Chuyển đổi số tạo ra hiệu quả to lớn cho doanh nghiệp
Chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận vài trăm phần trăm, tiết kiệm hàng tỷ đô la chi phí công nghệ, vận hành hệ thống dữ liệu phức tạp ở mức thời gian thực
Và chuyển đổi mô hình kinh doanh phù hợp, nâng cao hiệu quả hoạt động, cá nhân hóa cao độ trải nghiệm khách hàng trên nền tảng số với quy mô cực lớn và tốc độ cực nhanh…
Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Phương Trầm tại hội thảo “Đối thoại về Chuyển đổi số”, diễn ra ngày 20/2/2019 với sự tham dự của lãnh đạo 30 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.
“Chuyển đổi số”, “đột phá mô hình kinh doanh”, “trở thành doanh nghiệp số” không chỉ là những chủ đề trao đổi trong các diễn dàn kinh tế toàn cầu mà trên thực tế, đã thu hút các hãng công nghệ lớn trên thế giới xây dựng các nền tảng cần thiết như Google, AWS, Apple… và nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới triển khai chuyển đổi số.
Đối thoại về chuyển đổi số với sự tham gia của 30 lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu
Theo báo cáo cuối năm 2018 của IDG cho các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp và tổ chức có quy mô tỷ đô, 90% các tổ chức và doanh nghiệp trong nhóm này đã có kế hoạch, phát triển và triển khai chuyển đối số; 32% các CIO, quản lý IT khẳng định chính chuyển đổi số đã giúp doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ và đem lại lợi nhuận lớn. CIO các tập đoàn lớn trên thế giới đều lựa chọn Chuyển đổi số nằm trong Top 3 các vấn đề cần phải quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp trong thời đại bùng nổ công nghệ hiện nay.
Vậy chuyển đổi số là làm gì? Tiến sĩ Phương Trầm, cựu CIO DuPont – công ty toàn cầu với doanh thu 85 tỷ USD, là người trực tiếp chỉ đạo, triển khai các chương trình chuyển đổi số của DuPont chia sẻ: là khi chúng ta xác định được bài toán để giải quyết hai vấn đề, vấn đề nâng cao hiệu quả kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng; và bài toán nâng cao hiệu quả hoạt động của mỗi nhân viên trong chính doanh nghiệp.
Video đang HOT
Tiến sĩ Phương Trầm – cựu CIO của DuPont chia sẻ tại Đối thoại về chuyển đổi số
“Cần phải xác định rõ đâu là những nhiệm vụ mà chúng ta cần dựa trên công nghệ để giải quyết. Sau đó mới ứng dụng công nghệ. Không đặt câu hỏi công nghệ làm được gì mà là doanh nghiệp chúng ta cần đổi mới quy trình nghiệp vụ như thế nào? Không phải việc phân loại các ưu tiên về các dự án đó như thế nào mà doanh nghiệp hãy lựa chọn các dự án CNTT cần triển khai” – Tiến sĩ Phương Trầm, hiện đang là Tư vấn trưởng về chuyển đổi số của FPT – đưa ra lời khuyên cho lãnh đạo các doanh nghiệp.
Theo Tiến sĩ Phương Trầm, hãy nghĩ rằng chuyển đổi số như một công cụ hay một quy trình để chúng ta bắt đầu đầu tư. Chúng ta có thể nghĩ lớn những hãy bắt đầu nhỏ thôi. Hãy định hướng tầm nhìn ba năm thôi, vì công nghệ thay đổi rất nhanh chóng. Từ một tầm nhìn lớn, hãy chia thành các nhiệm vụ nhỏ để chúng ta có thể làm trong một tuần, một tháng thay vì một quý, một năm. Nếu chúng ta làm được những điều ấy là chúng ta đã bước đầu thành công trong chuyển đổi số rồi.
Tại DuPont, chuyển đổi số tạo ra hiệu quả to lớn, điển hình như: Tiết kiệm 1,6 tỷ USD chi phí cho công nghệ thông tin, tạo thêm hàng tỷ USD lợi ích cho tập đoàn, Giảm 90% thời gian xử lý đơn hàng; Thúc đẩy sự phát triển nhiều công cụ quản trị mới cho các đối tác công nghệ hàng đầu như Microsoft, SAP, AT Đưa tên tuổi của DuPont thành một trong những câu chuyện thành công nổi trội hàng đầu về chuyển đổi số trên thế giới.
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT: Trước kia, KHCN chỉ thay đổi được cơ bắp, thì giờ máy có thể làm được những việc mà trước chỉ có con người làm được
Tại sự kiện, FPT cũng đã chia sẻ về chiến lược tiên phong chuyển đổi số của Tập đoàn và tham vọng trở thành doanh nghiệp chuyển đổi số hàng đầu thế giới trong 10 năm tới.
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT cho biết: “Chuyển đổi số đem đến cho FPT cơ hội mới, to lớn hơn trong thế giới công nghệ thông tin bởi thị trường này có dung lượng lớn và rộng mở. Chiến lược này mang lại giá trị kép khi vừa nâng cao giá trị và vai trò của FPT, vừa tạo ra giá trị lớn cho các doanh nghiệp đồng hành cùng FPT tham gia chuyển đổi số”.
Theo công thương
Phủ sóng 5G ở Bắc Mỹ vượt xa châu Á năm 2022
Báo cáo mới của hãng Cisco cho thấy Mỹ có nhiều lý do để bớt căng thẳng trong cuộc cạnh tranh 5G với Trung Quốc.
Báo cáo Chỉ số Mạng lưới Ảo được Cisco công bố hôm 19.2 cho biết đến năm 2022, thế hệ mạng di động thứ 5 (5G) sẽ chiếm 9% kết nối dữ liệu di động ở Bắc Mỹ, trong khi chỉ chiếm 4% kết nối dữ liệu di động tại châu Á. Đây là lần đầu tiên hãng Mỹ dành toàn bộ báo cáo di động để dự báo và nhận định về 5G.
Tháp 5G của nhà mạng Úc Optus - Ảnh: EPA
Kết luận này cho thấy nỗ lực của những nước như Trung Quốc trong cuộc đua 5G với các quốc gia phương Tây không đem lại kết quả khá hơn cho châu Á. Nó cũng thể hiện các chính sách mà Mỹ áp dụng từ sớm để dẫn đầu mảng 5G, thế hệ mạng di động được xem là chìa khóa cho công nghệ xe tự lái, hệ sinh thái thiết bị thông minh đòi hỏi sự kết nối liên tục, có thể đem lại trái ngọt.
Bất chấp châu Á - Thái Bình Dương là nơi có số lượng thiết bị 5G nhiều gấp đôi so với Bắc Mỹ vào năm 2022, khu vực này sẽ chiếm một phần rất nhỏ trong số 422 triệu thiết bị kết nối 5G toàn cầu. Bắc Mỹ sẽ chiếm phần lớn nhất, trong khi Tây Âu chiếm khoảng 6,5%.
Ảnh: Bloomberg
"Mỹ có khởi đầu tốt trong việc thay đổi chính sách để hỗ trợ việc triển khai 5G. Khi nhìn ra thế giới, chúng tôi chưa thấy sự thay đổi chính sách như ở Mỹ. Chúng tôi kỳ vọng rằng việc này sẽ khác đi trong 12-18 tháng tới, và cuộc đua 5G là rất thật", giám đốc về các vấn đề chính phủ Mary Brown tại Cisco cho hay.
Khởi đầu của việc 5G thâm nhập vào cuộc sống rất quan trọng trong việc xác định nước nào sẽ thành hình và hưởng lợi từ những đổi mới công nghệ trong ứng dụng, dịch vụ và thành quả kinh tế khác. Khi Mỹ dẫn đầu công nghệ di động 4G, nền kinh tế ứng dụng có lợi thế và mảng này hiện vẫn bị chi phối bởi nhiều doanh nghiệp ở Mỹ. 5G thậm chí sẽ có sức ảnh hưởng lớn hơn.
Hiện trải nghiệm 5G thực thụ vẫn nằm ngoài tầm với của người tiêu dùng bình thường. Các mẫu smartphone 5G đầu tiên được dự kiến ra mắt cuối năm nay. Nhiều nhà mạng Mỹ, chẳng hạn như Verizon và AT&T hiện cạnh tranh về mặt tiếp thị để thuyết phục khách hàng rằng doanh nghiệp mình tiến bộ nhanh chóng.
Giới giám đốc viễn thông và quan chức liên bang cho rằng sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thế giới là lý do để đẩy nhanh tốc độ phủ sóng 5G tại Mỹ. Dù vậy, Cisco nhận định việc triển khai 5G thương mại trên diện rộng sẽ không diễn ra cho đến sau năm 2022.
Theo thanh niên
Chuyển mạng giữ số: Nhà mạng nào hút ít khách hàng chuyển đến nhất? Trong số 93.405 thuê bao có nhu cầu chuyển mạng giữ số thời gian qua, Vietnamobile và MobiFone thu hút được số thuê bao có nhu cầu chuyển đến ít nhất. Số liệu về việc chuyển mạng giữ số của các mạng di động theo ghi nhận của Cục Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông công bố. Cục Viễn thông...