Chuyện đói – no trên thửa ruộng bậc thang được “phong hàm” di tích
Giọt mồ hôi làm nên những kiệt tác ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì để có một cuộc sống gạo đầy chum, thóc đầy bồ chứ đâu phải để được “ phong hàm” di tích.
Di tích không phải là hư danh
Mới đây, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang được đón nhận bằng di tích quốc gia. Về mặt tổng thể thì đây có thể nói là tín hiệu vui đối với cộng đồng dân tộc nơi này. Tuy nhiên, tín hiệu ban đầu là thế, còn trên thực tế, đồng bào sẽ được gì và mất gì khi những “tuyệt tác” không còn của riêng họ nữa.
Nếu mùa màng, hoa màu, rau củ được phủ bốn mùa no đủ thì quả là một tuyệt tác
Chắn hẳn, nơi được công nhận di tích tầm quốc gia, ắt phải đầu tư, điều đó là đương nhiên. Nhưng đầu tư vào đâu và đầu tư cái gì để không làm ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa của đồng bào?
Ai cũng hiểu rõ những tuyệt tác ruộng bậc thang ở vùi núi cao nói chung và ở Hoàng Su Phì nói riêng là những giọt mồ hôi, công sức và thời gian của đồng bào nơi ấy. Cái gì làm nên điều đó? Trước tiên phải nói đặc trưng sinh hoạt của đồng bào dân tộc và sự cam chịu không ngại lao động của đôi bàn tay chịu thương, chịu khó. Chính cái đặc trưng sống nơi non cao của một số đồng bào Mông, La Chí, Tày, Nùng, Dao làm nên điều mà chúng ta đang thấy nó là kiệt tác, là di sản. Còn đối với đồng bào, chỉ đơn giản là xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, và phải làm để sống. Ở nơi địa hình phúc tạp, non núi trùng điệp thì những thửa ruộng bậc thang là thứ không thể nằm ngoài sự canh tác nương lúa đối với đồng bào. Và điều dễ nhìn ra nhất là cái nghèo khó thôi thúc những đôi bàn tay phải bền bỉ hơn để sinh nhai. Cứ thế, những ruộng bậc thang nâng cao theo từng nấc thang ruộng chìm trong mây mù. Nó đẹp từ xưa đến nay và nó vẫn hùng vĩ như thế từ bao đời qua. Cho dù được công nhận hay không công nhận di tích thì đồng bào vẫn cần mẫn, miệt mài để sống và những ruộng bậc thang vẫn được bảo quản, giữ gìn một cách đúng nhất, hiểu nhất mà không phải có sự can thiệp “dự án bảo tồn” nào cả.
Đường đến trường của các em học sinh Trường tiểu học Suối Thầu 2
Video đang HOT
“Hàm” cao nhất cho di tích là chất lượng cuộc sống
Chúng ta có thể thấy được trong quần thể di tích ruộng bậc thang này có dấu ấn của từng con người cụ thể, và có đậm nét dấu ấn văn hóa lao động của cộng đồng dân tộc. Còn nó đẹp hay xấu thì phải tùy thuộc sự cảm nhận về thiên nhiên của mỗi con người và tùy theo tiêu chí đề ra của người chọn phong cho nó. Đối với đồng bào, đẹp hay xấu, di tích hay di sản chỉ là điều viển vông, nếu như những danh đó không có thực, không làm nâng cao được chất lượng cuộc sống của mình.
Tôi đã nhiều lần đến với Hà Giang, riêng huyện Hoàng Su Phì thì từng sống với bà con nhiều ngày. Vẫn biết, cuộc sống vùng núi thì gian khó là nét chung nhất. Thế nhưng, ở nơi mà mới được đón nhận di tích ruộng bậc thang Hoàng Su Phì không chỉ nghèo mà còn khó muôn phần. Điện, đường, trường trạm còn tạm bợ. Trường tiểu học Suối Thầu 2 vẫn là những mái tranh rất tạm bợ. Các cháu, các cô vẫn ở chênh vênh trên núi trong những “phòng” thật đơn sơ.
Khung cảnh Trường tiểu học, nhà bán trú của thầy cô giáo trường Tiểu học Suối Thầu 2
Việc canh tác trên những ruộng bậc thang “di sản” này cũng thật hạn chế. Một năm trông chờ vào 2 màu gặt lúa, còn lại đi rừng kiếm củi, kiếm rau. “Dân ở đây còn nghèo lắm. Ruộng chỉ có 2 mùa lúa. Còn lại bỏ cỏ mà thôi”- ông Đặng Văn Nam, Bí thư chi bộ xã Bản Luốc, huyện Hoàng Su Phì cho biết. Sở dĩ ông Nam than thở như vậy là vì chúng tôi trò chuyện vào đúng nỗi nhọc nhằn của ông và bà con dân bản. Cả năm chỉ có thế, còn lại thời gian làm việc lặt vặt, chăn nuôi lợn, bò. Mấy lần đến Hoàng Su Phì đều vào khoảng tháng 3, thế nên cái cảnh khô cằn, trơ trọc càng làm cho mảnh đất nơi này thêm khắc nghiệt. Vậy nhưng, bao năm qua họ vẫn sống, vẫn cần mẫn trên mảnh đất của mình.
Tự thân cuộc sống lao động làm nên những tuyệt tác cho cho cuộc sống
Trở lại câu chuyện di tích mà Hoàng Su Phì mới được đón nhận trao cho ruộng bậc thang nơi đây. Đồng bào sẽ được gì sau danh hiệu này? Liệu đồng bào có được hưởng cuộc sống tốt hơn hay không? Sẽ có những nghiên cứu thật kỹ lưỡng về phong tục, văn hóa, về thổ nhưỡng để phát triển kinh tế trồng trọt trên chính những tuyệt tác ruộng bậc thang mà bà con làm nên hay không? Bởi có thể trong giấc mơ, hoặc chưa bao giờ có trong giấc mơ của đồng bào, nhưng nếu có một ý tưởng cụ thể, một người bắt tay chỉ việc làm cho ruộng bậc thang phủ xanh bốn mùa thì mới xứng được công sức mà đồng bào bỏ ra bấy lâu nay.
Như thế, không chỉ là cách giữ gìn, làm đẹp hơn cho di tích mà còn làm đời sống bà con có cơ hội đổi thay ở trên chính từng nấc thang ruộng. Mà cách bảo tồn, gìn giữ tốt nhất có lẽ không phải lập dự án để đưa ra công nhận tấm bằng di tích mà điều cần và thiết thực hơn tất cả là nghiên cứu giống cây trồng cho bốn mùa tươi tốt trên chính những thang ruộng. Đó mới là di tích đáng được trao bằng.
Theo Dantri
Làm giàu trên cao nguyên đá
Là tỉnh miền núi nằm ở cực Bắc Tổ quốc, dẫu còn nhiều khó khăn nhưng với sự hỗ trợ, kết nối của Đoàn thanh niên, nhiều thanh niên Hà Giang đã vươn lên làm giàu, góp phần đổi thay cuộc sống trên cao nguyên đá.
Nhiệm kỳ qua, Tỉnh Đoàn Hà Giang đã để lại dấu ấn đậm nét với nhiều phong trào, chiến dịch tình nguyện, xung kích vì cuộc sống cộng đồng. Áo xanh tỏa đi mọi nơi, giúp dân sửa nhà, xóa nhà tạm, tu sửa làm đường nông thôn.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang (đứng đầu) cùng ĐVTN tham gia mở đường giao thông nông thôn
- Ảnh: Phạm Chiến
Nhiều con đường đất lầy lội đã bị xóa, thay vào đó là những đường đá, đường bê tông sạch đẹp nối các thôn, bản lại gần nhau như đường thôn Lủng Câm Trên (Đồng Văn), thôn Lô Lô Chải (Lũng Cú)...Trong 5 năm qua, tuổi trẻ Hà Giang làm mới 241 km đường với kinh phí hàng tỷ đồng.
Chăm lo đời sống và chuyện học của đồng bào vùng cao là việc làm thường xuyên của tuổi trẻ Hà Giang như cùng bà con làm đồng, dạy học tình nguyện, tặng trẻ em quần áo, đồ dùng học tập...
Phong trào tình nguyện của tuổi trẻ Hà Giang nhiệm kỳ qua đã góp phần làm thay đổi nhận thức trong ĐVTN, khơi dậy tinh thần sống vì cộng đồng.
Có 274 công trình, phần việc thanh niên gắn với lợi ích thiết thực của cộng đồng như sự xuất hiện của những ngôi nhà tình nghĩa, sửa nhà bị thiên tai, làm mới mương nội đồng, bắc cầu gỗ qua suối, xây dựng nhà văn hóa thôn, nhà bán trú dân nuôi...
Là tỉnh miền núi, nên hoạt động giúp thanh niên ứng dụng các chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp được Tỉnh Đoàn chú trọng. Gần 200 CLB khuyến nông thanh niên ra đời, giúp ĐVTN trang bị kiến thức kinh doanh.
Nhiều thanh niên làm giàu nhờ được hướng dẫn chuyển giao công nghệ, xây dựng trang trại trồng cây, chăn nuôi gia súc thành công, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm bạn trẻ.
ĐVTN làm giàu là hình ảnh nổi bật của tuổi trẻ Hà Giang trong 5 năm qua. Rất nhiều tấm gương thanh niên nông thôn làm kinh tế giỏi được T.Ư Đoàn tuyên dương, trao giải thưởng Lương Định Của như Hoàng A Páo, 29 tuổi, người dân tộc Dao ở xã Tả Lủng, huyện Mèo Vạc trồng 60 ha rừng, nuôi 80 đàn ong, tạo việc làm cho 10 thanh niên trong xóm.
Chưa kể, còn nhiều ĐVTN nhanh nhạy học chuyển giao khoa học kỹ thuật. Đơn cử Lý Chòi Nhàn (25 tuổi, người dân tộc Dao, xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì) mở hợp tác xã sản xuất chè San Tuyết giải quyết việc làm cho 35 ĐVTN với thu nhập 2 triệu/lao động/tháng Nguyễn Văn Toàn (27 tuổi, người dân tộc Tày, huyện Vị Xuyên) nuôi 200 con lợn với lợi nhuận đạt 100 triệu đồng/năm Vàng Thìn Nghì (người dân tộc Nùng, huyện Quản Bạ) mở hợp tác xã trồng 1ha rau sạch, chăn nuôi và bao tiêu sản phẩm rau sạch đạt lợi nhuận gần 120 triệu đồng/năm...
Nhiệm kỳ qua, Hà Giang tổ chức tuyên truyền nghề nghiệp việc làm cho hơn 60.000 thanh niên gần 37.000 ĐVTN được học nghề, giải quyết việc làm cho hơn 28.000 ĐVTN...
Cuộc vận động Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác được Tỉnh Đoàn cụ thể hóa phù hợp với thực tế ở nhiều địa phương.
ĐVTN tham gia xây dựng cải cách hành chính, xung kích bảo vệ Tổ quốc như thành lập đội thanh niên thắp sáng niềm tin, xây dựng mô hình đội thanh niên phòng chống tội phạm khu vực biên giới, tuyên đường biên thanh niên làm chủ tại Yên Minh...
Theo TNO
No đói nơi ruộng bậc thang được "phong hàm" Giọt mồ hôi làm nên những kiệt tác ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì để có một cuộc sống gạo đầy chum, thóc đầy bồ chứ đâu phải để được "phong hàm" di tích. Di tích không phải là hư danh Mới đây, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang được đón nhận bằng di tích quốc gia. Về mặt...