Chuyển đổi số báo chí là vấn đề cần thiết và cấp bách
Chuyển đổi số báo chí là vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay, khi báo chí là đơn vị đi đầu và đóng vai trò quan trọng để truyền thông về chuyển đổi số cho toàn xã hội.
Chuyển đổi số là cần thiết và cấp bách
Ngày 11/6, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV) – Đại học Quốc gia Hà Nội, phối hợp với Tạp chí Thông tin và Truyền thông – Bộ TT&TT tổ chức Hội thảo khoa học “Chuyển đổi số báo chí Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Hội thảo “Chuyển đổi số báo chí Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” – Ảnh: ICTVietnam
Chia sẻ tại hội thảo, ông Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập báo Nhân dân cho rằng, khi mà hiện nay quảng cáo báo in đang ngày một sụt giảm thì việc chuyển đổi số (CĐS) báo chí là cần thiết và cấp bách. Việc CĐS sẽ đa dạng được các nguồn thu, đa dạng việc kinh doanh dịch vụ dữ liệu, PR, truyền thông…
Ông cho biết, trên thế giới cứ 6 -7 nhà báo thì sẽ có 1 nhân viên công nghệ. Đây là một giải pháp tốt để tạo ra những quản trị lâu dài. Báo Nhân dân cũng đang áp dụng mô hình này, nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
“Chúng ta cũng không nên lệ thuộc vào các nền tảng. Báo chí phải nắm dữ liệu. Cần khuyến khích đối tác bằng những nội dung hay, hấp dẫn. Đồng thời chia sẻ dữ liệu bằng cách tất cả các báo chí hợp tác cùng nhau. Hiện, Báo Nhân dân đang hợp tác phát hành báo trên nhiều nền tảng phi báo chí. Mục tiêu cố gắng trở thành Trung tâm kết nối dữ liệu và công nghệ cho hệ thống báo Đảng thuộc 63 tỉnh thành với slogan “Nơi nào có nhân dân nơi đó có Báo Nhân dân”, nhà báo Lê Quốc Minh nhấn mạnh.
Video đang HOT
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Thanh Lâm , Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cũng chia sẻ, CĐS là một xu thế ảnh hưởng đến tất cả mọi mặt của đời sống xã hội. Báo chí phải đi đầu, vì muốn truyền thông CĐS cho toàn bộ xã hội thì báo chí đóng một vai trò rất quan trọng.
Theo ông, để hỗ trợ cho các cơ quan báo chí CĐS, Bộ TT&TT đã có những chính sách trao đổi với các nhà mạng, các nhà quảng cáo Việt Nam để nâng giá trị quảng cáo. Đồng thời cũng kiện toàn các văn bản quy phạm pháp luật như sửa đổi Luật Báo chí để phù hợp với thực tiễn.
Ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục Báo chí phát biểu tại hội thảo – Ảnh: Báo Nhân Dân
“Quan trọng nhất là lãnh đạo các cơ quan báo chí cần phải thay đổi tư duy về CĐS và chúng ta phải có ý thức làm cùng nhau, làm như thế nào thì mỗi người một việc. Nhà nước sẽ cùng làm với các đơn vị báo chí”- Ông Nguyễn Thanh Lâm khẳng định.
Xác định là vấn đề cấp bách, nhưng theo nhà báo Lê Tân, Đài truyền hình VTC Now, mỗi đơn vị báo chí nên chọn cách thực dụng hơn phù hợp với mình vì mỗi đơn vị có nguồn tài chính khác nhau, con người, đặc thù khác nhau. Đồng thời cần thay đổi tư duy của người làm gắn với tư duy đổi mới sáng tạo.
Cần có những lớp tập huấn về CĐS báo chí
Theo ông Trần Anh Tú, Báo Đại Đoàn kết, để các báo CĐS thành công, cần chú ý đến công tác đào tạo. Ông đề nghị cơ quan quản lý Nhà nước hỗ trợ mở các lớp tập huấn CĐS cho các lãnh đạo cơ quan báo chí và cơ quan chủ quản. Bởi lãnh đạo phải có tư duy thì mới thực hiện tốt CĐS được.
Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng các phóng viên, những người làm báo trực tiếp cũng cần phải được đào tạo bồi dưỡng để tạo ra các bài báo được lập trình một cách nghiêm túc. Bởi CĐS là sự chuyên nghiệp của các nhà báo và ứng dụng công nghệ sẽ mang đến cho độc giả một tác phẩm báo chí toàn diện.
Ngoài ra, theo ông Tú, có một thực tế các báo đang gặp phải, đó là để tuyển một nhân viên kỹ thuật rất khó bởi lương trả cho nhân viên này là rất cao mà một tờ báo khó có thể đáp ứng được.
Đồng quan điểm, tại hội thảo, đại diện Trung tâm Truyền thông Quảng Ninh, đơn vị được sáp nhập 4 cơ quan truyền thông của tỉnh này, cũng cho rằng, việc đào tạo về CĐS ở các đơn vị liên quan thực tế gặp nhiều khó khăn, bởi đa số là các cán bộ đã công tác lâu năm, họ không như các bạn trẻ đã quen với công nghệ và các phương tiện truyền thông hiện đại.
Nhìn chung chuyển đổi số báo chí vẫn còn nhiều vướng mắc và khó khăn, nhưng theo ông Trần Kim Trung, Giám đốc Đài Truyền hình Hà Nội, dù có vất vả, khó khăn thì các cơ quan báo chí đều có thể vượt qua và CĐS thành công. Thực tế báo chí đã làm được các sản phẩm CĐS và cũng mang lại nguồn thu, gia tăng lượng công chúng. Nhưng báo chí cũng cần xác định mục tiêu lâu dài sau quá trình CĐS thành công.
Chuyển đổi số giúp cơ quan, doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi
Phương pháp tiếp cận Data-Centric (lấy dữ liệu làm trung tâm), bộ giải pháp tổng thể các nền tảng chuyển đổi số sẽ giúp các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thay đổi phương thức điều hành, từ cách truyền thống dựa trên nghiệp vụ đơn lẻ sang điều hành dựa trên số liệu.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng chia sẻ về triển khai chuyển đổi số tại các đơn vị.
Từ thực tế đang triển khai chuyển đổi số tại địa phương, doanh nghiệp, ông Nguyễn Tử Quảng, Chủ tịch tập đoàn Bkav cho rằng: Xã hội kết nối ngày càng rộng, mỗi người dân đều có điện thoại trong tay, sử dụng công nghệ đại trà hơn, kết nối mọi lúc, mọi nơi... Do đó, chính quyền, doanh nghiệp đang đứng trước nhu cầu của người dân liên tục đổi mới, đối thủ thay đổi phương thức kinh doanh liên tục nên phải nắm bắt và đáp ứng kịp thời.
"Từ thực tế đó, về bản chất, chuyển đổi số là nhu cầu luôn thay đổi. Công nghệ và cách tiếp cận truyền thống sẽ không đáp ứng được vì một yêu cầu đưa ra vài tháng mới làm xong. Do đó, chỉ có thể là dùng các nền tảng tuỳ biến cấu hình để đáp ứng được ngay thì mới khả thi để triển khai thành công chuyển đổi số trong môi trường như ở Việt Nam", ông Nguyễn Tử Quảng nhận định.
Bày tỏ sự đồng tình với cách tiếp cận chuyển đổi số bằng các nền tảng, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho biết: "Chuyển đổi số là một việc khó, việc mới và với cách tiếp cận dựa trên nền tảng chúng ta có hy vọng giải được câu chuyện mỗi khi cấp trên đặt ra đề bài, đặt ra yêu cầu để từ đó có thể đáp ứng được. Với cách tiếp cận nền tảng, chúng ta sẽ giải phóng được nhiều cơ quan, tổ chức khỏi công tác quản trị, vận hành các hệ thống thường ngày, họ sẽ chỉ đơn thuần là những người sử dụng, giống như dùng điện, nước. Và chỉ những người chuyên nghiệp nhất mới đảm trách việc quản trị, vận hành các nền tảng, hạ tầng. Có như vậy, chuyển đối số mới trở thành một việc dễ dàng".
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, chuyển đổi số để thành công cần có 3 yếu tố là con người, kỹ năng và công cụ. Trong 3 yếu tố này, công cụ là yếu tố quan trọng. Bởi nếu chúng ta có 1 công cụ đúng thì có thể thay đổi được nhận thức, kỹ năng của mọi người, nghĩa là nhận thức và kỹ năng sẽ gắn vào công cụ.
Nhận định Việt Nam cần có thêm những doanh nghiệp công nghệ như Bkav, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho biết sắp tới sẽ giao Cục Tin hoc hoá lên kế hoạch làm việc lần lượt với các doanh nghiệp công nghệ lớn để đảm bảo rằng các doanh nghiệp cũng triển khai những bộ giải pháp phù hợp với các chiến lược quốc gia.
"Tôi hy vọng rằng, Việt Nam sẽ có tối thiểu 3 doanh nghiệp lớn có bộ giải pháp chuyển đổi số để các cơ quan, đơn vị lựa chọn, đồng thời cũng tạo cạnh tranh, giúp cho các doanh nghiệp công nghệ tốt hơn lên", Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng chia sẻ.
Chia sẻ về thực hiện chuyển đổi số tại địa phương, lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông các địa phương cho biết: Khó khăn nhất hiện nay là việc xây dựng "kho dữ liệu", liên thông chia sẻ dữ liệu và bài toán làm sao dữ liệu đạt chuẩn chung để khi kết nối không bị lệch. Điều này rất cần sự hướng dẫn từ cấp Trung ương, giới thiệu mô hình. Bên cạnh đó là vấn đề đảm bảo an toàn thông thông tin khi kết nối dữ liệu. Do đó, mô hình mô hình Data-Centric, lấy dữ liệu làm trung tâm, bộ giải pháp tổng thể các nền tảng chuyển đổi số Bkav DX có thể triển khai cho cả khối Chính phủ và khối doanh nghiệp được các địa phương tham khảo trong quá trình triển khai.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cũng đề nghị Cục Tin học hoá nghiên cứu mô hình triển khai trên thực tế của doanh nghiệp như Bkav để cùng nhận diện phương pháp thực hiện chuyển đổi số từ cơ sở để có những kinh nghiệm, góc nhìn khác hiểu rõ hơn về bản chất chuyển đổi số thực hiện sao cho hiệu quả.
FPT đặt mục tiêu doanh thu chuyển đổi số tăng trưởng 30%, phát triển các sản phẩm công nghệ mới "make in Vietnam" Các sản phẩm công nghệ của FPT không chỉ tiên phong ở Việt Nam mà còn được đưa vào danh sách Gartner Pear Insights (akaBot, akaChain, Cloud MSP). Từ năm 2021, FPT đã đề chiến lược là data driven - customer centric. Đến năm 2022 - 2204, FPT sẽ tập trung phát triển sản phẩm mới trên quy mô lớn hơn, hướng đến...