Chuyển đổi số để tạo việc làm bền vững
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) vừa phối hợp với ManpowerGroup Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến với chủ đề “Chuyển đổi số trong lĩnh vực lao động và xã hội: Kinh nghiệm quốc tế về đảm bảo việc làm và tương lai kỹ năng cho lao động Việt Nam”.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Lê Văn Thanh cho biết Việt Nam là quốc gia có lực lượng lao động trong độ tuổi vàng. Bảo đảm việc làm và tăng cường kỹ năng cho người lao động (NLĐ) trong bối cảnh chuyển đổi số là một trong những mục tiêu quan trọng của Việt Nam. Đặc biệt, trong 2 năm qua, dưới tác động của đại dịch Covid-19, quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực lao động – việc làm ở Việt Nam diễn ra nhanh hơn bao giờ hết.
Để phát triển thị trường lao động thích ứng với quá trình chuyển đổi số, trong những năm qua, ngành LĐ-TB-XH đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp, trong đó chú trọng áp dụng công nghệ, số hóa trong việc kết nối cung cầu lao động, đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm của các trung tâm dịch vụ việc làm trên cả nước; ưu tiên nâng cao kỹ năng nghề cho NLĐ đáp ứng yêu cầu mới của thị trường. “Trong bối cảnh đại dịch ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế – xã hội toàn cầu, thị trường lao động trong nước cần những giải pháp toàn diện từ tất cả các bên liên quan để hướng tới nâng cao chất lượng tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực thông qua phát triển kỹ năng và tăng cường tri thức cho NLĐ trong tình hình mới. Việc tiêm vắc-xin đang được triển khai nhanh tại Việt Nam sẽ giúp thị trường lao động trong nước sớm phục hồi mạnh mẽ từ năm 2022 trở đi” – ông Thanh nói.
Video đang HOT
Nhiều doanh nghiệp đang tích cực chuyển đổi số để tăng năng suất, chất lượng lao động
Tại hội nghị, đại diện của ManpowerGroup Việt Nam chia sẻ thông tin của các đối tác quốc tế cũng như Việt Nam về chuyển đổi số và nhu cầu kỹ năng mới đối với NLĐ, thảo luận về giải pháp bảo đảm việc làm bền vững và tương lai kỹ năng cho NLĐ Việt Nam. Theo nghiên cứu của ManpowerGroup, chuyển đổi số là một trong 4 xu hướng nổi bật về lao động hiện nay. Nghiên cứu cuộc cách mạng kỹ năng giai đoạn mới 2021 của tập đoàn cho thấy 38% doanh nghiệp (DN) trên toàn cầu đang đẩy nhanh kế hoạch số hóa và tự động hóa dưới ảnh hưởng của đại dịch. Việt Nam cũng nằm trong xu hướng đó. Theo một nghiên cứu mới đây giữa ManpowerGroup Việt Nam và Viện Khoa học Lao động và Xã hội, có tới 94% DN sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài có định hướng rõ ràng về việc tăng cường ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động sản xuất trong 3 năm tới. “Dưới tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và đại dịch Covid-19, nhà tuyển dụng đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết trong việc tạo ra việc làm bền vững cho NLĐ, đặc biệt bộ phận nhân sự cần cân nhắc việc đưa yếu tố con người làm ưu tiên hàng đầu trong chiến lược điều hành DN” – ông Simon Matthews, Giám đốc ManpowerGroup Việt Nam, nói. Theo ông Simon Matthews, thời điểm này đủ để tái định hình một tương lai tốt đẹp hơn cho NLĐ, họ cần được trang bị đầy đủ kỹ năng hơn, thế giới việc làm đa dạng hơn và hướng tới phúc lợi nhiều hơn. Điều đó đang hiện diện khi một nghiên cứu của ManpowerGroup cho thấy các chuyên gia nhân sự đang đặt ra những ưu tiên hàng đầu, bao gồm sức khỏe và phúc lợi của NLĐ (63%), mô hình làm việc mới (37%), nâng cao kỹ năng, cơ hội được đào tạo và phát triển cho NLĐ (30%).
8 lao động Việt trong nhà máy Đài Loan dương tính Covid-19
Nhà máy in ở Tân Đài Bắc ngừng hoạt động sau khi phát hiện cụm dịch Covid-19 liên quan 8 lao động Việt Nam.
7 công nhân Việt Nam trong nhà máy in Topcolor ở quận Trung Hòa, thành phố Tân Đài Bắc, đã được đưa tới cơ sở cách ly, sau khi được phát hiện dương tính với Covid-19 hôm 3/6. Một người nữa cách ly trong ký túc xá.
41 lao động nước ngoài khác trong nhà máy xét nghiệm âm tính, trong khi 8 người còn lại chưa có kết quả xét nghiệm. Một số người than phiền trong lúc 8 người Việt được chẩn đoán nhiễm nCoV, công ty vẫn để họ trở về cùng ký túc xá với công nhân khác, khiến nhiều người lo lắng bị lây nhiễm.
Công nhân chờ xét nghiệm Covid-19 tại nhà máy điện tử King Yuan ngày 5/6. Ảnh: CNA
Nhà máy in đã bị đình chỉ hoạt động. La Nhất Quân, quan chức Trung tâm Chỉ huy Dịch tễ Đài Loan (CECC), xác nhận hai cụm lây nhiễm liên quan tới lao động nhập cư trong các nhà máy. Vụ lớn nhất bùng lên tại nhà máy điện tử King Yuan ở thị trấn Trúc Nam, huyện Miêu Lật, với 77 công nhân dương tính Covid-19 tính đến 5/6.
Thị trưởng Tân Đài Bắc Hầu Hữu Nghị hôm 3/6 thông báo lao động nhập cư dương tính phải lập tức cách ly tại nhà, nếu công ty không thể cung cấp nơi cách ly, thành phố sẽ đưa họ tới trung tâm cách ly tập trung.
Ông Hầu nhấn mạnh nếu doanh nghiệp nào không tuân thủ quy trình phòng chống dịch với lao động nước ngoài, sẽ bị phạt từ 30.000 tới 60.000 đài tệ (1.100 - 2.200 USD) và tước giấy phép thuê lao động nhập cư.
CECC hôm 4/6 ghi nhận 341 ca Covid-19, trong đó có một công dân Việt Nam. Người đàn ông trong độ tuổi 30 tới Đài Loan làm việc hôm 18/5, được phát hiện dương tính Covid-19 ngày 4/6, hai ngày sau khi hết thời hạn cách ly.
Đài Loan ghi nhận gần 11.000 ca Covid-19, hơn 200 ca tử vong. Số ca nhiễm tăng đột biến gần 10.000% từ đầu tháng 5 tới nay, đẩy hình mẫu chống Covid-19 của Đài Loan tới bờ sụp đổ. Năm ngoái, hòn đảo trải qua 250 ngày không ghi nhận ca nhiễm cộng đồng.
2.985 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 2/2021 Cục Quản lý lao động ngoài nước vừa cho biết, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 2/ 2021 là 2.985 lao động. Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) vừa thông báo về việc miễn phí xét nghiệm COVID-19 đối với lao động Việt Nam đang làm việc ở...