Chuyển đổi số trong doanh nghiệp, nhìn từ “phụ tá ảo” RPA
Nhiều doanh nghiệp đã tìm ra những giải pháp công nghệ mới để thích nghi với thời đại đang biến đổi không ngừng, trong đó công cụ Robot tự động hóa (gọi tắt là RPA) đã và đang nổi lên như một giải pháp cần có cho doanh nghiệp.
Cấp bách chuyển đổi số
Khảo sát tháng 9/2020 của tập đoàn công nghệ Cisco cho thấy 72% doanh nghiệp Việt đang tìm cách chuyển đổi số nhằm đưa các sản phẩm và dịch vụ mới ra thị trường, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2019. Trong đó, hơn 70% doanh nghiệp tham gia khảo sát nhận định cần chuyển đổi để bắt kịp sự cạnh tranh của thị trường; 46% cho biết khách hàng là áp lực khiến họ phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi.
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp mong muốn chuyển đổi số nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu. Thậm chí, không ít doanh nghiệp cho rằng, chuyển đổi số cần ứng dụng công nghệ IT phức tạp, chi phí đầu tư cao, nên chỉ áp dụng với những doanh nghiệp “am hiểu về IT” và có tiềm lực kinh tế.
Chuyển đổi số thực ra đơn giản hơn nhiều so với cách nghĩ trên của doanh nghiệp. Nó không đòi hỏi phải thay đổi, nâng cấp toàn bộ quy trình nghiệp vụ hay hệ thống quản lý như ERP, CRM, SAP …mà có thể thực hiện từ việc tự động hóa công việc thủ công có tính lặp đi lặp lại để kết nối thành 1 quy trình tự động thông suốt bằng công cụ đơn giản như Robot phần mềm RPA.
Được coi là sản phẩm nằm trong giai đoạn “bản lề” của chuyển đổi và được áp dụng phổ biến nhất, RPA đang được xem như một “phụ tá ảo” đắc lực trong mỗi doanh nghiệp. RPA tương tự như ứng dụng phần mềm thông thường, chỉ cần cài đặt vào máy tính là có thể “vận hành” và sử dụng nên quá trình triển khai nhanh và chi phí đầu tư thấp.
Video đang HOT
RPA đem lại hiệu quả như thế nào cho doanh nghiệp?
Những nghiệp vụ mang tính lặp đi lặp lại luôn xuất hiện trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp như ghi chép, xử lý thông tin khách hàng, báo cáo định kỳ,…Áp dụng RPA vào những công việc đó sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí nhân sự, tuyển dụng, đào tạo, và đặc biệt là tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Robot làm việc liên tục 24/7, doanh nghiệp sẽ có lợi thế hơn về hiệu suất lao động, khả năng cập nhật thông tin nhanh chóng, đáp ứng những thay đổi liên tục của thị trường thời 4.0.
Ông David Schatsky, Giám đốc điều hành Deloitte LP chia sẻ trên tờ ICTNews.vn câu chuyện thành công khi ứng dụng RPA của một ngân hàng như sau: sau khi áp dụng 85 robot RPA để tự động hoá 13 quy trình, họ đã đẩy nhanh được tốc độ xử lý yêu cầu của khách hàng, ước tính trong 1 năm, 1,5 triệu yêu cầu đã được giải quyết, tương đương với năng suất của hơn 200 nhân viên làm việc toàn thời gian trong khi chi phí bỏ ra chỉ bằng 30%.
Doanh nghiệp có thể nâng cao tối đa năng suất lao động với RPA.
Tại thị trường Việt Nam, báo cáo về hiệu quả của sản phẩm RPA WinActor do công ty NTT Nhật Bản phát triển, cũng cho thấy công cụ này đang thúc đẩy tinh giản và tự động hóa nhiều quy trình nghiệp vụ thuộc các ngành nghề khác nhau. Trong đó có thể kể đến câu chuyện của một công ty sản xuất linh kiện motor. RPA WinActor đã giúp phòng Quản lý thiết bị của họ giải quyết 50,000 đơn hàng tồn đọng, tăng 3 lần năng suất làm việc và giải phóng được 7 nhân viên nhập liệu.
Chia sẻ thêm từ đại diện của NTT DATA – đơn vị phân phối sản phẩm RPA WinActor, về thành công trên, RPA WinActor hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp Việt một phần đến từ tính thân thiện, dễ sử dụng của bản thân sản phẩm và khả năng hỗ trợ của các chuyên viên kỹ thuật (CoE) được đào tạo bài bản từ Nhật Bản.
Văn phòng NTT DATA tại Việt Nam với đội ngũ CoE được đào tạo bài bản từ Nhật Bản.
Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, việc khai thác tối đa hiệu quả của RPA là điều hết sức cần thiết, giúp các doanh nghiệp, tổ chức tối ưu quá trình vận hành, loại bỏ rủi ro sai sót để mang đến năng suất lao động lớn hơn. Nhờ vậy, nhân sự được giải phóng khỏi công việc thủ công để đầu tư thời gian cho những công việc mang lại giá trị lớn.
FPT.Ai - Nền tảng trí tuệ nhân tạo "Make in Vietnam" thứ hai ra mắt
Ngày 30/10, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức lễ ra mắt nền tảng trí tuệ nhân tạo toàn diện FPT.AI.
Đây là một trong chuỗi sự kiện giới thiệu các nền tảng số "Make in Vietnam" nhằm thực hiện chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chương trình nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu.
Là một trong những tập đoàn đóng vai trò quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia, FPT đã phát triển hệ sinh thái sản phẩm "Make in Vietnam" đa dạng và tổng thể, ứng dụng những công nghệ 4.0 tiên tiến như AI, Blockchain, RPA... giúp các tổ chức, doanh nghiệp tối ưu hoạt động vận hành, nâng cao năng suất, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển bứt phá. Trong đó, AI được coi là công nghệ mũi nhọn. Đây là nền tảng "Make in Vietnam" thứ hai của tập đoàn FPT được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn giới thiệu và bảo trợ về truyền thông trong chương trình "Ngày thứ Sáu công nghệ".
Theo ông Đỗ Công Anh - Phó Cục trưởng Cục Tin học hoá, Bộ Thông tin và Truyền thông, trong những năm gần đây, trí tuệ nhân tạo (AI) đã được Việt Nam quan tâm đầu tư. Dự báo trong tương lai, AI sẽ đóng góp khoảng 12% GDP.
Ông Đỗ Công Anh - Phó Cục trưởng Cục Tin học hoá, Bộ Thông tin và Truyền thông - phát biểu tại sự kiện
"Chúng tôi mong muốn FPT cũng như các tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư vào AI tiếp tục hoàn thiện các sản phẩm của mình, ngoài việc tập trung phát triển kinh doanh còn mở rộng, bổ sung thêm các giải pháp liên quan tới 8 lĩnh vực ưu tiên cho chuyển đổi số quốc gia như y tế, giáo dục, nông nghiệp, giao thông vận tải..." - ông Đỗ Công Anh nhấn mạnh.
Nền tảng trí tuệ nhân tạo toàn diện FPT.AI được phát triển bởi đội ngũ các kỹ sư, chuyên gia hàng đầu về trí tuệ nhân tạo tại FPT. Nền tảng cung cấp các sản phẩm giúp tự động hóa các tác vụ lặp, nâng cao hiệu quả vận hành và chăm sóc khách hàng cho doanh nghiệp.
Điểm vượt trội của nền tảng là giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian tích hợp giải pháp trí tuệ nhân tạo vào quy trình vận hành và thấy được hiệu quả rõ rệt, không mất chi phí đầu tư ban đầu, thời gian triển khai nhanh chóng, đảm bảo hoạt động vận hành diễn ra liên tục, mọi lúc, mọi nơi. Đáng chú ý, FPT.AI đã đạt giải thưởng top 10 Sao Khuê 2020.
Hệ sinh thái nền tảng FPT.Ai gồm đa dạng các sản phẩm và dịch vụ như nền tảng hội thoại tự động FPT.AI Conversation, trợ lý ảo tổng đài FPT.AI Virtual Agent for Call Center, giải pháp trích xuất thông tin hình ảnh FPT.AI Vision và định danh khách hàng trực tuyến FPT.AI eKYC, giải pháp tổng hợp và nhận dạng giọng nói tự động FPT.AI Speech.
Để kích cầu khách hàng doanh nghiệp chuyển đổi số, FPT.AI có chính sách cung cấp bản dùng thử miễn phí không giới hạn tính năng dành cho mọi khách hàng cá nhân, doanh nghiệp.
"Đối thoại 2045": 25 năm để xuất hiện những tập đoàn khổng lồ của Việt Nam Cuộc gặp giữa Thủ tướng với đại diện cho nhiều doanh nhân, học giả lớn của Việt Nam ngày 6/3 với một mục tiêu cốt lõi là "đưa Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển thịnh vượng vào năm 2045". Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh tổ chức đối thoại, lắng nghe những ý...