Chuyến đi khó khăn của bà Clinton
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ngày 4.9 đến Trung Quốc giữa lúc 2 bên đang bất đồng về vấn đề biển Đông.
Theo dự kiến, bà Clinton sẽ hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Phó chủ tịch Tập Cận Bình vào hôm nay (5.9). Reuters dẫn lời giới phân tích đánh giá chuyến thăm lần này là một thử thách cho tài ngoại giao của bà Clinton. Ngoại trưởng Mỹ phải truyền tải thông điệp rằng Trung Quốc “đừng nên làm quá” trong vấn đề biển Đông, đồng thời không làm tổn hại thêm quan hệ vốn đã không êm đẹp hoàn toàn giữa 2 nước. Hiện Mỹ vẫn cần sự đồng thuận của Trung Quốc về các vấn đề chủ chốt khác như bán đảo Triều Tiên, Iran, Syria…
Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì tiếp đón bà Clinton tại Bắc Kinh – Ảnh: AFP
Trước khi đến Bắc Kinh, Ngoại trưởng Clinton đã ghé Indonesia và hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà Marty Natalegawa cũng như Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan. AFP dẫn lời bà Clinton khẳng định Mỹ cam kết hỗ trợ ASEAN hướng tới một cộng đồng chung và giữ vai trò quan trọng nhất trong việc bảo đảm, thúc đẩy hòa bình, an ninh, dân chủ và thịnh vượng ở Đông Nam Á.
Ngoại trưởng Mỹ cũng kêu gọi ASEAN thắt chặt đoàn kết trong khối, nhanh chóng đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông để cùng giải quyết tranh chấp với Trung Quốc một cách hòa bình.
Video đang HOT
Ngoài ra, bà Clinton bày tỏ sẽ có đột phá về vấn đề tranh chấp tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vào tháng 11 và tuyên bố: “Mỹ tin rằng không bên nào có quyền ép buộc hay dọa dẫm, làm tăng thêm căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền”.
Giới quan sát cho rằng phát biểu này nhằm ngầm bày tỏ lo ngại trước việc Trung Quốc ngang nhiên thành lập cái gọi là “TP.Tam Sa” và cho đồn trú quân sự tại Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Tuy nhiên, do Trung Quốc cũng nằm trong lịch trình công du lần này nên Ngoại trưởng Mỹ đã không chỉ trích đích danh. Hôm qua, AFP dẫn lời giới chức Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin hoan nghênh các tuyên bố của bà Clinton. Chuyên gia Mark Valencia thì nhận định với Reuters: “Mỹ đang đứng về phía ASEAN do tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc thiếu căn cứ”.
Ngược lại, giới truyền thông Trung Quốc ngày 4.9 “chào đón” Ngoại trưởng Mỹ bằng những lời lẽ tiêu cực. Nhân Dân nhật báo giật tít: ASEAN nên ngừng lôi kéo người ngoài vào vấn đề biển Đông, trong khi Hoàn Cầu thời báo cáo buộc Ngoại trưởng Mỹ “khoét sâu nghi ngờ giữa 2 nước, ngăn cản sự trỗi dậy của Trung Quốc”, và rằng “nhiều người Trung Quốc chẳng hề ưa bà Hillary Clinton”. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi thì tuyên bố “những nước ngoài khu vực nên tôn trọng sự lựa chọn của các bên liên quan đến vấn đề biển Đông”.
Mỹ lập đồn tiền tiêu ở Philippines
Ngày 4.9, Kyodo News dẫn lời một quan chức quân đội cấp cao của Philippines cho biết Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ lập một “đồn chỉ huy tiền tiêu” trên đảo Palawan, hướng mặt ra biển Đông. Quan chức trên nói: “Khoảng 50-60 lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ đồn trú tại một doanh trại của lính thủy đánh bộ Philippines ở thị trấn Samariniana, tây nam Palawan, coi đó là một sở chỉ huy tiền tiêu ở khu vực này”.
Theo đó, đường băng 1,1 km bên trong khu đồn trú sẽ được kéo dài thành 2,4 km từ đầu tháng 9 để phục vụ máy bay vận tải quân sự cỡ lớn của Mỹ. Theo ông, ngoài Samariniana, quân đội Mỹ cũng sẽ xem xét phát triển các căn cứ hoạt động chung ở các khu vực khác trên đảo Palawan.
Cùng ngày, Reuters đưa tin Trung Quốc công bố khoản vay ưu đãi 500 triệu USD cho Campuchia kèm theo lời cảm ơn Phnom Penh của Thủ tướng Ôn Gia Bảo về vai trò “đẩy mạnh quan hệ ASEAN – Bắc Kinh”
Theo TNO.
Trung Quốc đồn trú quân đội ở "TP.Tam Sa"
Sau hàng loạt hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên biển Đông, Trung Quốc vừa tuyên bố sắp đồn trú quân đội tại đây.
Tối 20.7, Tân Hoa xã dẫn nguồn tin từ Bộ Tư lệnh quân khu Quảng Châu (Trung Quốc) cho hay Quân ủy trung ương nước này (CMC) đã cho phép thành lập bộ chỉ huy quân đồn trú ở cái gọi là "TP.Tam Sa". Theo đó, bộ chỉ huy này sẽ là bộ chỉ huy cấp phân khu có nhiệm vụ quản lý việc huy động các đơn vị quốc phòng, lực lượng dự bị ở "TP.Tam Sa" và tiến hành các chiến dịch quân sự tại đây. Ngoài ra, Bộ Chỉ huy quân sự "TP.Tam Sa" sẽ chịu sự lãnh đạo song song của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hải Nam và một số cơ quan chính quyền khác. Hiện tại, Trung Quốc đang đặt cơ quan chỉ huy quân sự trái phép tại đảo Phú Lâm để kiểm soát cả khu vực quần đảo Hoàng Sa và vươn đến quần đảo Trường Sa, đều thuộc chủ quyền Việt Nam. Tại đảo Phú Lâm, Trung Quốc xây dựng một sân bay cho phép cất hạ cánh các chiến đấu cơ.
Tàu chiến Trung Quốc neo tại căn cứ ở tỉnh Hải Nam - Ảnh: Time
Trước những diễn biến đáng quan ngại trên biển Đông, hãng tin IANS dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K.Antony tuyên bố: "Biển ông cần được tự do thông thương cho tất cả tàu bè quốc tế; đồng thời những vấn đề giữa các nước liên quan cần được giải quyết thông qua đối thoại chứ đừng nên đối đầu". Cũng trong ngày hôm qua, tờ Sydney Morning Herald dẫn lời ông Danny Russell, là quan chức Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ phụ trách các vấn đề châu Á, lên tiếng cảnh báo nguy cơ xung đột trên biển Đông.
Tàu Ngư Chính 310 mang theo vũ khí Mấy ngày qua, báo chí Trung Quốc tiếp tục cổ xúy cho hành động đánh bắt phạm pháp của 30 tàu cá nước này trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Tờ Hoàn Cầu thời báo còn khoe rằng đoàn tàu trên được sự hộ tống của tàu Ngư Chính 310. Lâu nay, Trung Quốc nhiều lần tuyên bố tàu ngư chính của nước này chỉ đơn thuần là lực lượng tuần tra dân sự. Tuy nhiên, báo cáo mang tên China Security Report 2011 của Học viện Nghiên cứu quốc phòng quốc gia Nhật Bản (NIDS), khẳng định tàu Ngư chính 310 được trang bị súng 14,5 mm đủ sức bắn hạ nhiều loại tàu. Ngoài ra, báo cáo trên còn cho biết tàu Ngư chính 310 có thể chở theo 2 trực thăng Z-9. Trong đó, trực thăng Z-9B vốn là phiên bản vũ trang có tên lửa, pháo... Trong một diễn biến khác, tờ The Philippine Star hôm qua đưa tin 30 tàu Trung Quốc đang hiện diện gần bãi cạn Scarborough. Bích Huệ
Vào lúc 19 giờ 10 tối 21.7 (tức 18 giờ 10 cùng ngày, giờ Hà Nội), trang web của Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc (CNR) phát tin cho biết cùng ngày, hơn 1.100 cử tri thuộc 15 khu vực bầu cử ở 3 quần đảo: Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam), Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam) và Trung Sa đã đi bỏ phiếu bầu đại biểu Hội đồng Nhân dân (HĐND) thành phố Tam Sa khóa 1. Đây là hành vi xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. (Theo Vietnamplus)
Theo Thanh Niên
Ngoại trưởng Mỹ đến Bắc Cực, nơi tranh chấp của các cường quốc Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton dự định sẽ đến Bắc Cực, một khu vực có tiềm năng trở thành đấu trường tài nguyên quốc tế mới. Chuyến đi của bà Clinton đến thành phố Tromso ở phía Bắc Na Uy vào thứ 7 vừa qua là chuyến đi thứ hai đến khu vực này của bà trong năm. Clinton đang truyền đi...