Chuyến đi của người trẻ về miền cực Bắc
Chuyến đi khám phá Hà Giang của Trịnh Nguyệt mang lại đầy ắp kỷ niệm đẹp, sự dũng cảm, những người bạn, vài gam màu thêm vào tuổi trẻ và chuyến hành trình phía trước…
Hà Giang mùa này đang trở thành điểm đến hàng đầu được nhiều bạn trẻ lựa chọn để thực hiện những chuyến đi du lịch, viết tiếp hành trình xê dịch của mình.
Cảnh đẹp hùng vĩ.
Trịnh Nguyệt (đến từ Hải Phòng) có sở thích đi du lịch khám phá cùng bạn bè, lưu lại những khoảnh khắc đẹp và hành trình của cả nhóm. Sau chuyến đi Hà Giang mới đây, cô nàng vẫn hy vọng sẽ được quay lại Hà Giang lần thứ hai trong thời gian sớm nhất.
“Cũng như bao bạn trẻ khác, mình đã bao lần ấp ủ giấc mơ được một lần đặt chân đến nơi cực Bắc của Tổ quốc, mong muốn được ngắm nhìn tận mắt dòng sông Nho Quế xanh rì và được tự tay lên ga, tự chân đạp số một con xe nào đó trên cung đường đèo Mã Pí Lèng hùng vĩ.
Từ lâu, mình đã mường tượng về chuyến hành trình khám phá vùng đất này, nhưng công việc, thời gian và những lời mọi người nói về Hà Giang như ‘đi Hà Giang sợ lắm’, ‘con gái sao mà đổ đèo được’… làm mình chần chừ và mãi đến tận đầu tháng 12 này, mình mới quyết định bước ra khỏi vùng an toàn, xách balô lên và đi”, Trịnh Nguyệt chia sẻ với Tạp chí Du lịch thành phố Hồ Chí Minh.
Cảm nhận về chuyến đi vừa rồi, cô gái 21 tuổi tâm sự, Hà Giang rất đẹp trong con mắt của Nguyệt và những người bạn đồng hành. Thiên nhiên, núi rừng, cảnh vật và con người nơi đây đều rất tuyệt vời, đơn sơ, mộc mạc, giản dị. Tất tần tật những điều bình dị của Hà Giang như chạm khẽ vào tim các bạn và xoa dịu đi sự mệt nhoài của công việc, học tập.
“Trời lạnh chỉ khoảng 8 độ C nhưng trên những đỉnh đèo, thi thoảng chúng mình gặp mấy đứa nhỏ theo bà, theo mẹ đi lấy cỏ về cho gia súc, vẫy tay hò hét chào chúng mình. Các em ngoan lắm, dừng xe cho kẹo mà cứ vẫy tay chào mãi…”, Nguyệt kể.
Nhóm Nguyệt chọn nhà xe Bằng Phấn di chuyển từ bến xe Mỹ Đình (Hà Nội) đến TP Hà Giang và thuê xe máy ở Hồng Hào. Đến nơi lúc 4h sáng, họ vệ sinh cá nhân và nghỉ ngơi. Đến khoảng 6h30, mọi người đi ăn sáng và bắt đầu lên đường.
Ngày 1: TP Hà Giang – cổng trời Quản Bạ – núi đôi cô Tiên – cây cô đơn – Yên Minh – dốc Thẩm Mã – nhà của Pao – dinh thự họ Vương – Đồng Văn – Mèo Vạc
Sáng đầu tiên, trời Hà Giang nhiều sương. Trịnh Nguyệt cùng mọi người không dừng lại các vườn hoa tam giác mạch check-in, mà chạy thẳng. Đến cổng trời Quản Bạ, trời mù sương nên họ xuống đoạn núi đôi cô Tiên để check-in, rồi đi thẳng đến cây cô đơn.
Nghỉ ăn trưa tại thị trấn Yên Minh, Nguyệt không nhớ tên quán nhưng ăn cơm bản với gà và lợn bản khá ngon. 1h chiều, nhóm Nguyệt tiếp tục đi thăm nhà của Pao, dinh họ Vương và đi qua phố cổ Đồng Văn.
“Đường đi dinh họ Vương đang làm nên phải vòng vào đường khác khá nhỏ và tắc đường nên chúng mình về muộn hơn dự tính. Buổi chiều trời nắng đẹp, đi qua vách đá thần, chúng mình đã dừng lại chụp ảnh vì bắt gặp biển mây. Đi qua đèo Mã Pí Lèng lần 1, chúng mình có mặt tại homestay ở Mèo Vạc lúc 18h30, đặt lẩu gà đen và ăn tối luôn tại homestay”, Nguyệt kể.
Đến Hà Giang là chuyến đi của những người trẻ luôn mơ về miền cực Bắc.
Ngày 2: Chợ phiên Mèo Vạc – sông Nho Quế – hẻm Tu Sản – cột cờ Lũng Cú – Du Già
Chợ phiên Mèo Vạc là phiên chợ lớn nhất ở Hà Giang. Ở đây, có nhiều hàng hóa và giá cả khá rẻ. Nhóm Nguyệt mua xôi ở chợ 5.000 đồng/hộp và ăn phở gà giống người bản địa 15.000 đồng/bát. Họ đi quanh chợ một lúc đến 9h hơn xuất phát đi sông Nho Quế.
Xuống sông Nho Quế, thời tiết không còn mưa, khá đẹp để check-in. Trong lúc thuyền về, nhóm Nguyệt còn lên khu camping ở hẻm Tu Sản để chụp ảnh. Mọi người được chụp ảnh thoải mái, ở đây có bán đồ uống và đặt camping. Ăn trưa nhẹ nhàng, 1h chiều các du khách xuất phát đi cột cờ Lũng Cú.
Càng lên gần cột cờ, đường càng dày đặc sương và lạnh nên di chuyển khá chậm. Khoảng hơn 3h, nhóm Nguyệt đến Lũng Cú. Gần 4h, họ phải di chuyển về homestay ở Du Già ngay nếu không sẽ tối muộn.
Video đang HOT
“Đây là buổi tối đáng nhớ nhất của chúng mình. Đường đèo, không một nhà dân, khúc cua liên tục và dày đặc sương, không nhìn thấy gì. Cứ tưởng không thể đi tiếp được do quá nguy hiểm, chúng mình gặp một đoàn khác cũng đang di chuyển về Du Già. Thế là hai nhóm cùng nhau ‘lết’ qua đoạn đường mà tầm nhìn không đến 2 m. Về đến Du Già, chúng mình ăn cơm bản tại homestay và nghỉ ngơi tới sáng”, Nguyệt nhớ lại.
Nhóm Nguyệt đã chọn Hà Giang cho chuyến đi cuối cùng của năm.
Ngày 3: Thác Du Già – thành phố Hà Giang
Không hùng vĩ như Mã Pí Lèng, Nho Quế, Du Già hiện lên yên bình với thung lũng bên dưới những quả đồi, dãy núi, con suối chảy róc rách trong bản, những nếp nhà của người Mông, người Dao, cảnh vật trên đường cũng tuyệt đẹp. Du Già cứ lặng lẽ, thong thả, mây bay đỉnh núi.
Ăn sáng ở homestay Du Già, nhóm Nguyệt nhìn bao quát ra thị trấn nhỏ. Ở đây đa phần là người nước ngoài và người trẻ đi khám phá. Đoạn đường đi ra thác Du Già là thử thách với các du khách vì đường đá to, lởm chởm, lại dốc. Tuy nhiên, khi ra đến nơi, bao trọn trong tầm mắt là dòng thác trong lành, vườn hoa tam giác mạch và núi non xung quanh.
Nguyệt cho hay: “Chúng mình chơi ở thác đến đầu giờ chiều rồi mới lên xe về thành phố. Từ Du Già về lại TP Hà Giang hầu như chỉ có chúng mình và những người dân bản địa. Đường từ Du Già về rất xấu, đường nhiều ổ gà, nhưng bù lại, chúng mình cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam và sự đa dạng giữa các địa phương. Khoảnh khắc trên con đèo, xe trôi dốc nhìn xuống TP Hà Giang từ trên cao thật đặc biệt. Kết thúc một hành trình, quay về một thế giới thường nhật, lại ồn ào và vội vã…”.
Chuyến đi kết thúc để lại cho Nguyệt nhiều sự tiếc nuối vì chưa thực sự khám phá được hết vào thiên nhiên và con người Hà Giang do thời gian có hạn.
“Nhưng có nhiều điều còn ở lại. Đó là đầy ắp những kỷ niệm đẹp, những lần đầu, vài sự dũng cảm, những người bạn, một vài gam màu thêm vào cho tuổi trẻ và những chuyến hành trình phía trước.
Trời mù, đường lầy lội, lạnh cắt da cắt thịt… là những gì chúng mình đã trải qua. Đôi khi vì những điều như vậy xảy ra, chúng mình bắt buộc phải đảm bảo sự an toàn cho chính mình, vượt qua những nỗi sợ… Mình tin đó mới là hành trình mà một người trẻ thực sự cần”, cô cho hay.
Cảnh đẹp Hà Giang thôi thúc bao đôi chân lên đường đến với mảnh đất này.
Góc ảnh đẹp.
Vẻ đẹp của con đèo nổi tiếng.
Những em nhỏ Hà Giang…
Hà Giang là điểm đến được nhiều bạn trẻ mong muốn đặt chân đến.
Những bông hoa đẹp.
Chuyến đi Hà Giang mang lại nhiều cảm xúc.
Sương mù giăng lối.
Dừng chân bên đường.
Điểm đến thú vị.
Hà Giang tháng cuối năm…
Đôi bạn Sài Gòn U70 chinh phục đèo dốc Hà Giang, cột cờ Lũng Cú, nhận bão like từ MXH
Bà Huỳnh Mỹ Lý và bà Đỗ Thị Lá (68 tuổi, TPHCM) vừa trở về sau chuyến du lịch Hà Giang 3 đêm 2 ngày.
Hình ảnh về chuyến đi của đôi bạn thân tuổi U70 nhận hàng chục ngàn lượt yêu thích trên mạng xã hội.
Trung tuần tháng 11, bà Đỗ Thị Lá theo chân người bạn thân là bà Huỳnh Mỹ Lý ra Hà Nội. Sau khi tham gia một triển lãm thư pháp, hai bà lão U70 đặt tour 3 đêm 2 ngày tới du lịch Hà Giang - địa điểm họ vô cùng yêu thích khi chiêm ngưỡng qua những bức ảnh, thước phim trên mạng xã hội.
"Tôi vừa từ Pháp trở về Việt Nam sau hơn 2 năm "mắc kẹt" vì Covid-19. Trong quãng thời gian ở bên đó cùng gia đình con gái, thời gian rảnh, tôi hay xem thông tin về du lịch Việt Nam, đặc biệt ấn tượng với thiên nhiên Hà Giang. Tôi ấp ủ dự định, khi về nước sẽ đến Mã Pì Lèng, sông Nho Quê, dốc Thẩm Mã, leo Cột cờ Lũng Cú...", bà Lá tâm sự.
Bà Lý - người bạn thân của bà Lá vốn cũng mê du lịch, khám phá. Bà thường xuyên có những chuyến đi ngắn ngày tham quan các tỉnh thành trên cả nước.
"Chúng tôi quen nhau từ những năm 90 của thế kỉ trước. Sự đồng điệu về hoàn cảnh sống, tính cách đã khiến chúng tôi thân thiết, gắn bó nhiều năm. Sau này, có những lúc vì bận bịu chăm sóc con cháu, vài năm chúng tôi mới gặp gỡ nhưng vẫn luôn đồng cảm, quý mến nhau, như tri âm tri kỷ", bà Lý tâm sự. "Thời gian xa quê, bà Lá rất nhớ Việt Nam. Ngay khi bà ấy trở về, tôi muốn đưa bà ấy đi du lịch đây đó để tinh thần thoải mái, phấn chấn hơn", bà Lý nói thêm.
Bà Lý (bên phải) và bà Lá (mặc váy đỏ, bên trái) thăm sông Nho Quế
Hà Giang là điểm đến rất đẹp nhưng khá xa. Với nhiều du khách trẻ, chinh phục Hà Giang cũng là thách thức. Thậm chí, họ thường đi dài ngày để vừa đi vừa nghỉ ngơi, duy trì sức khỏe.
"Khi nhận dẫn tour cho hai cô, mình thực sự lo lắng. Mình lo ngại tuổi tác và sức khỏe của hai cô không phù hợp với chuyến đi 3 đêm 2 ngày, rong ruổi mấy trăm km", anh Nguyễn Đức Đông (HDV du lịch tại Hà Giang) cho biết. "Thế nhưng, hai cô tỏ ra rất phấn khích, mong muốn thực hiện chuyến đi. Khi gặp, mình bất ngờ về phong cách trẻ trung, phong thái nhanh nhẹn, vui vẻ của họ", anh Đông cho biết.
Khi hay tin bà Lý, bà Lá lên đường đến Hà Giang, nhiều "bạn già" của họ ra sức can ngăn. Bà Lý thật lòng tâm sự, đêm đầu tiên di chuyển từ Hà Nội đến Hà Giang, bà gần như mất ngủ. Bà không quen với những cung đường đèo dốc quanh co, tạo cảm giác cơ thể như đang chao đảo.
"Thật may khi tới thành phố, không khí trong lành, thời tiết đẹp, mát mẻ khiến tôi hồi sức rất nhanh", bà Lý cho biết.
Đôi bạn check-in tại thành phố Hà Giang
Điểm đến vất vả nhất với đôi bạn U70 là khi chinh phục Cột cờ Lũng Cú. Cột cờ nằm trên đỉnh núi Rồng xã Lũng Cú, cao khoảng 1.700 m so với mực nước biển. Đường tới đây phải qua những khúc cua tay áo. Bà Lá kể, bà ngồi trên xe mà tròng trành, choáng váng, hai tay bám chặt thành ghế không dám rời.
Tới nơi, đôi bạn phải leo gần 300 bậc thang để tới điểm chụp hình với cột cờ. Trong khi bà Lý có sức khỏe tốt hơn, chân đi thoăn thoắt thì bà Lá mệt nhoài, có lúc như kiệt sức, bước từng bước chậm chạp. "Đôi chân tôi khá yếu nên leo trăm bậc thang là điều quá sức. Vừa đi, bà Lý vừa đợi tôi, cùng với bạn Đông - hướng dẫn viên khích lệ, động viên", bà Lá kể.
"Có nhiều du khách xa lạ khi bắt gặp chúng tôi thì nhiệt tình khích lệ: "Hai bà ơi cố lên, sắp tới nơi rồi!". Chúng tôi cảm động và thấy sung sức lắm", hai bà nói thêm.
Khi tới cột cờ Lũng Cũ, bà Lá vẫn không thể tin nổi bản thân làm được. "Tôi cảm giác như chinh phục được kì tích, rất tự hào. Mọi mệt mỏi như tan biến hết. Chúng tôi say sưa ngắm nhìn cảnh quan thiên nhiên kì vĩ của đất nước", bà tâm sự.
Đôi bạn tâm sự, trước chuyến đi, họ rất muốn đến thăm sông Nho Quế nhưng e ngại đoạn đường xuống bến thuyền. "Chúng tôi xem trên Youtube và cứ nghĩ phải đi xe ôm 7km, qua hàng chục con dốc nhỏ cheo leo rồi đi bộ khá xa mới tới bến thuyền. Lúc ấy tôi hỏi bà Lá: "Bà chịu được không?". Bà Lá đáp: "Chơi luôn!". Thế là chúng tôi lên đường", bà Lý kể. Thế nhưng, thực tế, xe ô tô chở đoàn đã có thể đến tận bến thuyền một cách dễ dàng.
"Hóa ra giờ đây đường thuận tiện hơn, chúng tôi rời xe ô tô là đã xuống thuyền, thong thả xuôi dòng ngắm Nho Quế", đôi bạn tâm sự.
Trong chuyến đi Hà Giang, đôi bạn U70 lần đầu được ngắm tam giác mạch - loại hoa đặc trưng của vùng núi phía Bắc, thưởng thức phở chua, bánh cuốn, gà đen... "Ẩm thực Hà Giang rất hấp dẫn. Chúng tôi khá tiếc vì lí do sức khỏe nên không dám thử món thắng cố", bà Lá chia sẻ. Họ bày tỏ mong muốn được trở lại Hà Giang, nghỉ dưỡng và khám phá dài ngày hơn ở mảnh đất Tây Bắc này.
Chàng trai lái xe máy 8.000km, mặc áo dài check-in 40 tỉnh thành Chàng trai 24 tuổi Nguyễn Tuấn Khanh vừa kết thúc hành trình dài 8.000km, qua 40 tỉnh, thành khắp Việt Nam. Điều đặc biệt, trong chuyến đi, Khanh đã mặc áo dài để chụp ảnh tại những địa điểm nổi tiếng nhất tại các tỉnh, thành mình đi qua. Nguyễn Tuấn Khanh (sinh năm 1998, quê Bà Rịa - Vũng Tàu) từng gây...