‘Chuyến đi lễ đầu xuân trở thành bi kịch của cả làng’
Bà Nghị, một trong những hành khách trên chuyến xe chở 42 hành khách du lịch đền Gióng ( Sóc Sơn) đâm vào vách núi, cho biết 4 người gặp nạn đều là người một làng.
Khoảng 10h sáng 5/2, ôtô mang biển số Thái Bình chở 42 người tham quan tượng Thánh Gióng ( xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đã đâm vào vách núi khi xuống dốc. Va chạm khiến một người tử vong, hàng chục hành khách bị thương, trong đó, có 3 người bị thương nặng. Trên xe có nhiều trẻ em.
Những người bị nạn ngay sau đó được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Sóc Sơn và trạm y tế xã Phù Linh, những người bị thương nặng được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn trong chiều cùng ngày.
Theo lời kể của những hành khách trên chiếc xe gặp nạn, hầu hết người trên xe là họ hàng, hàng xóm của nhau. Sau Tết Nguyên đán, mọi người trong một làng ở xã Thụy Văn, huyện Thái Thụy, Thái Bình cùng thuê xe lên Hà Nội để dự lễ hội Đền Gióng Sóc Sơn.
Chuyến đi định mệnh
Ông Vũ Đình Thủy (51 tuổi, hành khách) cho biết thời điểm xe gặp nạn, mọi người đã dự lễ hội và tham quan tượng Thánh Gióng xong, chuẩn bị lên đường về Thái Bình. Khi xuống dốc, xe bỗng dưng mất phanh.
“Tài xế tìm mọi cách, cố gắng phanh xe nhưng không được. Vì vậy, tài xế phải đánh lái cho xe đâm vào vách núi để hãm lại”, ông Thủy nói.
Người đàn ông trung niên nhớ lại khi va chạm xảy ra, mọi người trên xe đều hoảng loạn, nhiều người bị thương, la hét, cầu cứu.
Cũng có mặt trên chuyến xe định mệnh, bà Vũ Thị Nghị (48 tuổi, hành khách) kể bà bị say xe nên nhắm nghiền mắt, lơ mơ không rõ sự việc xung quanh. Lúc xe đâm vào vách núi, bà và mọi người trên xe ngã nhào, đụng vào nội thất và hành lý trên xe nên bị thương.
Theo bà Nghị, sau khi được cứu khỏi xe, nhìn một bên đường là vực sâu, bà và mọi người đều giật mình, hoảng sợ. “Nếu tài xế không đánh lái cho xe đâm vách núi thì 42 người trên xe đều chết cả. Xe mà lao xuống vực sâu thì làm sao mà sống nổi”, bà Nghị khẳng định, khuôn mặt thất thần khi nhớ lại khoảnh khắc đó.
Người phụ nữ cho hay cả lái xe và nạn nhân tử vong đều là họ hàng với bà. Bà nói trong tiếng thở dài: “Không ngờ, chuyến đi lễ hội, tham quan lại trở thành bi kịch của cả làng tôi”.
Nạn nhân vụ tại nạn được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Sóc Sơn. Ảnh: Hoàng Như.
Mẹ chết, bố và con trai nguy kịch
Nạn nhân tử vong trong vụ tai nạn là chị Đoàn Thị Nhung (39 tuổi). Theo lời người nhà nạn nhân, chị Nhung cùng chồng và 2 con trai có mặt trên chiếc xe gặp nạn, họ đi lễ hội với cả làng.
Video đang HOT
Trên xe, người phụ nữ xấu số và con trai út (3 tuổi) ngồi hàng ghế đầu, bên phải, cạnh lái xe nên khi xe đâm vào vách núi, 2 mẹ con chịu tổn thương nặng nhất.
Chị Nguyễn Thị Bính (chị họ của nạn nhân, ở Long Biên, Hà Nội) cho hay hiện con trai út chị Nhung bị thương vùng đầu đang nguy kịch, người chồng bị gãy xương bả vai và xương sườn gây tràn dịch màn phổi. Ngoài ra, cậu con trai lớn hơn bị thương nhẹ. 3 bố con đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn.
Người phụ nữ tâm sự gia đình chị Nhung có hoàn cảnh khá khó khăn. Hai vợ chồng làm nghề tự do, ai thuê gì làm nấy, thu nhập không ổn định. Để kiếm thêm tiền nuôi 3 con trai ăn học, hai vợ chồng còn cấy lúa.
Vì nhà nghèo, người con lớn 17 tuổi đã nghỉ học, lên Lào Cai làm việc cùng họ hàng nên không cùng gia đình đi lễ hội.
Sau khi nghe tin chị Nhung gặp nạn, bố mẹ và người thân của chị từ Hà Nam lên Bệnh viện Đa khoa huyện Sóc Sơn để nhận thi thể. Sau khi cơ quan pháp y khám nghiệm xong, họ sẽ đưa người xấu số về chôn cất tại quê chồng ở Thái Bình.
Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Hoàng Cư.
Đoạn đèo nguy hiểm
Những hành khách bị thương nhẹ sau khi thăm khám, băng bó vết thương được cho ra viện trong chiều cùng ngày. Trước khi về nhà, họ không quên gửi lời cảm ơn đến những người dân địa phương, cơ quan chức năng đã cứu mình khi xe gặp nạn.
Họ kể rằng ngay sau khi xe khách đâm vào vách núi, lái xe và những hành khách không bị thương bò ra khỏi xe từ các ô cửa sổ vỡ. Họ nhanh chóng kêu gọi người đi đường ứng cứu, đồng thời thông báo với cơ quan chức năng.
Anh Trần Văn Trung, lái xe ôm tại khu di tích Đền Gióng Sóc Sơn nhớ lại khi anh đang chở khách từ dưới chân đèo lên tượng Thánh Gióng thì thấy mọi người kêu cứu. Anh Trung cùng một vái lái xe ôm khác bế người bị nạn từ trong xe ra và chở đi bệnh viên cấp cứu.
“Lúc đấy, tôi không rõ có bao nhiêu người bị thương trên xe, chỉ biết họ rất hoảng loạn. Khi bế người bị thương ra khỏi xe, cả người tôi bị dính máu họ nên cũng thấy sợ hãi. May sao lúc đấy trên đường vắng xe, nếu không tai nạn liên hoàn có thể xảy ra”, anh Trung kể.
Người xe ôm cho biết thêm những ngày gần đây, khách đến lễ hội Đền Gióng khá đông. Đoạn đường nối từ dưới chân khu di tích lên tượng Thánh Gióng dốc đứng và nhiều khúc cua gấp nên hầu như ngày nào cũng có xảy tai nạn.
“Khách đến tham quan nên đi bộ thay vì đi xe ôtô để đảm bảo an toàn”, ông Trung nhận định.
Trao đổi với Zing.vn, thượng tá Nguyễn Hữu Đức – Phó trưởng Công an huyện Sóc Sơn – thông tin khi gặp nạn, trên xe có 42 người, trong đó, có 1 người tử và 3 người bị thương nặng.
Ông Đức cho biết lái xe Nguyễn Công Bằng (39 tuổi, ở Thụy Văn, Thái Thụy, Thái Bình) kể khi xe đang xuống dốc thì mất phanh nên anh ta buộc phải đánh xe đâm vào vách núi để hãm lại.
Thượng tá Đức khuyến cáo đường lên tượng đài Thánh Gióng rất cao, quanh co, vực thẳm, đường trơn trượt rất nguy hiểm nên du khách và các lái xe cần hết sức cẩn thận.
Nơi xảy ra tai nạn. Ảnh: Google Maps.
(Theo Zing News)
Phó chủ tịch Sóc Sơn: "Cướp lộc ở hội Gióng, tôi thấy bình thường"
Ông Lê Hữu Mạnh - Phó chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn cho biết, ông đã xem những hình ảnh "cướp" lộc ở hội Gióng và đó là chuyện bình thường, năm nào cũng thế.
Ngày 2/2 (tức mùng 6 tháng giêng), lễ hội Gióng (đền Sóc - Sóc Sơn, Hà Nội) đã chính thức diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn du khách khắp nơi đổ về.
Lễ hội là một trong những hoạt động thường niên của người dân huyện Sóc Sơn để tưởng nhớ đến Thánh Gióng - theo truyền thuyết là người có công đánh bại giặc Ân, mang lại nền hòa bình cho dân tộc.
Tương tự như nhiều năm gần đây, hội Gióng năm nay cũng xảy ra tình trạng xô đẩy nhau để cướp lộc hoa tre.
Hình ảnh các thanh niên giẫm lên nhau để tranh cướp lộc hoa tre tại hội Gióng diễn ra hôm mùng 6 tháng giêng - (Ảnh: N.T).
Nhiều hình ảnh, video clip được chia sẻ cho thấy, khi kiệu hoa tre vừa rước vào đến đền Trình đã bị đám thanh niên, lao vào cướp để lấy may. Các thanh niên giẫm đạp, đè lên nhau, thậm chí trèo lên đầu nhau để cướp khiến cảnh hỗn loạn diễn ra trên sân đền trước sự can ngăn của lực lượng công an.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc cướp lộc ở hội Gióng gây phản cảm, tạo ra hình ảnh chưa đẹp, nhất là lễ hội diễn ra trên mảnh đất Thủ đô ngàn năm văn hiến. Trước sự việc này, Sở Văn hó Thể thao Hà Nội cũng đã vào cuộc làm rõ.
Chiều 3/2, PV báo Người Đưa Tin đã liên hệ trao đổi với Ban tổ chức lễ hội, lãnh đạo huyện Sóc Sơn xung quanh sự việc gây xôn xao này.
Trao đổi qua điện thoại với PV, ông Lê Hữu Mạnh - Phó chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn, Trưởng Ban tổ chức lễ hội nói: "Tôi đã xem hình ảnh, clip trên mạng và tôi thấy bình thường, không có gì. Năm nào chả cướp, đó là tục lệ".
Phó chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn - Lê Hữu Mạnh cho rằng, những hình ảnh cướp lộc ở hội Gióng là bình thường, không có gì phản cảm
Trong khi đó, tại buổi làm việc với PV, ông Nguyễn Nam Nho - Giám đốc Ban quản lý đền Sóc cho rằng, việc cướp lộc theo phản ánh là có nhưng không có đánh nhau. Việc cướp lộc là tục lệ từ ngày xưa.
"Trong kịch bản cổ thì có người giữ lễ và người cướp lễ, người giữ cứ giữ và người cướp cứ cướp. Tuy nhiên, gần đây để phù hợp với xu thế hiện nay chúng tôi đã không cho đem gậy gộc, hung khí vào lễ hội", ông Nho bày tỏ.
Theo trả lời của Giám đốc Ban quản lý đền Sóc, trong văn bản cổ thì cướp lộc được gọi là tất lễ tranh lộc và cướp ở đây thì không giống cướp đường cướp chợ cho nên đó là chuyện bình thường.
Một cán bộ Công an huyện Sóc Sơn cho biết: Hình ảnh lộn xộn, tranh cướp lộc ở hội Gióng vừa qua là có nhưng không có ai bị thương hay ảnh hưởng gì như một số năm trước đó.
Cảnh hỗn loạn trong màn tranh cướp lộc tại hội Gióng - (Ảnh cắt từ clip).
Trong một diễn biến khác, được biết, chiều 3/2, Sở VH-TT Hà Nội đã ra văn bản về việc tăng cường công tác quản lý lễ hội năm 2017.
Văn bản của Sở VHTT Hà Nội nêu rõ, đầu xuân Đinh Dậu 2017, trên địa bàn thành phố đã diễn ra nhiều lễ hội lớn, về cơ bản các địa phương đã làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp trong quản lý và tổ chức vì vậy, các lễ hội diễn ra đảm bảo an toàn, trật tự, đúng quy định.
Tuy nhiên, qua công tác kiểm tra, nắm tình hình và phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng, tại một số địa phương, công tác quản lý, tổ chức lễ hội còn chưa tốt, các hiện tượng như đổi tiền mệnh giá nhỏ hưởng chênh lệch, chen lấn, xô đẩy trong lễ hội vẫn còn diễn ra, việc bố trí người thu dọn rác thải còn thiếu dẫn đến việc thu gom chưa kịp thời. Tại các điểm di tích, hiện tượng người bán hàng rong, chèo kéo khách vẫn còn.
Để khắc phục những tồn tại này, Sở VHTT đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã triển khai tốt một số nhiệm vụ như: Nêu cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong công tác chỉ đạo tổ chức lễ hội; kịp thời giải quyết, chấn chỉnh những phát sinh, tồn tại diễn ra trong lễ hội; xây dựng kế hoạch chi tiết, đảm bảo an toàn cho các hoạt động diễn ra tại lễ hội.
Đối với các lễ hội có tổ chức đoàn rước qua sông, đề nghị các đơn vị chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức phân luồng, tuyến tàu thuyền qua sông đảm bảo không xảy ra ùn tắc, va chạm, bố trí đầy đủ phao cứu sinh, xuồng cứu hộ, lực lượng cứu hộ, cứu nạn thường trực trong quá trình tổ chức.
Theo Nhất Nam (Người đưa tin)
Tài xế ôtô khách đâm vào vách núi khai 'xe bị mất phanh' Khai với cơ quan công an, tài xế ôtô khách chở 42 người đi lễ cho rằng xe mất phanh nên đã đâm vào vách núi ở Sóc Sơn (Hà Nội), khiến một người tử vong, hàng chục người khác bị thương. Sau khi mất phanh, chiếc xe đã lao vào vách núi. Ảnh: Otofun Ngày 5/2, lãnh đạo UBND huyện Sóc Sơn...