành công trong các ngành như nông sản, thuỷ hải sản, đồ gỗ, thực phẩm chế biến đóng gói.
Trong năm nay, các lớp đào tạo tiếp theo tại Vũng Tàu, Quảng Ninh, Hải Dương, Sơn La, Quy Nhơn và Buôn Mê Thuột dự kiến sẽ tiếp tục tổ chức. Với mục tiêu cam kết hỗ trợ 10.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ trong 5 năm và đẩy mạnh chuyển đổi số, trong năm 2021, Alibaba.com sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với chính quyền địa phương, cung cấp các dịch vụ và giải pháp trực tuyến phù hợp và hiệu quả.
Ông Zhang Kuo – Tổng Giám đốc của Alibaba.com, nhấn mạnh, mục tiêu của tập đoàn này đến năm 2024 đạt tổng giá trị giao dịch hơn 100 tỷ USD, hỗ trợ hơn 10 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ trên khắp thế giới, và trên 10.000 nhà cung cấp đến từ Việt Nam hoạt động thương mại B2B trên sàn.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đánh giá, Bộ Công Thương với đầu mối là Cục Xúc tiến thương mại, luôn sẵn sàng phối hợp với các Bộ ban ngành, địa phương, hiệp hội doanh nghiệp liên quan tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng thành công trên Alibaba.com, hướng tới phát triển kinh tế bền vững thông qua xúc tiến xuất khẩu trên nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới.
Khai thác hiệu quả tiềm năng nguồn năng lượng sạch
Dự thảo Đề án Quy hoạch Điện VIII đã thiết kế tỷ trọng nguồn điện từ năng lượng tái tạo lên tới 30% trong tổng công suất nguồn của hệ thống điện quốc gia, nhằm khai thác tiềm năng điện sạch.
Quy hoạch điện VIII sẽ ưu tiên khai thác hợp lý các nguồn năng lượng tái tạo. Ảnh: BNEWS/TTXVN phát
Đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (gọi tắt là Quy hoạch Điện VIII) mới đây được Bộ Công Thương đưa ra lấy ý kiến. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng cho rằng, dự thảo được đưa ra lấy ý kiến còn nhiều lĩnh vực cần được nghiên cứu kỹ lưỡng; trong đó, có vấn đề các chính sách để đẩy mạnh nguồn năng lượng tái tạo lên lưới.
Dự thảo Đề án Quy hoạch Điện VIII đã thiết kế tỷ trọng nguồn điện từ năng lượng tái tạo lên tới 30% trong tổng công suất nguồn của hệ thống điện quốc gia, nhằm khai thác tiềm năng điện sạch của Việt Nam giai đoạn này. Đây là một điểm mới so với các quy hoạch điện trước, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước, Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng như phù hợp với xu thế phát triển năng lượng xanh hiện nay.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Anh Tuấn, nguyên Phó Viện trưởng Viện Năng lượng Việt Nam (thành viên Hội đồng phản biện Đề án Quy hoạch Điện VIII) cho rằng, dự thảo Quy hoạch Điện VIII lần này vẫn chưa tính toán kỹ lưỡng tới vấn đề lưới truyền tải điện, còn đang ở các phương án nếu - dựa trên cơ sở "kịch bản đề xuất" và tiềm năng của các tỉnh - nên rất khó triển khai trên thực tế. Đó là chưa kể khi nguồn điện năng lượng tái tạo được đưa vào nhiều sẽ gây rủi ro lớn cho hệ thống điện.
Ông Tuấn cho rằng, phải đưa ra một phương án lưới chắc chắn ít nhất là đến 2030 và không được dưới mức giới hạn thì mới làm được, bởi hiện yêu cầu cho lưới truyền tải điện rất cao. Đây là vấn đề khó của quy hoạch khi đưa vào nhiều năng lượng tái tạo.
Truyền tải điện Quảng Nam đảm bảo vận hành an toàn lưới điện trong mùa mưa bão. Ảnh: Đức Dũng/BNEWS/TTXVN
TS Nguyễn Thành Sơn, chuyên gia năng lượng, nguyên Giám đốc Công ty Năng lượng Sông Hồng cho rằng, thời gian qua, chủ đầu tư phải chịu hậu quả của việc phát triển điện tái tạo quá nóng nhưng chưa thấy dự thảo Quy hoạch Điện VIII đưa ra giải pháp khắc phục. Nhiều nguồn phát nhưng chúng ta không thể phát lên lưới. Điều này làm giảm hiệu quả đầu tư và sức hút đầu tư tư nhân trong lĩnh vực này.
"Cần phải chấm dứt việc chạy theo đề xuất của chủ đầu tư, nhét dự án vào quy hoạch bất chấp mọi cân đối về nguồn và lưới. Quy hoạch điện phải bám vào Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị, thể hiện các thông tin về việc thời điểm nào cần dự án ra sao và đặt ở đâu. Từ đó, sẽ quyết định dự án phù hợp xuất hiện ở thời điểm phù hợp để tối ưu hóa được việc phân bổ nguồn lực, thay vì nguồn có nhiều mà không phát lên lưới được, người tiêu dùng cũng không được hưởng lợi", TS Nguyễn Thành Sơn nêu.
Thực tế thời gian qua, nhiều nhà đầu tư điện mặt trời đã "khóc ròng" khi buộc phải tiết giảm nguồn phát do nhu cầu giảm và có thời điểm lưới điện truyền tải không theo kịp, gây lãng phí nguồn lực lớn của xã hội và gây rủi ro cho nhà đầu tư tư nhân. Ngay cả khi truyền tải đáp ứng được thì tỷ trọng điện tái tạo quá lớn cũng đặt ra những lo lắng về độ an toàn hệ thống điện do đặc tính "thất thường của thời tiết".
Theo các chuyên gia, thời gian đưa ra lấy ý kiến về Dự thảo Đề án Quy hoạch Điện VIII là quá gấp, không đủ để các chuyên gia và người dân đọc - hiểu. Từ đó, có được những đóng góp có chất lượng, nhất là khi đây là một bản quy hoạch kinh tế xen lẫn kỹ thuật năng lượng.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cũng cho rằng, với hệ thống điện hiện nay thì bao nhiêu nguồn năng lượng tái tạo là an toàn, hệ thống lưu trữ năng lượng, khả năng phát lên lưới... Những vấn đề này phải phân tích và phải tính toán.
Theo ông Ngô Đức Lâm, chuyên gia năng lượng, Quy hoạch điện VIII có 4 tập, 831 trang nhưng phần giải pháp quá ít. Trong khi đó, quy hoạch khác với định hướng, chính sách. Quy hoạch phải rất cụ thể, công nghệ ra sao, hiệu quả năng lượng, giá cả như thế nào... Nếu không có giải pháp thì vài năm nữa, rất dễ phải điều chỉnh lại, vì vậy ngay từ bây giờ phải thấy rõ những vướng mắc để xử lý.
Bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GreenID) cho rằng, Dự thảo Quy hoạch Điện VIII đã nâng tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo lên, phù hợp với xu hướng phát triển, song cần tránh các bài học của giai đoạn trước, đặc biệt liên quan đến việc lưới truyền tải điện không đáp ứng được để đưa lên lưới.
Đại diện doanh nghiệp, ông Phạm Nam Phong, Chủ tịch Vũ Phong Energy Group cho hay, nhiều doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp FDI hay các doanh nghiệp sản xuất, gia công cho các hãng lớn tại Việt Nam đều đang có định hướng sử dụng 100% năng lượng tái tạo.
Do vậy, quy hoạch cần khuyến khích điện sạch đưa lên lưới mà không ảnh hưởng hệ thống điện, sa thải công suất, như: điện mặt trời áp mái bằng hình thức tự sản xuất - tự tiêu thụ, bởi đây cũng là cơ chế thuận lợi mới để mời gọi thêm nhà đầu tư sản xuất lớn vào Việt Nam.
Các nguồn năng lượng điện mặt trời, gió cần được tiếp tục ưu tiên phát triển bởi đây là nguồn tài nguyên đặc biệt lớn của đất nước. Vấn đề đặt ra là các nguồn năng lượng này thời gian qua cho thấy sự thiếu ổn định, thời gian phát điện tập trung vào một số thời điểm trong ngày và những hạn chế của lưới điện truyền tải nguồn năng lượng này.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đề nghị các thành viên Hội đồng thẩm định Quy hoạch điện VIII khẩn trương góp ý kiến vào đề án; các chuyên gia phản biện làm việc tích cực, sớm có báo cáo phản biện. Bộ Công Thương nhanh chóng tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện Đề án để sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.../.
Một số địa phương quá chú trọng phòng chống dịch gây ách tắc hàng hóa Một số địa phương quá chú trọng phòng chống dịch ban hành văn bản là chưa linh hoạt, gây ách tắc, khó khăn trong lưu thông, đặc biệt hàng hóa đến kỳ tiêu thụ như nông sản. Trả lời báo chí tại họp báo thường kỳ Chính phủ chiều tối nay (2/3), Thứ trưởng Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, về quy...