Chuyển đổi số đang buộc các hệ thống mạng viễn thông phải thay đổi
Nhà sáng lập, Giám đốc công nghệ Công ty Lansc Việt Nam Nguyễn Văn Thành cho rằng, trong chuyển đổi số, có 2 yêu cầu cơ bản là mô hình mạng phải hiện đại hơn và an toàn thông tin được ưu tiên hàng đầu.
Ngày 15/8, tại Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) tổ chức hội thảo khoa học quốc tế “Công nghệ trong kỷ nguyên số”.
Phó Giám đốc PTIT Trần Quang Anh khẳng định, Học viện không ngừng mở rộng về quy mô đào tạo, đa dạng ngành đào tạo và nâng cao chất lượng.
Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Trần Quang Anh, Phó Giám đốc PTIT chia sẻ, Học viện kỳ vọng hội thảo này sẽ góp phần quan trọng để nhà trường thực thi chiến lược phát triển. “Chúng tôi hy vọng sự kiện sẽ mang đến những trải nghiệm tốt nhất, góp phần giúp cộng đồng các chuyên gia công nghệ, chuyên gia nghiên cứu và sinh viên trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ ngày càng phát triển lớn mạnh hơn nữa”.
Theo bà Nguyễn Thanh Thảo, Giám đốc Phát triển kinh doanh của Qualcomm Việt Nam, chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mới với 5G, trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) và điện toán đám mây (Cloud Computing). Đây là thời điểm thích hợp để Qualcomm đẩy mạnh các ý tưởng đổi mới sáng tạo, giúp Việt Nam sớm trở thành một cường quốc công nghệ của châu Á và khu vực. “Hợp tác với PTIT cũng là bước đầu tiên giúp chúng tôi hiện thực hóa tầm nhìn này”, bà Nguyễn Thanh Thảo nói.
Đáng chú ý, bàn về hạ tầng mạng viễn thông trong chuyển đổi số, ông Nguyễn Văn Thành, Giảng viên khoa Kỹ thuật Điện tử 1 của PTIT, Nhà sáng lập cũng là Giám đốc công nghệ Công ty Lansc Việt Nam nhận định: Chuyển đổi số đã và đang tạo ra nhiều thay đổi với người dùng, đó là sự thay đổi thói quen lưu trữ dữ liệu cũng như thói quen làm việc. Giờ đây văn phòng có thể ở khắp mọi nơi và dữ liệu được lưu trữ trên hạ tầng đám mây, thay vì lưu trữ trong thẻ nhớ, ổ cứng hay USB.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Thành, Nhà sáng lập, Giám đốc công nghệ Công ty Lansc Việt Nam
Nhận định chuyển đổi số đang đặt ra yêu cầu thay đổi đối với hệ thống mạng, ông Nguyễn Văn Thành cho biết, cấu trúc mạng giờ đây cũng cần thay đổi. Cấu trúc mạng truyền thống không còn phù hợp, do tồn tại nguy cơ mất an toàn thông tin, hiệu suất giảm, khó kiểm soát và vì thế làm tăng chi phí. Theo ông Thành, 2 giải pháp quan trọng trong hệ thống mạng thời chuyển đổi số là SD-WAN (Software Defined Wide Area Networking) và SASE (Secure Access Service Edge).
Trong đó, SD-WAN là một kiến trúc mạng ảo cho phép các tổ chức, doanh nghiệp nâng cao hiệu quả của các dịch vụ mạng truyền dẫn. Với SASE, sự kết hợp mạng và an ninh mạng của cấu trúc này sẽ đáp ứng các thách thức về chuyển đổi kinh doanh kỹ thuật số, điện toán biên và tính di động của nhân lực. “Hai yêu cầu cơ bản với hệ thống mạng trong chuyển đổi số là mô hình mạng phải hiện đại và an toàn thông tin được ưu tiên hàng đầu”, ông Nguyễn Văn Thành nêu quan điểm.
Vị chuyên gia đến từ Công ty Lansc Việt Nam dẫn nghiên cứu của Viettel Security, nêu ra những nguy cơ mất an toàn thông tin của các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam trong chuyển đổi số, đó là: Tấn công lừa đảo – Phishing tăng gấp nhiều lần, lỗ hổng bảo mật tăng hơn 20%, tấn công từ chối dịch vụ phân tán – DDoS liên tục tăng. Các loại mã độc ransomware và trojan cũng tăng liên tục, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ và tài chính. Đặc biệt, lộ lọt tài nguyên lớn hơn 23 triệu bản ghi, “backdoor” (cửa hậu) được cài đặt trong nhiều thiết bị mạng. Bối cảnh trên đặt ra yêu cầu Việt Nam phải làm chủ công nghệ.
Trao đổi tại hội thảo, Tiến sĩ Hoàng Hưng Hải, Giám đốc Sản phẩm Qualcomm Việt Nam cho hay, điểm đặc biệt của Qualcomm là đội ngũ kỹ sư chiếm tới hơn 70% nhân viên. Là công ty toàn cầu nhưng Qualcomm đang định nghĩa doanh nghiệp mình là một startup, luôn thích ứng với những sự thay đổi. “Nhiệm vụ của chúng tôi ở Việt Nam là thúc đẩy, hỗ trợ các công ty trong nước, startup, trường đại học phát triển công nghệ, triển khai các ứng dụng vươn ra thế giới”, ông Hoàng Hưng Hải nói.
Cũng theo ông Hoàng Hưng Hải, 4 lĩnh vực chính Qualcomm đang tập trung nghiên cứu, phát triển gồm có Mobile, Automotive, IoT và Network.
Tại PTIT, Qualcomm đã tài trợ 100.000 USD (gần 2,3 tỷ đồng) đồng thời hỗ trợ nghiên cứu 4 dự án chuyên ngành thuộc các lĩnh vực 5G, AI, IoT và UAV. Các dự án được tài trợ gồm: Hệ thống máy bay không người lái (UAV) phát hiện hư hỏng đường bộ sau lũ quét sử dụng GPS, bản đồ số và thị giác máy tính bằng công nghệ học sâu; phát triển kiến trúc Internet vạn vật trên nền 5G hiệu suất cao, độ trễ thấp, an toàn; điện toán biên cho IoT; phát triển các giải pháp chăm sóc sức khỏe số dựa trên Internet of Medical Things (IoMT) và Trí tuệ nhân tạo (AI). Các dự án sẽ được các nhóm nghiên cứu thực hiện trong 12 tháng.
Người đàn ông đặt cược gần 4 tỷ USD vào Bitcoin 2 năm trước giờ ra sao?
Giá Bitcoin trong phiên giao dịch ngày hôm nay có lúc xuống dưới 22.000 USD.
Tờ Bloomberg đưa tin, nhà sáng lập kiêm CEO nhà sản xuất phần mềm MicroStrategy là Michael Saylor từng có cú đặt cược lớn vào Bitcoin. Tuy nhiên, mọi chuyện đã không diễn ra suôn sẻ khi hiện số lỗ trên giấy tờ của khoản đầu tư này đã lên tới gần 1 tỷ USD.
Cụ thể, 2 năm trước, Saylor đã chỉ đạo công ty này tung ra 3,97 tỷ USD để gom 130.000 Bitcoin. Mức giá mua trung bình mà công ty này mua với mỗi Bitcoin khi ấy đã dần tăng kể từ năm 2020 và chạm mức 30.700 USD vào 31/3.
Tuy nhiên, với mức giảm 17% vào ngày thứ 2 xuống chỉ còn 22.603 USD/1 Bitcoin, khoản đầu tư của MicroStrategy hiện chỉ trị giá nhỉnh hơn 3 tỷ USD. Như vậy, họ đã lỗ gần 1 tỷ USD.
Cổ phiếu MicroStrategy đã giảm 25% trong phiên giao dịch ngày thứ 2 sau thông tin kể trên. Cổ phiếu công ty này đã trở nên rất nhạy cảm với giá Bitcoin kể từ khi Saylor bắt đầu bổ sung đồng tiền số này vào danh mục đầu tư của họ vào tháng 8/2020.
Dẫu thị trường đang biến động mạnh nhưng Saylor dường như không bối rối với sự sụt giảm giá Bitcoin mới nhất. Ông này thậm chí còn đăng dòng tweet thể hiện niềm tin vào chiến lược của mình:
Hiện tại công ty đang đối mặt với một gánh nặng đó là mối đe dọa rằng giá Bitcoin sẽ giảm sâu hơn nữa, buộc họ phải đăng tài sản thế chấp bổ sung cho khoản vay 205 triệu USD vào tháng 3. Phía công ty cho biết trong cuộc họp vào tháng 5 rằng nếu Bitcoin giảm xuống còn khoảng 21.000 USD, họ sẽ cần phải gửi thêm tiền ngoài 820 triệu USD mà họ đã cam kết ban đầu.
Tình hình dường như không khả quan đối với MicroStrategy khi mà thời gian gần đây, giá Bitcoin đang có diễn biến xấu. Theo CNBC, một số chuyên gia thậm chí cảnh báo về khả năng sụp đổ của hàng nghìn đồng tiền số, trong bối cảnh các chuỗi khối blockchain đứng trước nguy cơ đứt gãy nghiêm trọng.
Được biết, hiện có hơn 19.000 loại tiền số và hàng chục nền tảng blockchain. Thị trường này vốn đã lung lay, nhất là sau sự sụp đổ mới đây của LUNA. Đây được coi là một trong những sự kiện Thiên nga đen lớn nhất thị trường Crypto bởi mức độ tác động đặc biệt nghiêm trọng. Không ai có thể ngờ rằng một đồng stablecoin lại giảm xuống dưới 1 USD, hay một đồng tiền mã hóa thuộc hàng top dự án lại có thể cắm đầu lao dốc từ 100 USD xuống chỉ còn 0.0001 USD.
"Một trong những vấn đề chúng ta đang gặp phải là cơ bản có quá nhiều blockchain ngoài kia. Điều này khiến người dùng dễ nhầm lẫn và đối mặt với rủi ro", ông Bertrand Perez, Giám đốc điều hành của Web3 Foundation chia sẻ với tờ CNBC.
"Giống như thuở sơ khai của internet, bạn sẽ thấy có rất nhiều công ty dotcom. Đa số đều là lừa đảo và không mang lại bất kỳ giá trị nào. Hiện tại, các công ty trong lĩnh vực tiền số đã được vận hành văn minh và hợp pháp hơn", Brad Garlinghouse, Giám đốc điều hành công ty thanh toán blockchain xuyên biên giới Ripple nói. "Tuy nhiên, đôi lúc tôi tự hỏi, liệu chúng ta có thực sự cần đến tới 19.000 loại tiền số mới hay không, trong khi ở thế giới fiat, đã có 180 loại tiền tệ đang tồn tại".
Giám đốc đầu tư của Guggenheim, ông Scott Minerd, mới đây cũng đã lên tiếng, rằng hầu hết các loại tiền số hiện nay đều là "rác", ngoại trừ Bitcoin và Ethereum. Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh thị trường tiền mã hóa đang chìm trong chuỗi những phiên giao dịch đỏ.
Theo CNBC, Bitcoin đã giảm hơn 50% so với mức cao kỷ lục hồi tháng 11 năm ngoái. Nhiều chuyên gia còn nhận định rằng đồng tiền này sẽ tiếp tục lao dốc 50% so với mức giá hiện tại, xuống còn 14.000 USD trong năm 2022.
"Dựa trên xu hướng trước đây của Bitcoin, 2022 sẽ là năm đồng tiền này giảm giá sâu nhất trong chu kỳ 4 năm", Ventures Founder cho biết.
Những thông tin về tiền mã hóa (cryptocurrency), hay thường được gọi là "tiền ảo" chưa được pháp luật công nhận tại Việt Nam. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không có giá trị khuyến nghị đầu tư.
Nhà sáng lập Luna: Tôi đã mất gần như toàn bộ tài sản Nhà sáng lập Luna: Tôi đã mất gần như toàn bộ tài sản Do Kwon, đồng sáng lập Terraform Labs cho biết anh đã mất gần như toàn bộ tài sản khi hệ sinh thái tiền điện tử gồm TerraUSD (UST) và Luna sụp đổ vào tháng trước. " Điều đó không ảnh hưởng lớn đến tôi. Tôi đã quen với cuộc sống...