Chuyện đời đau buồn của nữ thạc sỹ bán dâm 2 triệu đồng
Em đã từng từ bỏ con đường nhơ nhớp nhưng vì tiền lại nhắm mắt đưa thân.
Phải đến khi đưa hai cô gái bị “bắt tại trận” bán dâm cho khách trong nhà nghỉ về trụ sở, cơ quan Công an phường Trung Văn (Nam Từ Liêm, Hà Nội) mới ngã ngửa khi biết rằng, có một người đang theo học thạc sỹ.
Sau khi nhận được thông tin, PV đã có mặt tại trụ sở công an để gặp nữ học viên cao học này. Nói chuyện với chúng tôi, cô gái này chỉ khóc. Cô nói rằng, cuộc sống gia đình vốn đã khốn khổ từ nhỏ. Thương cha mẹ nghèo, cô phải bán “vốn tự có” của mình để lấy tiền theo đuổi ước mơ.
Đối tượng đang khai báo tại cơ quan công an.
Nhìn khuôn mặt cố tô son trát phấn lòe loẹt của Trang, chúng tôi vẫn thấy nét hiền lành, quê mùa của cô gái quê Bắc Kạn này. Một nữ học viên cao học, có kiến thức, có tri thức nhưng lại sa chân vào cái nghề nhơ nhớp ấy. Cô nói vì hết tiền, vì thương mẹ cha nên mới làm điều dại dột. Tuy nhiên, cô đâu biết rằng, ở quê nhà, khi biết con mình kiếm được những đồng tiền từ việc bán thân, bố mẹ cô sẽ cảm thấy đau đớn như thế nào.
Em tên gì, quê ở đâu?
Em tên Nguyễn Thị Mai Trang, 26 tuổi. Em ở Bắc Kạn ạ.
Em đang theo học ở trường nào?
Em xin anh đừng hỏi trường em ạ. Nếu việc này mà lộ ra, ai đó ở trường em biết được thì chắc chắn em sẽ phải nghỉ học. Em không còn mặt mũi nhìn ai nữa.
Em làm cái việc tội lỗi này từ khi nào?
Em đi làm được hơn 2 năm rồi ạ.
Tại sao em lại làm điều dại dột đó?
Em biết mình đi sai con đường nhưng không còn cách nào khác cả. Em không có tiền để theo học.
Quê em ở một huyện nghèo ở Bắc Kạn. Từ nhỏ, cuộc sống của em đã gắn với những nương ngô, nương sắn. Kinh tế gia đình khó khăn, rất nhiều lần em định nghỉ học nhưng được sự động viên của các thầy cô nên em đi học lại. Nhà nghèo nhưng em được thầy cô quý ở sự ngoan ngoãn và thông minh. Sau này em thi đỗ đại học và xuống Hà Nội. Cha mẹ cũng có gửi tiền xuống cho em nhưng em biết cả gia đình phải bữa đói, bữa no để góp được số tiền đó.
Video đang HOT
Khi xuống Hà Nội, tại sao em không tìm việc gì đó để làm thêm?
Em cũng kinh qua rất nhiều việc làm thêm rồi ạ. Từ rửa bát thuê, gia sư, rồi phụ hồ. Tuy nhiên, tất cả những công việc ấy không đủ để em trang trải học phí. Thế rồi khi học đến năm cuối, mẹ em đi khám và phát hiện ra căn bệnh thận. Nhà em vốn dĩ nghèo nhưng mẹ em lại mắc phải căn bệnh của “nhà giàu”.
Nói là nhà giàu vì mỗi tuần mẹ lại phải chạy thận mất cả gần triệu bạc. Bố em bán nương rẫy, bán trâu bò, cũng chỉ đủ cho mẹ em chữa bệnh. Thế rồi đồ đạc trong nhà cứ đội nón ra đi khi mà căn bệnh của mẹ thêm nặng. Và khi đó, em có một người bạn giới thiệu vào quán karaoke để làm tiếp viên. Bạn ấy nói rằng công việc nhàn nhã lại lương cao. Riêng khoản khách “bo” một vài lần đã đủ tiền ăn cả tháng. Em biết vào đấy mọi thứ sẽ cám dỗ mình như thế nào. Nhưng vì không có tiền, thương cha mẹ nên phải nhắm mắt dấn thân.
Em làm tiếp viên hay làm gái bán dâm?
Mới đầu vào em làm tiếp viên, làm “tay vịn”. Thế rồi thấy những cô gái khác đồng ý qua đêm với khách và nhận cả triệu bạc nên em cũng không giữ được mình. Một tuần em đi khách hai lần và mỗi lần được 1 triệu đồng. Mỗi tháng em thu nhập được 10 triệu đồng. Đây là số tiền mà nếu dạy gia sư cả năm cũng chẳng thể có được. Thế rồi cuộc đời em cứ trượt dài như thế. Trong 10 triệu đồng đó, em giữ lại 1/3 còn lại gửi về cho mẹ đi chạy thận.
Cha mẹ em có bao giờ hỏi về số tiền đó?
Em vào nghề được 1 năm thì ra trường. Khi về quê, cha mẹ có hỏi tại sao lại có số tiền này thì em nói dối rằng đã tìm được việc và có dạy thêm gia sư. Cha mẹ em mừng lắm. Bởi bao nhiêu năm ăn học, em cũng đã nên người và có việc làm ổn định. Nhìn ánh mắt rạng rỡ của cha mẹ, em cảm thấy mình tội lỗi lắm.
Sao ra trường em không tìm cho mình một công việc để làm, để tránh xa cái nghề bị xã hội khinh rẻ đó?
Em cũng rất nhiều lần nghĩ rằng phải từ bỏ cái nghề nhơ nhớp này. Bởi em còn trẻ, còn tương lai phía trước, còn gia đình, còn phải lấy chồng và có con nữa. Em không thể mãi mãi như vậy được.
Tuy nhiên, vác hồ sơ đi xin việc, em cũng được người ta nhận nhưng lương tháng chỉ 2,5-3 triệu đồng. Số tiền đó chỉ đủ một mình em chi tiêu, lấy đâu gửi về cho mẹ chữa bệnh được. Suốt mấy tháng ròng rã, em lang thang khắp Hà Nội để tìm việc nhưng không được.
Vì chê lương thấp mà em chấp nhận tiếp tục con đường tội lỗi ấy?
Trong lúc đi xin việc em vẫn phải làm gái để lấy tiền sống qua ngày và gửi về cho gia đình. Thế rồi có một bác làm ở một trường cao đẳng nói với em rằng cố học thạc sỹ để về đó bác ấy xin cho làm hành chính.
Thế là em nộp hồ sơ thi cao học và đỗ. Không còn con đường nào nữa, em lại tiếp tục dấn thân. Nhưng em tự hứa sau khi học xong cao học sẽ từ bỏ cái nghề nhơ nhớp này mãi mãi.
Có khi nào em sợ rằng cha mẹ và chồng tương lai sẽ biết quá khứ tồi tệ này?
Bố mẹ em nghèo nhưng chưa bao giờ làm chuyện gì hổ thẹn với lương tâm cả. Nếu cha mẹ em biết chắc chắn họ sẽ đau đớn vô cùng và chẳng bao giờ tha thứ cho em.
Từ thâm tâm, em hy vọng rằng cha mẹ em sẽ không biết chuyện này. Em làm, em chịu. Em sẽ chịu sự sỉ vả, khinh miệt của mọi người.
Con đường sắp tới của em sẽ như thế nào?
Em cũng không biết nữa. Em sẽ cố học nốt chương trình cao học và xin về quê làm việc. Em muốn gần và phụng dưỡng cha mẹ. Em còn hai đứa em ở quê nữa. Em sẽ thay cha mẹ nuôi chúng nên người.
Vậy em sẽ làm gì để kiếm tiền học nốt cao học?
Nhiều hôm em mơ bố mẹ tự tử khi biết con gái mình bán dâm. Khi tỉnh dậy, người em ướt đẫm vì mồ hôi vì lo sợ. Hai năm nay, từ khi sa chân vào bùn lầy, sự bình yên dường như là một điều gì đó xa xỉ đối với em. Em mong mình được sống thanh thản bên gia đình.
(Tên nhân vật đã được thay đổi)
LTS: Đầu năm 2015, dư luận cũng được phen dậy sóng với thông tin đường dây mại dâm toàn hotgirl bị triệt phá do một “má mì” 9x cầm đầu. Tuy mới hoạt động tại Hà Nội được hơn 1 tháng nhưng đường dây mại dâm hotgirl của Nguyễn Thị Mai Thi đã hút rất nhiều khách, đánh bại nhiều “đàn chị” lão luyện vì Thi chỉ tuyển những cô gái trẻ đẹp, chân dài, từ 17 đến 20 tuổi dưới dạng dịch vụ “bạn gái” cho các đại gia. Khi thông tin về vụ một thạc sỹ tương lai bị bắt khi đang bán dâm tại nhà nghỉ khiến bao người cảm thấy xót xa. Họ, những cô gái lấy “vốn tự có” để học nâng cao nghề nghiệp thật đáng thương. Còn với những đối tượng môi giới mại dâm là đáng trách . Giá đừng tham tiền môi giới thì đâu nên nỗi… Trong vai một điều tra viên, PV đã hiểu được phần nào nguyên nhân khiến họ sa chân vào con đường nhơ nhớp ấy.
Hân Nguyên
Theo_Người Đưa Tin
Quấy rối tình dục nơi làm việc: Không chỉ nữ là nạn nhân
Không chỉ riêng phụ nữ mà nam giới cũng là đối tượng bị quấy rối tình dục, nhất là những anh chàng đẹp trai hoặc trẻ em đường phố.
Vừa qua, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố Bộ Quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc ở Việt Nam. Bộ quy tắc nhằm giúp giải quyết những điểm vẫn chưa được pháp luật hướng dẫn cụ thể trong phòng chống vấn đề này.
Trao đổi với phóng viên , bà Lê Thị Mộng Phượng, chuyên gia nghiên cứu độc lập thuộc Viện Xã hội học cho rằng, đã có nhiều nghiên cứu về quấy rối tình dục nơi công sở. Với Bộ Quy tắc này, sẽ rất khó thực hiện nếu như bên cạnh đó không có chế tài xử phạt; cũng như khái niệm rõ ràng về "quấy rối tình dục" và đối tượng bị quấy rối.
Đàn ông có là đối tượng bị quấy rối?
Theo bà Mộng Phượng, người thực hiện hành vi quấy rối tình dục thường có chức, có quyền. Thông thường nói đến đối tượng bị quấy rối, dư luận đều nghĩ đó là phụ nữ. Mà tâm lý phụ nữ thường e ngại, không muốn "vạch áo cho người xem lưng", nên rất ít người dám tố cáo. Bởi vì sau khi tố cáo có thể họ bị mất việc, trù úm.
"Bản thân tôi thời kỳ còn đi làm đã chứng kiến rất nhiều cảnh này. Thậm chí tôi phải đứng ra bảo vệ những người phụ nữ dưới quyền của mình. Sau đó bản thân tôi bị trù úm. Nhưng tôi cho rằng họ trù úm mình thì mình cũng không cần. Thử hỏi những phụ nữ như công nhân, những người có sinh kế gắn liền với công việc đó, lại xinh đẹp, sếp đi qua đi lại hoặc rủ rê đi chỗ này chỗ nọ; hoặc ở ngay công sở thì các sếp vuốt ve vào chỗ nọ chỗ kia, thậm chí có người rất thích sàm sỡ thì có ai dám tố cáo không?" - chuyên gia Mộng Phượng chia sẻ.
Bà Mộng Phượng phân tích thêm: Xã hội đang tích cực hội nhập, do đó không chỉ riêng phụ nữ mà nam giới cũng là đối tượng bị quấy rối tình dục, nhất là những anh chàng đẹp trai hoặc trẻ em đường phố. Những "ông sếp" đồng tính chẳng hạn, thì có nên đưa vào quy tắc hay không? Ở đây là bình đẳng giới và chúng ta cần nói tới cả hai giới.
"Bên cạnh đó, có những người phụ nữ là sếp nhưng lại thích cấp dưới của mình, bất kể nam hay nữ, từ đó có hành vi "đụng chạm" thì có phải là lạm dụng, quấy rối không? Nhiều phụ nữ có thể ở nhà chồng không đáp ứng được hoặc không có những cái mà họ nhìn thấy ở đồng nghiệp, thì có thể dùng quyền lực của mình để quấy rối cấp dưới. Do đó đối tượng bị quấy rối tình dục phải đặt ra cả hai giới và với người đồng tính nữa" - bà Mộng Phượng phân tích.
Nam giới cũng là đối tượng bị quấy rối tình dục (Ảnh minh họa)
Quấy rối hay đồng thuận?
Nhiều chuyên gia cho rằng, cần quy định rõ thế nào quấy rối tình dục, hay hành vi sàm sỡ, kể cả việc để tranh ảnh "mát mẻ" hoặc có lời nói, cử chỉ "có vấn đề" trước mặt đối tượng. Rồi chuyện ai sẽ là người nhắc nhở, thậm chí xử phạt đối tượng có hành vi trên. Bằng chứng về hành vi này cũng rất quan trọng để tố cáo, thế nhưng những cử chỉ "vuốt ve" chỉ thoáng qua trong chốc lát, khiến người bị quấy rối không kịp ghi lại. Kể cả việc khẳng định đây là hành vi quấy rối hay có sự đồng thuận cũng cần phải làm rõ.
Chuyên gia Mộng Phượng ví von: "Ví dụ tôi thích ông sếp thật sự vì ông ấy đẹp trai phong nhã, hơn hẳn chồng tôi, vì thế tôi cũng muốn "mơi mơi", ăn mặc hở hang, đi lại, động chạm, đong đưa ánh mắt tín hiệu "mời chào". Tôi muốn tấn công sếp để đạt được mục đích của mình nhưng sếp không thích, thế là tôi trả thù bảo là ông ấy sàm sỡ. Như vậy thì hiểu như thế nào? Cần làm rõ như thế nào là quấy rối, đồng thuận, hai bên thích nhau, chứ quy tất cả ra quấy rối cả thì không đúng".
Chống quấy rối tình dục như thế nào?
TS Bùi Thị Mai Đông, Trưởng Khoa công tác xã hội, Học viện Phụ nữ cho rằng, nhiều phụ nữ chỉ dám chia sẻ với nhau khi chứng kiến hoặc từng là nạn nhân của những hiện tượng như vậy. Thông thường là những tin nhắn, những lời rủ rê mời mọc "có gợi ý", không chỉ ở những cô gái trẻ mà ngay cả với những chị lớn tuổi.
Theo bà Mai Đông, người phụ nữ có dám lên tiếng hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố: thứ nhất là dân chủ trong cơ quan đó, thứ hai họ phải hiểu về quyền của mình. Với những cơ quan chưa thực sự dân chủ, người phụ nữ chưa tự tin lắm, thiếu hiểu biết thì họ sẽ che giấu, đây là điều rất có hại. Công đoàn ở nơi làm việc cần triển khai Bộ Quy tắc này là tốt nhất. Phải tạo ra sự dân chủ thì người bị quấy rối mới dám công khai tố cáo được.
Bà Mộng Phượng cho rằng, muốn chống được quấy rối tình dục phải đưa vào quy định của cơ quan, hoặc phải tập huấn, giới thiệu hoặc chỉ định một nhóm người nào đó giám sát chuyện này. Song ai là người đứng ra giám sát hay nhắc nhở? Mà đối tượng có "máu dê" thì sẽ có cách đối phó để không bị người giám sát phát hiện./.
Theo ông Phạm Ngọc Tiến, Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới, Bộ LĐ-TB-XH, trong những năm qua, các cơ quan chức năng đã có nhiều bước tiến trong việc xây dựng khung pháp lý và chính sách phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, bảo vệ nạn nhân và trừng phạt các hành vi bạo lực trên cơ sở giới. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những khoảng trống về cơ chế, chính sách và biện pháp can thiệp trong thực hiện phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới tại Việt Nam.
Ông Phạm Ngọc Tiến cho rằng, một số hành vi, định nghĩa như "quấy rối tình dục", "bạo lực giới", "bạo lực giới với người đồng tính, chuyển giới"... vẫn chưa chưa rõ ràng nên khó áp dụng để xử phạt.
Theo VOV Online
Chống đối kiểm tra nồng độ cồn bị xử lý thế nào? Người điều khiển xe máy không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của Cảnh sát Giao thông bị xử lý như thế nào Hỏi: Tại một chốt Cảnh sát Giao thông đang làm nhiệm vụ, tôi chứng kiến một người đi xe máy có biểu hiện say rượu bị yêu cầu dừng xe. Khi Cảnh sát Giao thông tiến...