Chuyển đổi kinh tế để cứu Trái đất
Báo cáo của chính phủ Vương quốc Anh khuyến cáo các quốc gia xem xét lại việc coi tăng trưởng kinh tế như một thước đo thành công nếu họ muốn thực hiện tốt cam kết bảo vệ thiên nhiên.
Trong năm 2021, các quốc gia trên thế giới sẽ nhóm họp tại Trung Quốc để ký thỏa thuận về một hiệp định đa dạng sinh học toàn cầu mới. Các nhà khoa học hiện đang nỗ lực để thu hút sự chú ý của các chính phủ về lợi ích tài chính của việc bảo vệ rừng, đại dương và các môi trường sống khác.
Các tác giả của bài đánh giá mới nhất, được ủy quyền bởi Bộ tài chính Anh, hy vọng khuyến cáo của họ sẽ tạo thêm sức nặng cho những lời kêu gọi đặt hệ sinh thái vào trung tâm của việc ra quyết sách kinh tế.
Video đang HOT
Partha Dasgupta, một nhà kinh tế học tại Đại học Cambridge, người dẫn đầu cuộc nghiên cứu, cho biết: “Thiên nhiên là ngôi nhà của chúng ta. Nền kinh tế tốt đòi hỏi chúng ta quản lý nó tốt hơn”.
Thủ tướng Anh Boris Johnson đã hoan nghênh khuyến cáo của các nhà khoa học: “Năm 2021 rất quan trọng trong việc xác định liệu chúng ta có thể ngăn chặn và đảo ngược xu hướng liên quan đến đa dạng sinh học đang suy giảm nhanh chóng hay không”.
Bản báo cáo dài 602 trang kêu gọi các nhà hoạch định chính sách chấp nhận rằng tất cả các hoạt động kinh doanh đều gắn liền với thiên nhiên và nên bắt đầu xem xét giá trị kinh tế của các hệ sinh thái.
Báo cáo cũng làm nổi bật cuộc tranh luận về việc liệu tổng sản phẩm quốc nội (GDP_ có phải là thước đo thành công thích hợp cho các quốc gia không, hoặc liệu các biện pháp thay thế có thể được sử dụng để phản ánh sự suy thoái môi trường hay không.
“GDP không tính đến sự mất giá của tài sản, bao gồm cả môi trường tự nhiên. Là thước đo chính của chúng ta về thành công kinh tế, chỉ số này do đó khuyến khích chúng ta theo đuổi tăng trưởng và phát triển kinh tế không bền vững”, các nhà khoa học Anh chỉ ra.
Thay vào đó, báo cáo đề xuất khái niệm “sự giàu có bao hàm” sẽ phản ánh tình trạng tài sản của một quốc gia – bao gồm cả tài sản tự nhiên của quốc gia đó.
Họ cũng kêu gọi các phương pháp mới để đánh giá giá trị của nhiều lợi ích mà thiên nhiên mang lại, từ không khí sạch và đất đai màu mỡ, điều này sẽ cho phép các nhà hoạch định chính sách đánh giá tốt hơn thực trạng và tiềm năng kinh tế của một quốc gia.
Roger Gifford, Chủ tịch Viện Tài chính Xanh có trụ sở tại London, cho biết: “Chúng ta thừa biết rằng mình đang sử dụng sai các nguồn tài nguyên của Trái đất. Bản báo cáo này thực sự là chìa khóa giúp chúng tôi bắt đầu quá trình đo lường”.
Anh, Mỹ ký thỏa thuận hải quan hậu Brexit
Ngày 16/12, Anh và Mỹ đã ký Thỏa thuận hỗ trợ hải quan nhằm bảo đảm dòng chảy thương mại giữa hai nước không bị gián đoạn sau khi Anh chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 31/12.
Đại diện các quan chức hải quan Anh và Mỹ ký thỏa thuận hải quan. Nguồn: ICE
Trong một tuyên bố được đăng tải trên trang web của Bộ Tài chính Anh, Bộ trưởng Tài chính Jesse Norman khẳng định đây là một thỏa thuận quan trọng đảm bảo tính liên tục hậu Brexit, minh chứng cho sức mạnh của mối quan hệ hải quan Mỹ-Anh. Thông qua việc chia sẻ thông tin, thỏa thuận này sẽ cho phép hai bên tiếp tục hợp tác trong việc đấu tranh chống các hành vi vi phạm, đồng thời cung cấp cơ sở pháp lý cho các kế hoạch khơi thông dòng chảy thương mại cho các công ty xuất - nhập khẩu.
Từ lâu Anh và Mỹ vẫn tăng cường hợp tác ngăn chặn các hoạt động tội phạm buôn lậu xuyên Đại Tây Dương, trong đó có cả súng đạn, ma túy, các sản phẩm động vật hoang dã, thậm chí là dược phẩm giả. Thỏa thuận trên cũng tạo cơ sở pháp lý cho Thỏa thuận công nhận các hoạt động kinh tế được ủy quyền của nhau, bảo đảm người dân và các doanh nghiệp mỗi bên tiếp tục được hưởng lợi trong buôn bán.
Các nước Mekong quan ngại về hạn hán Lãnh đạo 5 nước hạ lưu sông Mekong bày tỏ quan ngại về các đợt hạn hán nghiêm trọng đã khiến mực nước sông thấp kỷ lục, đặc biệt trong hai năm qua. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 9 theo hình thức...