Chuyện đời không như mơ : Bố mẹ không ủng hộ, ‘căng não’ chục tiếng mỗi ngày và hiếm khi có ngày nghỉ
Tại Mỹ hiện nay khoảng 59% số người dân thích chơi game và khoảng 51% số hộ gia đình có bình quân 2 máy chơi game điện tử trở lên.
Một điều khá thú vị là nữ giới trên 18 tuổi chiếm đến 36% lượng game thủ ở Mỹ, một con số khá lớn.
Nghề chơi game, hay còn gọi game thủ, hiện đang trở thành một hiện tượng trong giới trẻ ngày nay, nhất là với sự phát triển của ngành trò chơi điện tử cũng như các công nghệ vi tính. Tuy nhiên cuộc đời của những game thủ này lại ít được mọi người để ý đến.
Phần lớn thời gian của các game thủ chuyên nghiệp gắn liền với máy tính. Họ phải tập luyện, nghiên cứu chiến thuật mới nếu không muốn thất bại. Tuy nhiên phần lớn mọi người đều không trân trọng nghề này mà chỉ quan tâm đến những trận đấu biểu diễn, thi đấu, mùa giải cùng những khoản tiền lớn mà họ thắng được.
Chuyện đời, chuyện nghề
Hãy cùng đến với game thủ 25 tuổi Peter Dager, biệt danh “ppd”, và Saahil Aora, biệt danh “ UNiVeRsE” của đội Evil Geniuses (EG).
Đây là 2 game thủ chuyên nghiệp của DOTA 2 đang cực kỳ nổi tiếng trên thế giới với những giải đấu có giải thưởng lên đến 10 triệu USD. Đội EG từng vô địch tại 1 giải đấu với tiền thưởng lên đến 6 triệu USD.
Game thủ Saahil Aora, biệt danh Universe
Vâng, nghe số tiền có vẻ nhiều nhưng hầu như chẳng ai quan tâm đến những khó khăn mà các game thủ phải gặp ngoài đời. Những game thủ lẫy lừng hùng tráng trong game lại gặp phải những thử thách rất đời thường trong cuộc sống. Cha mẹ họ không tôn trọng nghề chơi game, người hâm mộ không thấu hiểu khi họ thất bại và phần lớn những khoản tiền thường khủng chỉ dành cho nhóm người thắng sau cùng.
Đó là chưa kể việc phải chơi với tinh thần đồng đội, cuộc sống đời tư của cả đội game thủ cùng nhiều rắc rối phát sinh sau đó.
Có lẽ nhiều người chưa biết, nghề game thủ cũng chỉ có thời tương tự như nhiều môn thể thao khác. Một game thủ chẳng thể chơi đỉnh cao khi tay đã chậm, mắt đã mờ. Đối với những game thủ chuyên nghiệp như ppd hay Universe, họ chẳng thể chơi tốt nếu như đã qua tuổi 30.
Video đang HOT
Thậm chí các game thủ cũng gặp chấn thương, tương tự như Clinton Loomis, biệt danh Fear. Anh chàng này đã chẳng thể chơi game trong vòng 3 tháng vì chấn thương khuỷu tay khi chơi tennis.
Bên cạnh đó, phần lớn những game thủ chưa nổi tiếng sẽ phải rất khó khăn để vật lộn với nghề trước khi chuyên nghiệp hóa được kỹ năng của mình. Khi không có sự hỗ trợ về tài chính, các game thủ sẽ chẳng thể tham gia các trận đấu chuyên nghiệp đỉnh cao thường diễn ra vào buổi sáng nếu vẫn còn phải đi học hoặc đi làm.
Game thủ, và cũng là đội trưởng, ppd cho biết các thành viên trong đội của anh thường khá mệt sau 6 tiếng luyện tập thông qua các trận đấu căng thẳng buổi sáng. Bởi vậy những trận đấu giao hữu buổi chiều thường kém hấp dẫn hơn. Đến tối, rất nhiều game thủ tự chơi riêng theo sở thích hoặc truyền hình trực tiếp (Livestream) các trận đấu của họ đến đêm muộn.
Theo game thủ Universe, không có cái gọi là ngày nghỉ cho nghề này. Họ có thể nghỉ phép vài ngày sau những trận đấu giải quốc tế nhưng sẽ phải luyện tập, nghiên cứu chiến thuật cùng đội quanh năm. Chẳng có cái gọi là cuối tuần hay nghỉ lễ.
Tại Trung Quốc, một số đội tuyển game thi đấu còn cho các đội viên sống chung nhà quanh năm. Họ sẽ chỉ coi một buổi luyện tập là đầy đủ nếu cả 5 thành viên cùng ngồi chung phòng chứ không tính ngồi khác địa điểm để chơi. Với phương pháp này, các thành viên có thể trao đổi ngay lập tức và hiệu quả những chiến thuật, lỗi lầm của từng người để rút kinh nghiệm.
Trong khi đó, nhiều game thủ thừa nhận họ chỉ trụ được với bộ môn này là nhờ tiền thưởng, bởi chẳng có ai chịu được áp lực tài chính, cuộc sống mà chơi game chuyên nghiệp được cả đời. Game thủ Universe thừa nhận anh sẽ không tốn quá nhiều thời gian cho game đến thế nếu không nhờ những khoản tiền thưởng khổng lồ từ các giải đấu.
Năm 2014, số tiền thưởng cho đội thắng trong giải đấu DOTA 2 lên đến 6 triệu USD. Khoảng 12.500 người hâm mộ đã đến địa điểm thi đấu để cổ vũ và khoảng 500.000 người theo dõi các trận đấu trực tiếp. Rất nhiều doanh nghiệp như Coca Cola hay American Express đăng ký tài trợ quảng cáo cho giải.
Mặc dù rất nhiều game thủ than phiền những khoản tiền thưởng lớn chỉ dành cho những đội thắng cuộc sau cùng nhưng dần dần, số lượng tiền thưởng tăng hằng năm đang được phân bổ rộng hơn cho nhóm những đội đầu bảng.
Nghề nào cũng có khó khăn của nó
Đối với những game thủ thường xuyên Livestream, mọi thứ không thực sự trải toàn hoa hồng. Game thủ ppd cho biết rất nhiều người chịu ảnh hưởng tiêu cực từ những người hâm mộ quá khích. Có những game thủ bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề bởi những lời bình luận tiêu cực hay thách thức từ cộng đồng người hâm mộ.
Thêm vào đó, việc ngành game dần thu hút được sự chú ý cũng như lợi nhuận lớn đang khiến chúng trở thành tiêu điểm của những tay đầu cơ cá độ. Rất nhiều game thủ bị mồi chài để thua 1 số trận đấu quan trọng, qua đó nhận tiền từ những tay cá độ chuyên nghiệp.
Rõ ràng, ngành game đang có một bước sơ khai đầy tiềm năng cũng những nhiều thử thách. Theo chuyên gia về thị trường game Dan Chou, các game thủ chuyên nghiệp vẫn cần sự kiên nhẫn khá lớn cho đến khi thị trường thực sự bùng nổ và lan rộng. Ngành game hiện nay vẫn chỉ đem lại vinh quang và lợi nhuận cho một số người nhất định nhưng ngày càng nhiều người cũng như doanh nghiệp đang gia nhập bởi sức hút của nó.
Đồng quan điểm, Giáo sư Jason Allaire của trường đại học North Carolina nhận định mọi người có thể chơi game ở mọi lứa tuổi. Giờ đây những game thủ có thể là bất cứ ai, từ ông bà của bạn cho đến sếp của bạn. Bởi vậy tiềm năng của ngành này sẽ vô cùng lớn.
Tại Mỹ hiện nay khoảng 59% số người dân thích chơi game và khoảng 51% số hộ gia đình có bình quân 2 máy chơi game điện tử trở lên. Một điều khá thú vị là nữ giới trên 18 tuổi chiếm đến 36% lượng game thủ ở Mỹ, một con số khá lớn. Số lượng nữ game thủ tại Mỹ trên 50 tuổi cũng tăng mạnh 32% trong khoảng 2012-2013.
Với doanh số 21 tỷ USD mỗi năm, ngành game đang thu hút lượng lớn người tham gia. Bình quân nam giới Mỹ tiêu tốn 18 năm cho chơi game trong cả quãng đời, còn nữ giới là 13 năm.
Thậm chí ngày nay đối với trẻ em, game trở thành một thứ không thể thiếu và thay thế rất nhiều hoạt động xã hội trước đây. Tất nhiên đi kèm với nó là những tệ nạn như béo phì, cận thị, tự kỷ…
Nhiều khảo sát cho thấy ở Mỹ, khoảng 42% số bậc phụ huynh dành thời gian chơi game với con cái hàng tuần. Thú vị hơn, khoảng 2/3 số bậc phụ huynh vẫn chơi game dù đã có con và khoảng 47% số cặp vợ chồng chưa có con vẫn chơi điện tử.
Theo GameK
PTIT ký kết hợp tác nghiên cứu, đào tạo trong lĩnh vực ICT với CMC, FPT Telecom
Đào tạo, nghiên cứu khoa học; Phát triển nguồn nhân lực; và Truyền thông quảng bá thương hiệu là 3 mảng nội dung sẽ được Học viện Công nghệ Bưu chính (PTIT) và các doanh nghiệp CMC, FPT Telecom tập trung triển khai các hoạt động hợp tác trong thời gian tới.
9 cơ sở đào tạo đại học cùng các đối tác doanh nghiệp ICT đã ký kết thỏa thuận hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển nguồn nhân lực ICT trình độ cao tại tọa đàm "Phát triển nguồn nhân lực ICT trình độ cao: Gắn kết cơ sở giáo dục đại học - doanh nghiệp" .
Lễ trao Biên bản thỏa thuận hợp tác về nghiên cứu, đào tạo trong lĩnh vực CNTT-TT (ICT) giai đoạn 2019-2021 giữa Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông - PTIT với Công ty cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC và Công ty cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) vừa diễn ra trong khuôn khổ chương trình tọa đàm "Phát triển nguồn nhân lực ICT trình độ cao: Gắn kết cơ sở giáo dục đại học - doanh nghiệp" được Bộ TT&TT cùng Bộ GD&ĐT phối hợp tổ chức hôm nay, ngày 30/3/2019 tại Hà Nội.
Thỏa thuận hợp tác hướng tới mục tiêu phát huy năng lực và thế mạnh của mỗi bên, khai thác và tận dụng hiệu quả các tiềm năng về cơ sở vật chất, con người, chuyên môn trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về ICT; phối hợp hoạt động tuyên truyền, quảng bá thương hiệu phục vụ sự phát triển lâu dài, ổn định và bền vững.
Đại diện lãnh đạo Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (đứng giữa) cùng đại diện CMC (bên trái và FPT Telecom trao Thỏa thuận hợp tác về nghiên cứu, đào tạo trong lĩnh vực ICT giai đoạn 2019-2021 trong khuôn khổ tọa đàm ngày 30/3/2019.
Theo thỏa thuận, về đào tạo và nghiên cứu khoa học, CMC cũng như FPT Telecom sẽ tiếp nhận sinh viên năm cuối của Học viện vào thực tập tốt nghiệp và phối hợp với các giảng viên của PTIT theo dõi, đánh giá quá trình thực tập của Sinh viên. Số lượng sinh viên tiếp nhận mỗi đợt sẽ được Học viện thỏa thuận với các doanh nghiệp theo từng thời điểm Học viện chuyển thông tin sang.
CMC, FPT Telcom cũng tham gia tư vấn, đánh giá các chương trình đào tạo của Học viện. Mục đích của sự tham gia này nhằm tăng cường tính thực tiễn của chương trình đào tạo và gắn kết đào tạo với sự phát triển công nghệ của doanh nghiệp và xã hội.
Đồng thời, hai doanh nghiệp sẽ phối hợp cùng PTIT tổ chức các buổi chia sẻ, tọa đàm về các chủ đề liên quan đến lĩnh vực ICT nhằm giúp sinh viên Học viện nắm bắt được xu thế phát triển của ngành đào tạo liên quan cũng như tiếp lửa cho những đam mê nghề nghiệp của sinh viên; hỗ trợ Học viện phát triển các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ để thúc đẩy những hoạt động đổi mới sáng tạo cho giảng viên và sinh viên Học viện.
Với hợp tác trong phát triển nguồn nhân lực, CMC và FPT Telecom sẽ ưu tiên tuyển dụng cựu sinh viên, sinh viên có kết quả học tập tốt của PTIT vào làm việc; phối hợp cùng trường tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về quản lý, kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ của các doanh nghiệp.
Cùng với đó, PTIT sẽ hợp tác với CMC, FPT Telecom trong truyền thông, quảng bá thương hiệu của hai doanh nghiệp thông qua các hoạt động như: ngày hội tuyển dụng, tài trợ cho hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế, các hoạt động sinh viên do PTIT tổ chức hoặc đăng cai tổ chức.
Cũng trong khuôn khổ tọa đàm, ngoài thỏa thuận hợp tác giữa PTIT với CMC và FPT Telecom, 8 cơ sở đào tạo đại học khác cũng đã có thỏa thuận hợp tác với đối tác doanh nghiệp ICT. Cụ thể, Đại học FPT ký kết hợp tác với Công ty dịch vụ phần mềm VTI, Công ty Smart OSC và Công ty Vnext Software; Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp ký kết hợp tác với 2 doanh nghiệp là Công Ty cổ phần Đào tạo Ứng dụng Aprotrain - đơn vị chủ quản Hệ thống Đào tạo lập trình viên quốc tế Aptech và Công Ty TNHH CNTT An Phát;
Đại học CNTT&TT thuộc Đại học Thái Nguyên ký kết hợp tác với 4 doanh nghiệp gồm Công ty TNHH Giải pháp Phần mềm CMC thuộc Tập đoàn Công nghệ CMC, Công ty TNHH Funing Precision Component thuộc tập đoàn Khoa học kỹ thuật Hồng Hải, Công ty TNHH Giải pháp phần mềm Nhật Cường và Công ty CNTT VNPT thuộc tập đoàn VNPT; Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội ký hợp tác với Công ty cổ phần công nghệ chọn lọc thông tin (INFORE);
Đại học Nguyễn Tất Thành ký hợp tác với Công ty cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC, Công ty cổ phần Đầu tư thương mại và Phát triển công nghệ FSI, Công ty THNH Phần mềm FPT (FPT Software); Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng ký kết hợp tác với Công Ty TNHH Sun Asterisk Việt Nam, Công ty TNHH CO-WELL Asia và Công ty GMO-Z.com RUNSYSTEM JSC; Đại học Thủy lợi hợp tác với Công ty Powergate Software Việt Nam và Công ty cổ phần VTI; Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội ký thỏa thuận hợp tác với 2 doanh nghiệp gồm Công ty cổ phần Xuất khẩu phần mềm Tinh Vân và Công ty Anha-Smartcheck.
Đánh giá về nguồn nhân lực CNTT Việt Nam, trong tài liệu "Những điều cần biết về nghề CNTT" mới phát hành, Bộ TT&TT cho biết, những năm gần đây, nhu cầu nhân lực ngành CNTT tăng đáng kể. Theo số liệu báo cáo từ các địa phương, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phần mềm, nội dung số, phần cứng điện tử và dịch vụ CNTT năm 2017 tăng 16% so với năm 2016. Thêm vào đó, Việt Nam đã và đang là điểm đến của các công ty đa quốc gia lớn như Samsung, LG, Intel... đây là yếu tố thúc đẩy nhu cầu về nhân lực CNTT. Cùng với đó, đòi hỏi về phát triển các hệ thống giao thông thông minh, thành phố thông minh, an toàn thông tin mạng, yêu cầu đối với chuyển đổi số, nhu cầu nhân lực CNTT được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Cũng theo tài liệu nêu trên, năm 2018, trong 235 trường đại học trên cả nước, có 131 trường đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực CNTT với tổng chỉ tiêu hơn 47.000 sinh viên, 213 trường cao đăng trên cả nước có đào tạo CNTT. Hiện nay ngành CNTT có số lượng chỉ tiêu tuyển sinh coa nhất trong các ngành tuyển sinh đại học. Tuy nhiên, mặc dù tăng đáng kể về số lượng trong những năm gần đây, nhưng nguồn nhân lực CNTT vẫn còn thiếu rất nhiều, đặc biệt là đội ngũ kỹ sư CNTT chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Theo ITC News
Con đường nào của công nghệ số và trí tuệ nhân tạo mà doanh nghiệp nên đi? Trí tuệ nhân tạo (AI), một trong những thuật ngữ 'dậy sóng' suốt gần một thập kỷ qua, ngày càng chi phối sự thành bại của doanh nghiệp. Do đó, việc thực hiện chuyển đổi số và ứng dụng AI thành công là điều băn khoăn, trăn trở của rất nhiều doanh nghiệp. Ngày 28/3, Thời báo Kinh tế Sài Gòn phối hợp...