Chuyện “dở khóc dở cười” trên thị trường bất động sản: Đầu năm mạnh tay mua, cuối năm mạnh tay bán “cắt lỗ”
Nhiều nhà đầu tư bất động sản tham gia thị trường vào cuối “cơn sóng” đang chật vật cắt lỗ.
Chuyên gia cho rằng, nhà đầu tư cân nhắc tới sức “gồng” để đưa ra quyết định ở giai đoạn này.
Từ đầu năm 2022, thị trường bất động sản rơi vào trầm lắng, nguyên nhân do các chính sách tiền tệ như tín dụng bất động sản, trái phiếu đang được kiểm soát chặt chẽ. Cùng đó, lãi suất thời gian qua liên tục tăng cao khiến thanh khoản thị trường ngày càng sụt giảm. Hiện tại, nhiều nhà đầu tư lâm tình cảnh lao đao, cố gồng bám trụ ở lại, một số khác đang chật vật cắt lỗ những vẫn không dễ thoát hàng.
Anh Nguyễn Hùng Cường, nhà đầu tư bất động sản tại Hà Nội cho biết, đầu năm vừa qua, anh mua một mảnh đất rộng 150m2, với giá 5 tỷ đồng tại Bắc Ninh. Chưa được bao lâu thị trường rơi vào trầm lắng, theo đó, anh Cường chật vật rao bán cắt lỗ với giá 3,7 tỷ đồng nhiều tháng nay vẫn chưa tìm được chủ mới.
“Thị trường vừa bước sang 2022 vẫn liên tục tăng nóng. Theo đó, tôi mạnh tay vay thêm 2 tỷ đồng mua. Song, đến quý II, nhiều khu vực chững lại, giá bất động sản không còn tăng nóng. Theo dõi thị trường một thời gian không thấy khả quan nên đến cuối tháng 6 tôi bắt đầu rao bán cắt lỗ. Nhưng lúc này môi giới cũng đều lắc đầu cho biết, thị trường khó bán dễ mua”, anh Cường kể.
Đang rao bán cắt lỗ đất nền, anh Trần Ngữ, nhà đầu tư tay ngang tại Hà Đông (Hà Nội), thời điểm tháng 3 năm nay có mua một mảnh đất rộng 90m2 tại Hưng Yên với giá 3 tỷ đồng, tương đương hơn 33 triệu đồng/m2. Theo dự định ban đầu, anh Ngữ chỉ tính “lướt sóng” vài tháng, khi thị trường vẫn đang còn “nóng”. Tuy nhiên, mọi toan tính của nhà đầu tư này đổ vỡ khi thị trường bất ngờ hạ nhiệt.
Video đang HOT
“Tôi rao bán nhưng nhiều người mua với mục đích xây nhà ở nên trả giá thấp hơn. Thực tế, lúc mua thị trường vẫn đang nóng nên tôi quyết định vay tới 50% giá trị mảnh đất. Dù bây giờ chưa quá cần tiền nhưng tôi muốn bán để thanh toán ngân hàng cho xong. Giờ bán bằng giá là rất khó, nên tôi rao bán cắt lỗ 700 triệu đồng, nhưng vẫn chưa có người mua”, anh Ngữ nói.
Thực tế, những nhà đầu tư chậm chân vào cuối cơn sóng của thị trường bất động sản đang “dở khóc dở cười”, chưa có lời nhưng đã phải rao bán “cắt lỗ”. Mặt khác, với những người đã mua bất động sản cách đây khoảng 2 năm trở lên, chuyên gia cho rằng, vẫn chỉ đang giảm lãi, chưa đến mức cắt lỗ.
Ông Trần Khánh Quang, Tổng Giám đốc Công ty Việt An Hòa, nhận định thị trường đang ngập tràn thông tin “cắt lỗ”, “xả hàng”… nhưng thực tế chỉ là giảm một phần lợi nhuận. Đà giảm giá sẽ tiếp tục và có thể xuất hiện vùng trũng vào năm 2023.
Những phân tích của giới chuyên gia cho thấy khó khăn của thị trường bất động sản chắc chắn không thể giải quyết trong ngắn hạn. Vì vậy, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ việc tiếp tục rót tiền, thậm chí vay nặng lãi để cố gồng giữ tài sản chờ lên giá. Nếu quá nhiều rủi ro, lời khuyên là nên mạnh dạn “cắt lỗ”.
Có một thực tế là sau khi hết thời gian ân hạn, nhiều nhà đầu tư đang phải trả lãi suất vay ngân hàng lên tới 12 – 14%/năm, gây nên những áp lực rất lớn, không ít trường hợp phải đi vay ngoài để trả lãi, cực kỳ nguy hiểm. Để thoát được hàng, không còn cách nào khác là giá phải giảm về mức “chấp nhận được”.
“Trước sau gì cũng phải giảm, vậy nên thay vì rót thêm tiền để gồng lỗ, các nhà đầu tư bị ngộp nên mạnh tay giảm sâu hơn để cắt lỗ. Đầu tư thì có thắng có thua, vì vậy nếu cảm thấy gánh nặng quá lớn thì nên dứt khoát để thu tiền về, đợi những cơ hội sau. Việc “gồng” quá sức chỉ khiến thiệt hại càng lớn hơn”, ông Trần Khánh Quang khuyến cáo.
Đồng quan điểm, bà Dương Thùy Dung, Chuyên gia cao cấp của CBRE Việt Nam cho biết, trong thời điểm hiện tại có tới hơn 50% các nhà đầu tư đang bị mắc kẹt trong việc vay vốn đầu tư.
Nếu tiếp tục vay thì chi phí vốn sẽ tăng rất cao nhưng muốn bán cũng không được. Nhà đầu tư có thể lựa chọn trả lại sản phẩm cho chủ đầu tư, nhưng chi phí phạt rất lớn nên buộc phải đi vay tiếp để duy trì. Nếu không thể vay được, nhà đầu tư buộc phải bán cắt lỗ.
Rõ ràng, chu kỳ thanh lọc của thị trường đang ngày càng khốc liệt, việc các nhà đầu tư “ăn xổi” chắc chắn sẽ bị loại bỏ nên “cắt lỗ” là điều tất yếu. Ngược lại, những nhà đầu tư bám trụ được đến cuối cùng, có nền tảng tài chính bền vững sẽ đứng trước cơ hội gom tài sản giá giảm sâu, trước khi bất động sản bắt đầu chu kỳ đi lên và trở thành người chiến thắng.
Căn hộ dịch vụ còn "cửa sống"?
Nguồn vốn FDI có tác động lớn đến nhu cầu của thị trường căn hộ dịch vụ.
Theo Colliers Việt Nam, việc các nhà đầu tư nước ngoài vẫn chọn Việt Nam là điểm đến để đầu tư lâu dài, kéo theo dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục chảy mạnh vào nước ta và một lượng lớn các chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam để sinh sống và làm việc, gia tăng nhu cầu về cơ sở lưu trú, đặc biệt là loại hình căn hộ dịch vụ.
Báo cáo quý 2/2022 của đơn vị này chỉ ra, tại Tp.HCM, thị trường căn hộ dịch vụ đang dần dần trở lại bình thường như trước khi có đại dịch, tuy nhiên giá thuê trung bình của các dự án căn hộ dịch vụ được ghi nhận không biến động mạnh, một vài dự án có giá thuê tăng nhẹ so với quý 1/2022. Giá thuê trung bình của phân khúc hạng A ở mức 31 USD/m2/tháng, đối với hạng B là 23 USD/m2/tháng. Mặt khác, tỉ lệ lấp đầy ở các dự án ghi nhận con số tích cực với phân khúc hạng A và hạng B lần lượt là 76% và 70% nhờ vào các chính sách nhập cảnh và đi lại dễ dàng giữa các quốc gia.
Về nguồn cung, trong quý 2/2022, Tp.HCM không ghi nhận nguồn cung căn hộ dịch vụ mới.
Trong khi đó, tại Hà Nội, tình hình giá thuê của các dự án căn hộ dịch vụ ở Hà Nội vẫn duy trì ở mức ổn định so với quý trước. Giá chào thuê trung bình ở phân khúc hạng A là 30 USD/m2/tháng và 17 USD/m2/tháng ở phân khúc hạng B. Tuy nhiên, tỉ lệ lấp đầy của thị trường Hà Nội trong quý này cũng có chuyển biến tích cực với tỉ lệ lấp đầy ở phân khúc hạng A là 80% và hạng B là 71%. Thị trường căn hộ dịch vụ đang dần được cải thiện trong quý này, dự kiến sẽ sớm hồi phục trong năm 2022.
Về nguồn cung, tính từ đầu năm đến nay, thị trường căn hộ dịch vụ tại Hà Nội chưa ghi nhận thêm nguồn cung mới, hàng loạt các dự án vẫn đang được triển khai. Dự kiến phải đến cuối năm 2022 Hà Nội mới có nguồn cung mới đến từ dự án PARKROYAL Serviced Suites Hanoi thuộc Pan Pacific Hotels Group tại Việt Nam với 126 căn hộ. Tuy nhiên, sự kiện đáng chú ý trong quý 2 năm 2022 là việc cất nóc trước tiến độ của tòa tháp căn hộ dịch vụ (tháp SR) cao 23 tầng, đây là tòa tháp thuộc dự án phức hợp Lotte Mall Hà Nội của tập đoàn Lotte.
Tính đến năm 2024, thị trường căn hộ dịch vụ tại Hà Nội sẽ có thêm hơn 3.000 căn hộ cao cấp đến từ các dự án của các chủ đầu tư lớn như Sun Group, Lotte Group and CapitaLand. Ngoài ra, hoạt động phát triển công nghiệp gia tăng tại Bắc Giang, Thái Nguyên và Hải Dương đã thúc đẩy nguồn cung tương lai tại khu vực vành đai Hà Nội.
Theo đại diện Colleirs Việt Nam, tính đến ngày 20/6/2022, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 14,03 tỷ USD, giảm 8.1% so với cùng kỳ năm trước, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI). Tuy nhiên, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022 ước tính đạt 10,06 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 6 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
Kể từ khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn từ ngày 15/3/2022, chính phủ đã ban hành những chính sách tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nhập cảnh như khôi phục chính sách miễn thị thực và xuất nhập cảnh như trước khi có dịch. Với những điều kiện thuận lợi, theo dữ liệu từ công cụ phân tích xu hướng du lịch Google Destination Insights, lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam (đối với hàng không và cơ sở lưu trú) đang tăng trưởng nhanh chóng từ 50%-75%, được xếp vào nhóm tăng cao nhất thế giới. Với việc mọi thứ đang dần trở lại như trước khi có đại dịch, dự kiến lĩnh vực căn hộ dịch vụ sẽ ghi nhận được nhiều kết quả khả quan hơn trong năm 2022.
Kỳ vọng dòng vốn cho bất động sản được "khơi thông" Thị trường bất động sản sẽ dần ổn định khi chính sách liên quan đến lãi suất tín dụng, tỷ giá được điều tiết bình ổn. Năm 2022 là một năm có nhiều biến động, trạng thái chuyển động thị trường nóng lạnh bất thường. Cụ thể, ngay đầu quý 1, bất động sản (BĐS) đột ngột tăng trưởng mạnh nhưng đến quý...