Chuyện đời của “cụ cây” từng trải qua 7 thế kỷ tại VN
“Cụ cây” này hết bị sâu mọt phá hoại đến bị dính vào những câu chuyện tâm linh đầy hư cấu.
Cây dã hương cổ thụ này ở làng Dương Phạm ( xã Yên Nhân, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định).
Kể từ khi được công nhận là di sản văn hóa quốc gia vào năm 2013 rồi được Tổ chức kỷ lục Việt Nam – Vietkings xác lập kỷ lục vào năm 2014, cây dã hương có tuổi đời 556 năm ở xã Yên Nhân (huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) đã thu hút sự chú ý của nhiều người cả trong lẫn ngoài nước. Trong lịch sử hàng trăm năm ấy, “cụ cây” này gắn liền với những câu chuyện mang tính lịch sử được truyền từ đời này sang đời khác, và cũng vướng phải không ít thị phi là những tin đồn thiếu căn cứ.
“Cụ” dã hương lớn nhất Việt Nam
Ông Chu Minh Giang – Chủ tịch UBND xã Yên Nhân cho biết, cây dã hương đại thụ nói trên được trồng trong khuôn viên miếu thờ bà Ngô Nữ Thị Hoằng. Theo sử sách, bà vốn xuất thân từ một gia đình nghèo khó, sau trở thành nhị phi của vua Lê Thánh Tông (niên đại 1460 – 1497). Trước khi qua đời vì trọng bệnh vào ngày 10/6 âm lịch năm 1471, bà có ước nguyện là được an táng tại quê cha đất mẹ. Do đó, nhà vua đã cho thuyền đưa thi thể bà về quê chôn cất, rồi trồng một cây mộc hương để phủ mát nơi bà yên nghỉ.
Gốc và rễ cây già cỗi.
Nhờ đất đai màu mỡ, cây dã hương cổ thụ nói trên phát triển rất tốt và được bao thế hệ người làng thay phiên nhau chăm sóc từ thế kỷ 15 cho tới nay đã là thế kỷ 21. Lúc đầukhông ai biết cây đó là cây gì, chỉ biết cây có mùi thơm nên gọi là mộc hương. Về sau, khi biết cây dã hương cổ thụ nổi tiếng ở xã Tiên Lục (huyện Lại Giang, tỉnh Bắc Giang) có nhiều đặc điểm giống cây mộc hương này, thì người thụ nhang lúc bấy giờ là ông Nguyễn Trung Kiên mới đi tìm hiểu, góp phầnkhẳng định giá trị cho “cụ” dã hương của làng.
Video đang HOT
Trong khi cây dã hương ở Bắc Giang được cho là có tuổi thọ hơn 1.000 năm, thì cây dã hương ở Nam Định có tuổi thọ hơn 550 năm. Tuy nhiên, tuổi đời của cây dã hương ở Bắc Giang dường như không có tài liệu lịch sử nào xác minh, trong khi cây dã hương ở Nam Định đã gắn liền với câu chuyện lịch sử vềvị phi tầncủa vua Lê Thánh Tông như trên.
Khi cây được biết đến rộng rãi cũng là lúc nó bắt đầu bị sâu mọt đục phá khiến người làng vô cùng lo lắng. Từ văn bản “cầu cứu” của UBND xã Yên Nhân, các chuyên gia của tỉnhđã về làng cứu chữa kịp thời cho “cụ cây”. Sau đó, ông Chu Minh Giang đã đại diện địa phương đăng ký xác lập kỷ lục “Cây dã hương lớn nhất Việt Nam” cho “cụ” vào năm 2014, và đây là cây dã hương duy nhất có tên trong Sách Kỷ lục Việt Nam.
Theo ông Giang, khi hội đồng thẩm định của Vietkings tới khảo sát cây để xác lập kỷ lục thì họ ghi nhận chu vi gốc cây vào khoảng 16m chứ không phải 11m như lúc đầu, cho tới nay cây đã cao 45m và tán lá phủ rộng 50m.
Giải oan “cụ cây” khỏi những câu chuyện hư cấu
Về những câu chuyện tâm linh liên quan tới cây dã hương cổ thụ, Chủ tịch UBND xã Yên Nhân khẳng định các câu chuyện đó đều vô căn cứ hoặc chỉ đơn giản là sự trùng hợp.
Cành lá vẫn đang phát triển xanh tốt.
Chẳng hạn thông tin truyền tai nhau cho biết, vào năm 1976, người dân cắt rễ, cắt cành cây dã hương về đóng đồ dùng và đun bếp rồi sau đó gặp nhiều chuyện không may, là không có thật. Hay trong cơn bão năm 1985, người dân cũng không gặp những chuyện xui xẻo gì khi dùng cành lá khô gãy, đổ trong bão để đốt lửa.
Đặc biệt, “cụ cây” còn bị gán vào những lời thị phi bởi những câu chuyện hoàn toàn hư cấu khác, như câu chuyện về một thanh niên lấy đá ném con chim trên cành cây rồi tay anh ta bị gãy dù không va đập vào đâu. Câu chuyện con rể ông trưởng xóm cũ leo lên chặt 3 cành cây to về bán rồi đúng 3 năm sau tự tông vào gốc cây tử nạn cũng chỉ là hư cấu.
Theo Chủ tịch UBND xã Yên Nhân, hiện cây dã hương cổ thủ của làng thu hút rất đông du khách xa ở đến chiêm ngưỡng vào những ngày rằm. Thời gian qua còn có những vị khách là kỹ sư nông nghiệp người Đức, Nga, Úc,… tìm đến để tận mắt thấy, tai nghe.
Theo Danviet
Nhiều nhà văn hóa ủng hộ giữ lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
GS Vũ Minh Giang cho rằng chọi trâu là "đặc sản vùng miền", không thể vì một tai nạn mà "ném đá hội đồng".
Sáng 7/9, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức tọa đàm với chủ đề quản lý và tổ chức lễ hội chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng). 16 ý kiến phát biểu của các nhà khoa học, chính quyền và đại diện người dân Đồ Sơn đều đồng ý giữ nguyên lễ hội chọi trâu.
GS.TSKH Vũ Minh Giang, Phó chủ tịch Hội đồng di sản quốc gia cho rằng, có công nhận hay không thì chọi trâu Đồ Sơn vẫn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nó là đặc sản vùng miền, là "cái khác người" trong rất nhiều lễ hội hiện nay.
Ông Giang cho biết thêm, đơn vị quản lý muốn bỏ lễ hội thì hãy trưng cầu ý kiến của người dân Đồ Sơn. Không thể vì một tai nạn mà "ném đá hội đồng". "Nếu Bộ quyết dẹp thì trước hết hãy kỷ luật những người đề xuất và ký danh hiệu di sản văn hóa của chọi trâu Đồ Sơn", ông Giang nhấn mạnh.
GS.TS Vũ Minh Giang tại buổi tọa đàm. Ảnh: Phạm Dự.
Đồng quan điểm, nhiều nhà khoa học tại tọa đàm kiến nghị tiếp tục duy trì lễ hội, di sản truyền thống này. GS.TS Lê Hồng Lý (nguyên Viện trưởng Nghiên cứu Văn hóa) nói, chủ trâu bị húc tử vong hồi đầu tháng 7 là sự cố. Nó chỉ như một "giọt nước tràn ly" và bị mọi người vào ném đá.
Ông Lý cùng nhiều nhà khoa học đề xuất nhà chức trách quận Đồ Sơn nghiên cứu kỹ khâu tổ chức để đảm bảo an toàn.
Chủ tịch UBND quận Đồ Sơn, ông Hoàng Xuân Minh cho biết khi có thông tin dừng lễ hội chọi trâu, nhiều người đã "ôm mặt khóc". Thông qua cuộc trưng cầu ý kiến, tất cả người dân Đồ Sơn muốn lễ hội tiếp tục được tổ chức. "Chúng tôi sẽ sửa đổi quy chế để đảm bảo an toàn", ông Minh nói.
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Giang Chinh.
Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy đề nghị UBND quận Đồ Sơn tính đến quy mô xây dựng lễ hội chọi trâu thành một sản phẩm du lịch; lập phương án giảm số lượng trâu tham gia từ 32 xuống 16 và chỉ tổ chức một vòng đấu duy nhất vào ngày 9/8 âm lịch hàng năm. Quận cần kiểm soát số lượng và giá cả trâu giết thịt sau lễ hội.
Về phương án đảm bảo an toàn cho người xem, bà Thủy yêu cầu cần trang bị phương tiện chuyên dụng để kịp thời xử lý sự cố như súng bắn gây mê, lưới...
Trước đó chiều 1/7, sau sự cố trâu chọi húc chết người, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) ban hành công văn hỏa tốc đề nghị Sở Văn hóa Thể thao Hải Phòng kiểm tra công tác an ninh, an toàn trong Lễ hội chọi trâu 2017. Nếu chưa đảm bảo an toàn theo quy định, quận phải báo cáo UBND thành phố Hải Phòng cho tạm dừng lễ hội.
Đoàn Loan - Phạm Dự
Theo VNE
Trộm lư hương 120 năm tuổi ở đình làng, đòi tiền chuộc 3 triệu đồng Chiếc lư hương niên đại 120 năm cùng nhiều vật dụng trong ngôi đình cổ ở Nam Định bị đánh cắp trong đêm mưa Mấy ngày gần đây, cả làng Tống Xá (xã Yên Xá, huyện Ý Yên, Nam Định) xôn xao vì nhiều cổ vật trong ngôi đình làng bị kẻ trộm đánh cắp. Ông Nguyễn Hữu Giáp (62 tuổi) - thủ...