Chuyên đi vệ sinh để trốn kiểm tra miệng, cô giáo phê một câu khiến học sinh vừa buồn cười vừa chừa đến già
Người ta không chỉ buồn cười trước sự hóm hỉnh hài hước của cô giáo, mà qua đây càng xác nhận rõ ràng một điều, đó là mọi chiêu trò láu cá của học sinh thực chất chẳng bao giờ qua mắt được những người dạn dày kinh nghiệm như thầy cô.
Thừa nhận đi hỡi những người đã và đang đi học, chắc hẳn phải có ít nhất 1 lần bạn đã từng dùng chiêu đi vệ sinh để trốn kiểm tra miệng phải không? Sợ cô dò bài, vậy thì nhằm ngay đầu giờ chuồn ra nhà vệ sinh, đợi 10-15 phút quay về là đã qua những giây phút đáng sợ nhất rồi.
Chiêu này chẳng mới, vậy mà cứ được truyền hết từ đời học sinh này sang học sinh khác, bởi thật sự thì nó cũng hữu hiệu… vài lần. Thế nhưng chẳng phải các bạn lừa được thầy cô đâu, chẳng qua họ mắt nhắm mắt mở cho qua mà thôi.
Mới đây, trên MXH xuất hiện một tấm phiếu tổng kết cuối năm của học sinh, trong đó phần nhận xét của giáo viên đã gây được nhiều sự chú ý. Người ta không chỉ buồn cười trước sự hóm hỉnh hài hước của cô giáo, mà qua đây càng xác nhận rõ ràng một điều, đó là mọi chiêu trò láu cá của học sinh thực chất chẳng bao giờ qua mắt được những người dạn dày kinh nghiệm như thầy cô.
Đề nghị phụ huynh đưa em đi khám lại đường ruột, vì cứ đến thời khắc quan trọng là hình như học sinh lại muốn đi nặng… (Ảnh: Mỹ Hạnh)
Cụ thể, trong phần nhận xét của giáo viên, ngoài việc nhắc nhở phụ huynh đốc thúc con cố gắng hơn trong học tập thì cô giáo còn có thêm 1 lời đề nghị hết sức tế nhị: “Phụ huynh mang em đi khám lại đường ruột vì em xin đi nặng khá nhiều, mỗi lần đi khá lâu!”.
Chắc hẳn bạn học sinh này chuyên môn nhằm những thời khắc quan trọng như kiểm tra miệng, kiểm tra vở bài tập để xin đi vệ sinh với mục đích “lánh nạn”, cô biết hết nhưng cứ lặng thinh, để đến cuối năm mới “tung một đòn chí mạng” đây mà. Một lời nhắc nhở khéo léo thế này, học sinh phải tự biết đường xấu hổ mà sửa sai, quả đúng là cao tay!
Sau khi được đăng tải trên MXH, rất nhiều người đã để lại bình luận tán thưởng cao kế của cô giáo.
“Mấy trò láu cá của học sinh chẳng qua chỉ là “múa rìu qua mắt thợ” thôi. Giáo viên người ta đi dạy bao nhiêu năm đã sớm nhìn thấu hết rồi!”
“Mình là cô giáo mới ra trường đây, thực chất học sinh đời nào cũng thế, nhìn chúng nó diễn lại những trò hồi xưa mình từng dùng thấy hài hước và thú vị lắm.”
Video đang HOT
“Cô giáo cao tay thật, chẳng cần phải đao to búa lớn gì cũng trị được tận gốc mấy chiêu cỏn con của học sinh.”
Theo soha.vn
Trẻ lúc nào cũng thích nằm sấp thì các mẹ rất nên lưu ý bởi những lý do quan trọng sau
Trẻ thích nằm sấp có phải vì tạo cảm giác dễ chịu? Hay nguyên nhân còn do vấn đề sức khỏe ở trẻ? Mẹ nên hiểu rõ lý do để có biện pháp cải thiện hợp lý.
Vì sao trẻ thường thích nằm sấp khi ngủ?
Thực tế hiện tượng nằm sấp có thể đã bắt đầu từ khi thai nhi còn trong bụng mẹ. Thông thường trong thời gian mang thai, em bé sẽ có xu hướng nằm co tròn trong bụng mẹ, thậm chí bé còn thích áp sát vào cơ thể của mẹ để luôn có cảm giác an toàn. Đây là hiện tượng tự nhiên bình thường, chỉ cần thai nhi không nằm sai vị trí và có biểu hiện bất thường thì mẹ không cần quá lo lắng.
Trẻ bị đầy hơi
Theo đông y, trẻ thích nằm sấp khi ngủ có khi còn là tín hiệu về vấn đề sức khỏe. Lúc này, mẹ cần chú ý quan sát để phán đoán tình hình, kịp thời điều trị cho trẻ. Trong đó, một vấn đề thường gặp chính là thức ăn không được tiêu hóa tốt, bị ứ đọng lâu ngày trong dạ dày, đường ruột gây ra hiện tượng đầy hơi.
Khi bụng bị chướng khí, căng đầy thì trẻ sẽ có xu hướng nằm sấp để giảm bớt cảm giác khó chịu. Ở giai đoạn còn nhẹ thì các vấn đề ăn uống, tiểu tiện của trẻ có thể không biểu hiện rõ rệt nên mẹ dễ bỏ qua. Nghiêm trọng hơn, trẻ sẽ xuất hiện tình trạng phân có mùi hôi chua, kén ăn, ngủ hay trở mình, lưỡi dày...
Ảnh minh họa
Nếu không được giải quyết vấn đề ứ đọng trong đường tiêu hóa sớm thì dần dần trẻ dễ bị phát sốt, táo hón, ho kéo dài và đương nhiên, tình trạng thích nằm sấp cũng thường xuyên hơn vì trẻ khó chịu ở bụng.
Khuyến cáo: Khi bạn phát hiện con nhà mình cứ hay nằm sấp thì nên tiến hành điều chỉnh lại chế độ ăn uống của trẻ. Cố gắng lựa chọn thức ăn thanh đạm một chút để hỗ trợ tiêu hóa, đặc biệt là buổi tối nên cho trẻ ăn ít lại.
Nếu trẻ đang còn bú mẹ thì chuyện ăn uống của mẹ cũng phải đảm bảo hợp lý. Nếu trẻ bú sữa ngoài thì mẹ có thể pha loãng và giảm lượng sữa lại để cải thiện tình trạng ứ đọng thức ăn trong dạ dày, đường ruột của trẻ.
Ngoài ra, vài động tác massage bụng hay vuốt cột sống cho trẻ cũng có hiệu quả thanh lọc cơ thể, giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Các bộ phận trong cơ thể trẻ bị lạnh
Ảnh minh họa
Khi trẻ có hiện tượng này cũng dễ biểu hiện ở vấn đề thích nằm sấp khi ngủ. Đây được xem như một động tác tự bảo vệ và hỗ trợ cơ thể của trẻ, và cũng là một tín hiệu cảnh báo để mẹ sớm xử lý, đảm bảo sức khỏe của trẻ.
Điều này thể do nguyên nhân bẩm sinh của thể chất, nhưng cũng có thể do ăn uống không khoa học gây ra. Lúc này, trẻ sẽ tự có xu hướng tìm kiếm sự ấm áp để cảm thấy dễ chịu hơn, điển hình là hành động nằm sấp để ấm bụng.
Nếu xác định lý do chính xác do tỳ vị hư hàn thì mẹ nên giảm thức ăn lạnh lại, tăng cường thực phẩm có tính ấm và dễ tiêu hóa để cải thiện tình hình.
Rốt cục trẻ nằm sấp có lợi hay hại?
Ngoài những nguyên nhân do vấn đề sức khỏe nói trên thì thực tế, hiện tượng trẻ nằm sấp có khi chỉ là do thói quen mà thôi. Tuy nhiên, mẹ cũng cần chú ý quan sát và tạo điều kiện nằm ngủ an toàn cho trẻ, tránh sự cố trẻ bị ngạt do nằm sấp.
Thúc đẩyphát triển các cơ
Tư thế nằm sấp ở một mức độ nhất định cũng có tác dụng rèn luyện cho các cơ ở tứ chi đầu, cổ và lưng của trẻ. Từ đó thúc đẩy quá trình học cách kiểm soát hoạt động ở trẻ phát triển nhanh và tốt hơn.
Tốt cho dạ dày, đường ruột
Khi nằm sấp, "cửa ngõ" của dạ dày được nhấc cao hơn nên hạn chế hiện tượng ọc sữa ở trẻ. Ngoài ra, bụng áp sát vào giường ngủ có thể giảm bớt những cảm giác đau thắt hay khó chịu do chướng khí gây ra.
Mẹ cần chú ý gì khi để trẻ nằm sấp?
Trước khi trẻ có khả năng tự trở mình (thông thường là khi trẻ dưới 6 tháng tuổi) thì nếu trẻ nằm sấp phải có người lớn bên cạnh trông coi, đề phòng mặt và mũi của bé quá áp sát vào giường, nệm hay chăn mà gây ngạt thở.
Nếu bạn muốn cho trẻ thay đổi luân phiên giữa các tư thế thì ban ngày có thể cho trẻ ngủ nằm sấp một giấc ngắn là đủ. Những lúc khác thì cố gắng điều chỉnh để trẻ nằm ngửa hoặc nằm nghiêng.
Ngoài ra, giường ngủ của trẻ nên có độ mềm vừa phải, không nên đắp chăn hay khăn quá dày ở nửa thân dưới của trẻ. Mẹ cũng nên hạn chế mặc quần áo có nút cho trẻ nhỏ để tránh bị "cấn" khi nằm.
Chú ý nếu trẻ bẩm sinh đã có vấn đề về tim, hen suyễn, đa viêm, ho v.v... thì tốt nhất mẹ nên cho trẻ nằm ngửa để tránh làm bệnh tình nặng thêm, và cũng đề phòng sự cố đáng tiếc xảy ra khi trẻ nằm sấp.
Nguồn: Erbohui
5 cách giúp thanh lọc cơ thể trong ngày Bạn cảm thấy mệt mỏi và đầy hơi? Đây có thể là lúc cơ thể cần thiết lập lại, theo Natural News. Tập thể dục mỗi ngày là một trong những cách giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể Bạn muốn nạp năng lượng cho cơ thể và trở lại "đường đua" trong cuộc sống hằng ngày một cách khỏe mạnh?...