Chuyện đời gã trai làng bán hoa
Ngày ngày, giam mình trong căn nhà trọ chật chội với gần chục người ở, tôi biết ngoài kia cuộc sống vẫn tiếp diễn ồn ào, tấp nập với những dòng người chen chúc nhau không ngừng nghỉ.
ảnh minh họa
Tôi đặt chân tới Sài Gòn vào một ngày hè nắng nóng với tâm trạng chán chường sau cú vấp ngã đầu đời, sau lần kinh doanh nội thất không thành công tôi quyết định từ bỏ tất cả.
Sài Gòn ngày ấy trong mắt tôi thật rộng lớn, một môi trường ngột ngạt với những toan tính, bon chen hơn nhiều so với những nơi tôi đã từng đặt chân đến trước đó. Ngày ngày, giam mình trong căn nhà trọ chật chội với gần chục người ở, tôi biết ngoài kia cuộc sống vẫn tiếp diễn ồn ào, tấp nập với những dòng người chen chúc nhau không ngừng nghỉ.
Tôi hiểu phía trước còn rất nhiều khó khăn, càng vất vả hơn khi trong tay tôi chưa có lấy một công việc cụ thể chứ đừng nói gì tới sự ổn định, phát triển. Trong lúc bế tắc, ngột ngạt, tôi quyết định theo chân một người bạn vào làm ở một đài truyền hình. Công việc mới không quá vất vả, thu thập khá nhưng nó không mang lại cho tôi sự thỏa mãn.
Có lẽ, tôi hơi tham lam khi luôn mơ ước tìm thấy được công việc mà ở đó nỗi khát khao, niềm đam mê được thỏa sức vẫy vùng. Tôi luôn tranh thủ làm xong công việc thật sớm để lân la trên những con phố đến tối mịt mới về.
Một công việc thực tế và một công việc mơ ước khiến tôi luôn bị dằn vặt giữa các luồng suy nghĩ mâu thuẫn. Nên ổn định hay nên thử thách. Cuối cùng, tôi báo bạo quyết định xin thôi việc để bắt đầu khởi nghiệp lần thứ hai, lần này tôi chọn ẩm thực
Có thêm kiến thức, kinh nghiệm, tôi tràn đầy tự tin đi thêm bước nữa. Thế nhưng, không ngờ cú vấp ngã tiếp theo còn thê thảm hơn cả mối tình đầu. Tôi bị suy sụp hoàn toàn trong một thời gian dài và lại rơi vào dòng suy nghĩ quẩn quanh, bế tắc.
Video đang HOT
Tiếc nuối mãi, đau khổ mãi cũng chẳng được gì, nên tôi gượng dậy, tiếp tục đi xin việc. Nhưng dường như để tìm được một công việc trong thời điểm đó đối với tôi là một quá khó khăn. Nỗi buồn lại được nhân đôi, khó khăn nối tiếp khó khăn, nhưng niềm đam mê kinh doanh trong tôi vẫn luôn cháy bỏng.
Tôi quyết định đi lại con đường mà tôi đã từng thất bại, đó là kinh doanh, thay vì nội thất hay ẩm thực, tôi chọn hoa tươi làm mặt hàng đầu tư.
Năm 2009, thương hiệu tâm huyết của tôi ra đời giữa bao bộn bề khó khăn, thử thách, nào là nguồn nguyên phụ liệu, khách hàng, nhân sự… Rắc rồi đầu tiên mà tôi đón nhận chính là nguồn hoa. Do những loại hoa chỉ có theo mùa, có những loại không có thường xuyên, trong khi giá thành thì luôn biến động. Những chuỗi ngày đầu kinh doanh của tôi là niềm vui trong nước mắt, tôi vui vì có khách đặt hàng nhưng lại rơi nước mắt vì đơn hàng thường xuyên bị lỗ vốn.
Những tưởng thuê thợ về làm là ổn nhưng mọi chuyện lại không hề đơn giản. Trong vai trò vừa là chủ vừa là nhân viên, tôi phải thức dậy từ hai đến ba giờ sáng để mua hoa, vừa phải giao hàng và thu tiền…
Tôi còn nhớ một hôm có đơn hàng cần giao cho khách, thợ chính đã chủ động nghỉ việc không lý do. Quá lo lắng bởi đã sắp đến giờ giao hàng, tôi đã phải xuống nước để năn nỉ thợ ra làm cho có hàng. Tôi thấy buồn tủi vì sao làm chủ lại khổ đến vậy.
Tôi nghĩ thật bất công, trong khi tôi phải trả lương cho nhân viên hàng tháng, còn họ thì luôn giữ suy nghĩ thích thì làm, không thích thì dọa nghỉ, muốn thiết kế kiểu gì thì tùy ý họ. Thật buồn khi làm nghệ thuật luôn bị phụ thuộc vào một ai đó.
Tôi quyết định thuê những thợ thật giỏi về làm và học lại kinh nghiệm từ chính họ, đồng thời xây dựng hệ thống đào tạo bài bản để tránh vấn đề thụ động về nhân sự. Công việc tuy vất vả nhưng nó mang lại cho tôi niềm vui và sự say mê.
Thời gian trôi đi, với nỗ lực của bản thân cùng sự cố gắng của tập thể nhân viên, chúng tôi đã gặt hái nhiều thành công và khẳng định vị thế trên thị trường, xuất khẩu hoa ra thế giới.
Hạnh phúc không dừng lại ở đó, khách hàng yêu quý tôi và công ty tôi ngày một nhiều, họ nhất nhất phải đến mua hoa của tôi khi có dịp gì đấy và trên tất cả, ôi hạnh phúc nhất khi nhìn thấy được niềm vui và sự hài lòng trong mắt họ.
Câu chuyện của tôi có lẽ không hay, không hấp dẫn, nhưng tôi vẫn muốn chia sẻ với các bạn. Có thể bây giờ các bạn đang loay hoay với những khó khăn khi không xin được việc và không có định hướng tương lai. Đừng bao giờ vội thất vọng và từ bỏ, vì minh chứng sống là tôi – một kẻ học không cao, xin không được việc, thăng trầm khổ cực… cuối cùng cũng đã chạm được đến thành công trên con đường mình lựa chọn.
Theo VNE
Đàn ông học được gì từ "gái bán hoa" điều gì?
Đàn ông nghĩ đơn giản rằng, gái bán hoa sẽ dạy họ cách làm sao "giữ tiền tới chợ".
Không khó đoán mục tiêu của đề tài hơi sốc này là nhắm đến những chàng trai trẻ định "học vượt" từ mấy cô gái bán hoa, mong có một "hành trang vào đời" kha khá để không khỏi ngỡ ngàng với cuộc sống tình dục vợ chồng, sau này, và mục tiêu đầu tiên là không phải mất mặt với tân nương trong đêm tân hôn.
Nếu cho đây là ý định logic thì thử bàn liệu mấy cô dạy được gì cho các "học trò"?
Bài vỡ lòng mà các chàng thường muốn đạt là chống nạn "hết tiền ngoài cổng chợ" do lần đầu bỡ ngỡ. Thoạt nghe là một tính toán ăn chắc, bởi đã dùng qua tất khỏi ngỡ ngàng.
Tuy vậy, đây lại là mục... phá sản sớm nhất trong kế hoạch, bởi các chàng quên: sự mới mẻ sẽ lập lại với một đối tượng mới mẻ, nên không thể mang sự bình tĩnh đã có để đối phó với một đối tác mới toanh và chắc chắn thu hút hơn mấy cô "quân xanh". Việc này giống tình cảnh của cậu học trò học tủ "xanh lét mặt mày" khi đối diện với một đề thi mới tò te.
Quan hệ với gái làng chơi để rèn khả năng chăn gối là quan niệm sai lầm (Ảnh minh họa)
Nếu bài chống xuất tinh sớm khó đạt thì việc tìm một "bồ kinh nghiệm" dựa vào số đông chắc phải thành? Hợp lý, nhưng một lần nữa không chắc. Các chàng lại quên: kinh nghiệm "ăn bánh trả tiền" có được nhờ ngón nghề bán phấn buôn hương không thể dùng cho một đối tượng, hoàn cảnh bình thường như vợ nhà, giường nhà, nếu tân lang không muốn... chưa đánh đã khai.
Như vậy, "bi kịch" của mấy chàng học vượt là đầy bụng chữ nhưng không thể mang ra thi triển. Vậy, biết tuốt để làm gì? Chưa nói, nếu cầm lòng không đặng để thòi đuôi, gặp phải cô vợ khó tính còn bi đát hơn.
Trừ mấy cô đầu óc phóng khoáng, còn lại, hầu hết phụ nữ hẳn chẳng vui vẻ gì với vốn hiểu biết, đồng thời cũng là bằng chứng tố cáo một thời "sôi nổi" của lang quân.
Thêm một ngặt nghèo... rất phụ nữ: dù chủ ý "tìm chồng giữa chốn ba quân" nhưng hầu hết các cô đều không ưa chàng có được sự dạn dày nhờ... trận mạc. Một kiểu khoái chồng hay chữ nhưng không thích ông cắp sách đến trường.
Tất nhiên, chỉ mới chỉ ra hạn chế của "mặt được" còn "mặt không được" thì nhiều vô khối. Đầu tiên là món quà STDs (bệnh lây qua đường tình dục) có thể được đính kèm bằng tốt nghiệp, nếu nặng có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng làm chồng, làm cha của tân khoa.
Thật ra, còn một mối nguy nữa mà các chàng quên tính: việc quen với nếp ăn nằm chuyên nghiệp có thể sẽ làm khó cho lang quân khi phải thi thố trên giường nhà. Di chứng này chẳng những khiến chuyện vợ chồng vạ lây mà còn có thể xúi giục anh chồng "nhớ rừng" quay lại với "sơn lâm".
Tóm lại, có vẻ bạn không nhận được gì nhiều từ cú học vượt "biết chạy trước khi biết đi" nhờ "gái bán hoa", trừ khi đích của bạn là một chàng Don Juan chứ không phải người đàn ông của gia đình với mục tiêu khiêm tốn: làm hoàng đế trong phòng ngủ của mình thôi.
Theo VNE
Vui chơi sau lễ tốt nghiệp, tôi có bị HIV? "Hôm qua mừng lễ tốt nghiệp đại học xong, tôi và một người bạn cao hứng rủ nhau đi nhậu rồi sau đó tìm cảm giác lạ.... ". Ai ngờ sau một đêm lên giường với tôi, cô gái bán hoa thú nhận rằng cô ấy đã bị nhiễm HIV. Sau khi nghe cô ấy nói thế, tôi sững sờ như người chết...