Chuyện đời cay đắng của người mẹ từng làm gái điếm
Từng vì cuộc sống chật vật, thiếu tiền, người phụ nữ đó phải bán mình.
Chị Nguyễn Thị Cúc
Khi cuộc đời trôi về dốc bên kia, thân mỏi mòn, nhan sắc kiệt chị mới nghĩ đến chuyện làm lại cuộc đời. Nhưng Muộn còn hơn không, sau những tiếng khóc nấc nghẹn của chị, tôi vẫn thấy chạnh lòng.
Bông hoa lạc loài
Chị Nguyễn Thị Cúc (Tổ 21- Hồ Đắc Di – phường An Cựu – TP. Huế) một thời bị người ta gọi là “bông hoa lạc loài”. Cũng phải thôi, hàng trăm thứ nghề, cuộc đời đã đẩy chị trở thành người mang thân xác đi mua vui cho thiên hạ. Giờ chị sống bằng nghề bán trứng vịt lộn ngoài vỉa hè. Cuộc sống còn cơ cực, nhưng phần nào chị thấy đỡ day dứt. Lúc chúng tôi đến gặp, chị đang bận rửa cả đống bát đũa, nồi niêu… Gương mặt hằn vết thời gian của người đàn bà tuổi ngũ tuần nhưng vẫn còn giữ lại những nét đẹp của một thời thiếu nữ.
Ngược về quá khứ, chị cho biết, chợ Đông Ba ngày đó đông đúc, nhộn nhịp kẻ bán người mua. Nhiều chàng trai đi qua xuýt xoa trước người con gái chịu thương chịu khó, đang gánh trên vai nỗi lo cho cả gia đình. Họ biết chị Cúc có tuổi thơ lắm đắng cay, mồ côi cha từ nhỏ nên chị phải giúp mẹ nuôi các em. “Mạ tôi bảo trời còn thương mạ vì có tôi, mạ mong tôi sớm lấy chồng, để mạ nhìn thấy tôi hạnh phúc những ngày cuối đời. Người đàn ông ấy đến với tôi cũng vào buổi chiều mưa rũ rượi thế này. Người ta dạm hỏi, mà tôi cũng đến tuổi lấy chồng, mạ muốn tôi sang sông để sớm yên bề gia thất. Nhưng chẳng bao lâu, khi tôi chưa được hạnh phúc thì mạ đã qua đời vì bạo bệnh”- chị Cúc kể.
Chị Cúc lấy chồng, về ở với nhau mới biết chồng vô sinh, chạy vạy chữa trị khắp nơi không được. Thế rồi hạnh phúc vỡ tan, đôi người đôi ngả. Cảnh nghèo, cô đơn đeo đẳng, khiến Cúc vô cùng chán chường. Chị thương mẹ già yếu, thương các em nhỏ dại. Chị cặp kè với một vài gã đàn ông khác cho bớt chán nản, rồi biến thành một ả gái điếm để kiếm tiền nuôi sống bản thân lúc nào không hay. Chị bảo: “Ngã vào vòng tay những người đàn ông, tôi biết cuộc đời mình như thế là đã hết. Ba đứa con lần lượt ra đời là kết quả của những lần tôi “đi khách”.
Trời sinh voi, nhưng trời không sinh cỏ, Cúc một mình gánh thêm nỗi nhọc nhằn đông con. Ba lần trở dạ, ba lần Cúc gánh nỗi đau đàn bà cô lẻ một mình. Sinh con chừng vài tháng tuổi, người mẹ ấy bỏ chúng ở nhà trông coi lẫn nhau tìm đường mưu sinh. Anh chị em ruột của Cúc thấy chị làm nghề này nhục quá, ai nấy đều từ mặt chị. Mỗi lần đạp xe đi khách, chị đều phải lầm lụi, cúi mặt xuống đường vì sợ gặp người quen.
Sinh đến ba con, tuổi ngày một nhiều, khách cũng không còn mặn mà với chị. Nhưng không vì thế mà Cúc bỏ nghề. Chị vẫn coi đó là công việc dễ kiếm tiền hơn bất cứ nghề nào khác. Chị cũng phải nộp tiền cho “bảo kê”, có lần không đủ nộp bị chúng đánh cho tơi tả. Đắng cay nhiều vô kể, và có lẽ, đắng cay hơn là Cúc chấp nhận tiếp những vị khách còn ít tuổi hơn con trai mình. Mắt rơm rớm, Cúc nói: “Tôi không ngại kể cho em nghe những trang đời tăm tối của mình. Tôi là người đàn bà tội lỗi, nhưng tôi cũng là người mẹ khổ đau, quằn quại lắm rồi. Có những đêm tôi muốn ngủ đi, mãi mãi, nhưng nghĩ đến cái chết của đứa con trai nhục nhã vì mẹ mà lao đầu vào tàu hỏa tự tử, tôi một lòng càng muốn sống chỉ để hy vọng ngày mai”.
Tin ở ngay mai?
Tôi hỏi, chị hy vọng điều gì ở ngày mai? Nghĩ một lúc, Cúc vuốt vuốt mái tóc xác xơ bạc, nói: “Để nguôi nỗi ân hận. Tôi hận mình đã làm đau các con”. Càng nghe những lời trần tình của chị về những trang đời bất hảo, càng thấy thương một kiếp phận sao nhiều xót xa.
Video đang HOT
Cũng bởi, nhiều năm coi thân thể như món hàng, đã không ít lần Cúc bị đưa vào Trung tâm phục hồi nhân phẩm. Vào trại chị thấy thương con vô cùng. Nỗi nhớ con càng cào xé, chị càng cảm thấy mình có tội, sinh con ra rồi để chúng bơ vơ trong cảnh bần hàn. Mỗi lần từ Trung tâm phục hồi nhân phẩm trở về, Kỳ (con trai lớn) đều khuyên mẹ bỏ “nghề”. Nó bảo: “Mẹ lớn tuổi rồi, mẹ ở nhà đi, con sẽ đi làm nhiều hơn để cấp thêm tiền cho mẹ”. Lúc nghe con nói thế, chị chỉ trả lời: “ Mẹ phải suy nghĩ đã“. Người mẹ tội nghiệp ấy chưa kịp hiểu ra rằng, nó đi làm rồi có lúc lao đầu vào cột điện cũng do buồn phiền vì mẹ. Nó tuyệt vọng. Khuyên mẹ không được, nó quyết tâm kết liễu đời mình cho đến cùng, vì nghĩ rằng, cuộc sống cơ cực này sẽ chẳng bao giờ thay đổi.
Cuối năm 2010, con mất, chị Cúc được bảo lãnh ra khỏi Trung tâm phục hồi nhân phẩm để lo đám tang. Lúc đó, chị Cúc như người mất hồn. Đời chị đã đủ cực mà chẳng khiến các con no đủ hơn, chị quyết định bỏ “nghề”. Niềm an ủi cuối cùng của người mẹ tội lỗi ấy là hai đứa con còn lại, đứa con gái thứ hai cũng đã đi làm thêm để phụ mẹ, đứa thứ ba là con trai cũng vừa đi phụ việc trong phố, vừa cố gắng học.
Bỏ việc cũ thì phải có nghề mới. Tính toán mãi, Cúc quyết định ngày đi bán vé số, tối bán trứng vịt lộn trước nhà. Vỉa hè rộng đủ chỗ cho chị có một công việc “tàng tàng” kiếm sống. Ấy thế, giờ là lúc chị phải đối mặt với bệnh tật. Nhiều loại bệnh cùng một lúc đổ bộ lên thân thể chị, mà có lúc chị cay đắng nghĩ nên… chết đi cho xong(!). Rồi lại tự nhủ, mình nợ con, phải sống để trả cho chúng, ít nhất là cho chúng chỗ dựa tinh thần. Chờ chúng có gia đình riêng, có cuộc sống. Đây cũng là lý do mà Cúc tin ở ngày mai.
Sau giông bão
Một người hàng xóm của Cúc nói rằng, dù sao thì chị ấy cũng ăn năn, muộn còn hơn không. Và chị hàng xóm cũng đã giúp Cúc rất nhiều. Quả là một tấm lòng nhân ái. Trước đó, Cúc cũng gặp một tấm lòng nhân ái mà chị không muốn nhắc tên. Ông ta bước vào cuộc đời chị như bao người đàn ông khác. Tưởng như chỉ là khách qua đường, nhưng ông ấy đã tận tuỵ trò chuyện, cho chị những lời khuyên, muốn chị đừng quay lại con đường cũ. Khi chị còn ở trong Trại, ông ta tới thăm nom, rồi thỉnh thoảng về nhà cho con chị vài đồng. Chị chẳng ngờ cuộc đời vẫn dành cho tình thương.
Người đàn ông đó đã khiến Cúc thêm tin yêu vào cuộc đời, tình người và có thêm động lực vượt qua những mặc cảm, giông bão. Khi trở về, chị được cho ở nhờ căn nhà cũ của phường để bắt đầu lại cuộc sống mới. “Đoạn tuyệt với những tháng ngày đen tối rồi tôi ra đường vẫn cúi gầm mặt vì xấu hổ, nhưng người ta nói với tôi rằng “đánh kẻ chạy đi chớ không đánh người chạy lại”. Thật may mắn, vậy là tôi đã có thể hồi sinh”.
Theo Xahoi
Nữ sinh bàng hoàng kể lại giây phút bị xe tải "nuốt"
"Đang nói chuyện về buổi ôn thi cho kỳ thi tốt nghiệp sắp tới thì em nghe thấy tiếng xe ô tô từ phía sau lao tới rồi cuốn chúng em vào gầm. Lúc tỉnh dậy thì em thấy mình đã nằm trong bệnh viện rồi..." - em Nguyễn Văn Hiệp rùng mình nhớ lại.
Thoát chết trong gầm xe tải
Sáng ngày 24/5, chúng tôi đến thăm các em học sinh gặp nạn trong vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra vào chiều ngày 23/5 tại địa phận khối 4, thị trấn Anh Sơn đang nằm điều trị ở bệnh viện đa khoa huyện Anh Sơn (Nghệ An).
Chiếc xe tải mang BSK 37C - 022.53 do lái xe Nguyễn Cảnh Toàn (trú quán tại khối 4, Thị trấn Đô Lương, Nghệ An) điều khiển theo hướng Con Cuông về Diễn Châu đã đâm thẳng vào một nhóm học sinh lớp 12 đi xe đạp đang trên đường đi ôn thi.
Em Lê Thị Loan (SN 1995, học sinh lớp 12A4, trường THPT Anh Sơn I) đang nằm điều trị tại bệnh viện hữu nghị đa khoa huyện Anh Sơn.
Vụ tai nạn đã khiến hai em tử vong gồm Nguyễn Thị Cúc (SN 1995, học sinh lớp 12D3); Trương Thị Dung (SN 1995, học sinh lớp 12A4). Bốn em học sinh khác bị thương là em Lê Thị Loan (SN 1995, học sinh lớp 12A4), Nguyễn Văn Hiệp (SN 1995, học sinh lớp 12D3), Nguyễn Ngô Anh (SN 1995, học sinh lớp 12A4), Nguyễn Văn Thiện (SN 1995, học sinh lớp 12A6), tất cả cùng học trường THPT Anh Sơn I, huyện Anh Sơn (Nghệ An).
Nằm thiếp trên giường bệnh, em Lê Thị Loan bị đa chấn thương nặng ở vùng đầu, mặt, bụng và chân chưa thể quên giây phút bị chiếc ô tô tải "nuốt" vào gầm xe. Loan thều thào kể lại: "Chiều ngày 23/5, chúng em có buổi ôn thi môn Hóa, Lý để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp sắp tới. Vì trời nắng nên bọn em đi sớm hơn thường ngày đến trường để nghỉ ngơi. Lúc đi gần qua nghĩa trang Việt - Lào thì không hiểu sao có cái gì đó đâm mạnh từ phía sau xe đạp rồi em ngã xuống đường".
Ông Lê Văn Ban (75 tuổi) chăm sóc em Loan.
Nhóm bạn của Loan gồm 6 người (3 nam, 3 nữ) đi trên 5 chiếc xe đạp đều bị chiếc ô tô tải đâm bất ngờ từ phía sau, hất văng khỏi xe đạp rồi cuốn vào gầm xe và bị kéo lê khoảng 10m. "Lúc tỉnh dậy em thấy toàn thân mình đau lắm, trên người bị xây xát và chảy máu rất nhiều. Em nhìn xung quanh thì thấy mấy bạn nằm bất tỉnh tại chỗ, mấy bạn nam hơi tỉnh táo thì bò ra kêu cứu mọi người...", Loan nhớ lại giây phút thoát nạn dưới gầm ô tô.
Gia đình hoàn cảnh khó khăn nên gần 10 năm nay, bố mẹ của Loan đã phải bỏ hai đứa cháu ở nhà cho ông bà nuôi nấng để vào miền Nam kiếm kế sinh nhai. Nhận tin cháu mình bị ô tô cán, ông Lê Văn Ban (75 tuổi - ông nội Loan) tức tốc đến hiện trường. "Khi tôi đến nơi thì chỉ thấy mấy chiếc xe đạp nằm ngổn ngang trên đường, còn mấy đứa nhỏ bị thương thì được đưa vào bệnh viện. Thương nó lắm các chú à, từ hôm qua đến giờ nó toàn mê sảng ú ớ gọi tên bố mẹ nó mà bố mẹ nó đang ở xa chưa về kịp. May mà nó qua cơn nguy kịch chứ nếu nó có mệnh hệ gì chắc tôi cũng không sống nổi", ông Ban đau đớn nhìn đứa cháu đang nằm bất động trên giường.
Em Nguyễn Văn Hiệp (SN 1995, học sinh lớp 12D3, trường THPT Anh Sơn I) đang được bố chăm sóc.
May mắn thoát nạn như Loan, em Nguyễn Văn Hiệp (SN 1995) cũng đang được người thân theo dõi, chăm sóc tích cực. Vào thời điểm xảy ra tai nạn, Hiệp đang đèo Cúc đến trường để ôn thi tốt nghiệp. Khi ô tô đâm từ phía sau, Hiệp bị hất văng ra khỏi xe và bị kéo lê trên mặt đường khiến toàn lưng bị thương nặng còn Cúc thì bị tử vong tại chỗ. Hiệp nhớ lại: "Đang nói chuyện về buổi ôn thi cho kỳ thi tốt nghiệp sắp tới thì em nghe thấy tiếng xe ô tô từ phía sau lao tới rồi cuốn chúng em vào gầm. Lúc tỉnh dậy thì em thấy mình đã nằm trong bệnh viện...". Anh Nguyễn Công Minh (45 tuổi - bố em Hiệp) tâm sự: "Chỉ còn mấy hôm nữa là cháu thi tốt nghiệp rứa mà lại bị tai họa từ đâu rơi xuống, chắc kỳ thi tốt nghiệp năm nay cháu phải bỏ dở rồi".
Ngoài Hiệp và Loan đang nằm điều trị tại bệnh viện đa khoa huyện Anh Sơn, hai em Nguyễn Ngô Anh và em Nguyễn Văn Thiện bị chấn thương ở đầu đã được người nhà chuyển xuống bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An để tiếp tục theo dõi.
Thắt lòng người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh
Đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT Nghệ An thăm hỏi em Loan
Lúc chúng tôi đến gia đình em Nguyễn Thị Cúc (SN 1995, xóm 11, xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn) cũng là lúc gia đình em chuẩn bị làm các thủ tục để đưa em về nơi an nghỉ cuối cùng. Từ ngoài ngõ đã thấy cờ tang trắng treo ủ rũ, bên trong nhà rất đông bạn bè, thầy cô đến thắp hương chia buồn với gia đình.
Ở trường, Cúc là học sinh ngoan ngoãn, lễ phép được bè bạn yêu mến. Tai nạn bất ngờ ập đến ai cũng bàng hoàng, xót xa cho cô học trò nghèo hiếu học. Nhìn di ảnh của Cúc không ai cầm nổi nước mắt bởi mới cách đây mấy ngày em vừa nhận giấy khen của trường trong dịp tổng kết năm học. Chị Nguyễn Thị Đông - mẹ Cúc - khóc vật vã bên quan tài con trong đau đớn: "Cúc ơi, mấy hôm nay con thức khuya ôn bài để thi tốt nghiệp rứa mà giờ con bỏ mẹ, bỏ cha mà đi con ơi...".
Sáng cùng ngày, gia đình em Trương Thị Dung (SN 1995, xóm 7, xã Hội Sơn) cũng đã làm lễ đưa tang cho em. Mặc dù đã được cấp cứu nhưng Dung đã không qua khỏi và được đưa về nhà vào tối qua (23/5). 12 năm học qua, Dung cũng là học sinh giỏi của trường. Trong dòng người tiễn đưa Dung, những cô cậu học trò ngân ngấn nước mắt bởi từ nay các em đã mất đi một người bạn khi kỳ thi tốt nghiệp sắp cận kề. Sự ra đi đột ngột của cô học trò nhỏ khiến ai cũng đau đớn, tiếc thương.
Nỗi đau của người thân em Trương Thị Dung không biết đến bao giờ mới nguôi ngoai
Thầy Nguyễn Cảnh Tuấn - Hiệu trưởng trường THPT Anh Sơn I chia sẻ: "Đây là một mất mát quá lớn đối với gia đình các em cũng như nhà trường bởi các em ra đi khi kỳ thi tốt nghiệp sắp đến. Sức khỏe của các em bị thương hiện tại đã qua cơn nguy kịch nhưng tinh thần thì vẫn còn hoảng loạn. Nhà trường cùng với các đoàn thể đang cùng với gia đình các em động viên sớm vượt qua nỗi đau, mất mát...".
Ông Nguyễn Trọng Hoàn - Chánh văn phòng Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An cho biết: "Sau vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng này, chúng tôi cũng yêu cầu trường THPT Anh Sơn I nói riêng, các trường trên địa bàn tỉnh nói chung phải tăng cường tuyên truyền về an toàn giao thông trong trường học cũng như đảm bảo tình hình an toàn giao thông cho các em học sinh, đặc biệt là trong kỳ thi tốt nghiệp sắp tới".
Trung tá Lê Văn Hoàng - Đội trưởng đội CSĐT về TTXH Công an huyện Anh Sơn cho biết thêm, cơ quan này đã bắt tạm giam lái xe Nguyễn Cảnh Toàn và đang hoàn tất hồ sơ để tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can gây tai nạn nghiêm trọng làm 2 học sinh tử vong, 4 học sinh bị thương. Theo điều tra ban đầu, nguyên nhân vụ tai nạn là do lái xe Nguyễn Cảnh Toàn ngủ gật trong lúc điều khiển ô tô, không làm chủ được phương tiện đã đâm vào nhóm học sinh.
Đại diện Sở GD&ĐT và Ban ATGT tỉnh Nghệ An thăm hỏi, hỗ trợ gia đình em Lê Thị Loan. Sáng ngày 24/5, đoàn công tác của Sở GD&ĐT, Ban ATGT tỉnh Nghệ An đã đến thăm hỏi, hỗ trợ các em học sinh trường THPT Anh Sơn I bị nạn trong vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng vào chiều ngày 23/5. Tại gia đình các em bị nạn và bệnh viện đa khoa huyện Anh Sơn - nơi các em học sinh đang nằm điều trị, đại diện ban ATGT tỉnh, Sở GD&ĐT đã ân cần hỏi thăm, chia sẻ mất mát và động viên các em học sinh sớm bình phục, ổn định tinh thần. Ban ATGT tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ gia đình học sinh mỗi em tử vong 2 triệu đồng; 1 triệu đồng với em bị thương; Sở GD&ĐT cũng thăm hỏi, hỗ trợ gia đình các em tử vong và thiệt mạng.
Theo Dantri
Chuyên viên đánh người: Hối hận muộn màng Sáng 17-5, hội đồng kỷ luật Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa đã thống nhất hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với ông Nguyễn Minh Hoài, 51 tuổi, chuyên viên phòng nuôi dưỡng người già, vì đã đánh cụ bà 78 tuổi và một phụ nữ khác. Đây cũng là mức kỷ luật mà trong bản kiểm điểm của...