Chuyện dạy tiếng Việt cho phạm nhân người nước ngoài ở Bình Thuận
Trong quá trình cải tạo, nhiều phạm nhân người nước ngoài có cơ hội được tiếp cận văn hóa, ngôn ngữ Việt Nam thông qua các lớp dạy tiếng Việt.
Trại giam Thủ Đức ( huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận) hiện đang quản lý, giam giữ hơn 6.000 phạm nhân, trong đó có 200 phạm nhân là người nước ngoài, gồm 21 quốc tịch. Trong đó, đa số phạm nhân người nước ngoài đều phạm tội lần đầu, tuy nhiên tính chất và mức độ phạm tội đa dạng phức tạp (phần lớn phạm các tội về ma túy, xâm phạm sở hữu, lừa đảo…). Đây cũng là địa điểm duy nhất đang giam giữ phạm nhân người nước ngoài ở các tỉnh phía Nam.
Để quản lý và giáo dục người nước ngoài trong trại giam là một vấn đề không dễ thực hiện. Rào cản lớn nhất là ngôn ngữ, phần lớn các tù nhân người nước ngoài tại đây không biết tiếng Việt. Trong khi, tỉ lệ cán bộ trại giam có thể nói lưu loát tiếng Anh chỉ chiếm khoảng 30%.
Một tiết học tiếng Việt cho các phạm nhân người nước ngoài. (Ảnh: Trọng Phú)
Nhằm giúp cho các phạm nhân người nước ngoài tiếp cận dễ hơn với ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam, có điều kiện cải tạo tốt, trại giam Thủ Đức đã mở các lớp học tiếng Việt hàng ngày. Các phạm nhân với nhiều quốc tịch từ Nigeria, Malaysia, Nga, Trung Quốc…đều được học chung một lớp với ngôn ngữ giảng dạy bằng tiếng Anh. Tại đây, các phạm nhân được tập phát âm tiếng Việt, nghe giải nghĩa các từ, cụm từ tiếng Việt, học ngữ pháp…
Những cán bộ trại giam “đứng lớp” được ưu tiên là những người có thể phát âm lưu loát tiếng Anh, đồng thời có khả năng diễn đạt ngữ nghĩa để phạm nhân hiểu. Rất nhiều phạm nhân nước ngoài thông qua những lớp học này đã sử dụng thành thạo tiếng Việt. Thậm chí có phạm nhân còn đính hôn với người Việt Nam.
Mohd Hafiz Gomez (52 tuổi, quốc tịch Malaysia) là một trong những người đã “luyện” thành công tiếng Việt trong thời gian chấp hành án tại trại giam Thủ Đức. Dù bị tuyên phạt Chung thân vì vận chuyển ma túy, nhưng Gomez đã chấp hành hình phạt tù được 19 năm và có 7 lần được giảm án. Chỉ vài tháng nữa, phạm nhân này sẽ chính thức được tự do.
Mohd Hafiz Gomez (quốc tịch Malaysia) cho biết anh có bạn gái người Việt Nam đang đợi mình ra tù.
Gomez chia sẻ: “Lúc mới vào đây, tôi cũng rất buồn và ương bướng, không nghe theo lời cán bộ trại giam. Nhưng sau nhờ các cán bộ động viên, dần dần tôi cũng hiểu ra và bắt đầu học tiếng Việt. Ngoài giờ học trên lớp cùng các phạm nhân khác, tôi đến thư viện mượn từ điển Anh – Việt để học thêm. Sau vài năm, tôi thấy ngôn ngữ tiếng Việt của mình đã khá thành thạo, có thể giao tiếp thoải mái”.
Theo lời Gomez, nhờ học tiêng Việt mà anh đã có “vợ chưa cưới” là người Việt Nam. Trước đây, hai anh chị quen nhau trong trại giam Thủ Đức và hiện tại, người bạn gái của Gomez đã ra tù, đang đợi ngày anh được tự do để đoàn tụ.
“Khi tôi vào tù thì vợ cũ đã ly dị tôi. Nhưng rất may mắn tôi được gặp gỡ người bạn gái của mình trong phân trại số 4. Cô ấy rất quan tâm tôi và gia đình hai bên cũng đã gặp nhau. Mỗi ngày tôi đều cố gắng cải tạo tốt vì tôi biết ngoài kia, có một người đặc biệt đang đợi mình”. – Gomez chia sẻ.
Preeyang (quốc tịch Thái Lan) cảm thấy thích thú với việc học tiếng Việt trong trại giam.
Vào trại năm 2013, nữ phạm nhân Preeyang (29 tuổi, quốc tịch Thái Lan) kiên trì suốt 7 năm qua với việc học tiếng Việt.
Video đang HOT
“Ở đây, chúng tôi có các lớp học tiếng Việt cho người cơ bản và lớp cho người nâng cao. Tôi bắt đầu học tiếng Việt từ khi nhập trại (năm 2013) và coi đó là thú vui của mình cho đến tận bây giờ. Vì tôi có thể nói tiếng Anh khá tốt, nên cũng thường hướng dẫn cho các phạm nhân khác, để họ có thể hiểu tiếng Việt nhanh hơn”.
Preeyang cho rằng, việc học tiếng Việt trong trại giam rất có lợi. Bởi ngoài việc có thể giao tiếp tốt hơn với quản giáo, việc thông thạo tiếng Việt có thể mang đến những cơ hội việc làm cho cô trong tương lai. “Biết đâu sau khi ra tù, tôi có thể ở lại Việt Nam sinh sống và làm việc” – Preeyang cười.
Theo Ban Giám thị trại giam Thủ Đức, việc dạy tiếng Việt cho phạm nhân nước ngoài là một trong những ưu tiên lớn. Nhờ đó mà các phạm nhân nước ngoài dễ tiếp thu các chủ trương của Nhà nước, cải tạo tốt hơn.
Thượng tá Phạm Thị Minh Hải, Phó Giám thị trại giam Thủ Đức cho biết: “Việc giáo dục thường xuyên, dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được Ban giám thị trại giam hết sức quan tâm. Trong thời gian qua, trại đã mở các lớp dạy tiếng Việt cho hơn 60 lượt phạm nhân người nước ngoài. Nhiều phạm nhân nước ngoài tiếp thu tốt và sau một thời gian, có thể giao tiếp bằng tiếng Việt. Ngoài ra, đơn vị cũng chủ động in ra tiếng Anh các tài liệu cần thiết như: Nội quy cơ sở giam giữ, tiêu chuẩn thi đua chấp hành án phạt tù giúp cho phạm nhân hiểu biết và thực hiện trong quá trình cải tạo”./.
Nỗi oan khuất của 'nữ hoàng lục bình' và những người đồng cảnh ngộ
Chỉ vì sự tắc trách của những người thực thi công vụ mà nhiều số phận bị đẩy vào đường cùng, từ người lương thiện thành kẻ tội đồ, mang án oan đằng đẵng.
Một trong những vụ án oan nổi tiếng trong lịch sử tố tụng Việt Nam đó là vụ án Huỳnh Văn Nén. Qua các cấp xét xử, ông Nén bị tuyên án chung thân về tội "Giết người", "Cướp tài sản". Ông Nén cũng là người bị truy tố oan trong hai vụ án.
Theo nội dung vụ việc, đêm 23/4/1998, bà Lê Thị Bông (ở xã Tân Minh, huyện Hàm Tân, Bình Thuận) bị kẻ trộm đột nhập vào nhà dùng dây dù siết cổ chết tại chỗ và cướp đi chiếc nhẫn một chỉ vàng 24K.
Khi CQĐT vào cuộc, manh mối về hung thủ gần như không có. Lúc này, ông Huỳnh Văn Nén là một người hay rượu chè ở địa phương, trong lúc say xỉn đã tự nhận mình là hung thủ giết bà Bông. Gần một tháng sau, ông Nén bị khởi tố, bắt giam.
Ông Huỳnh Văn Nén chịu tới 2 bản án oan
Suốt quá trình bị bắt và kết án, ông Nén và gia đình liên tục kêu oan. Đến năm 2000, anh Nguyễn Phúc Thành (ngụ ở xã Tân Minh) đã làm đơn tố cáo khẩn cấp gửi Bộ Công an, VKSND tối cao tố cáo hung thủ giết bà Lê Thị Bông không phải là Huỳnh Văn Nén mà là Nguyễn Thọ và Hồ Thanh Việt (ở xã Tân Minh).
Bởi theo anh Thành, 2 người này thú nhận việc giết bà Bông và nhờ anh gọi xe ôm đi trốn.
Ngày 24/10/2014, Viện trưởng VKSND Tối cao ký kháng nghị giám đốc thẩm vụ án Huỳnh Văn Nén. Bản kháng nghị chỉ ra một loạt sai sót của cơ quan tố tụng. Sau 16 năm vụ án được lật lại, ông Nén được minh oan.
Đại gia đình 3 thế hệ và nỗi oan thấu trời
Một vụ án khác liên quan đến ông Huỳnh Văn Nén. Đó là năm 1993, bà Dương Thị Mỹ được người dân phát hiện bị giết chết tại khu vườn điều (ở xã Tân Minh, huyện Hàm Tân, Bình Thuận). Sau một thời gian không tìm ra thủ phạm, công an tỉnh ra quyết định đình chỉ vụ án.
5 năm sau, tháng 5/1998, khi ông Huỳnh Văn Nén bị bắt vì bị quy kết là hung thủ sát hại bà Lê Thị Bông đã khai nhận cùng với những người trong gia đình vợ sát hại bà Mỹ vì ghen tuông. Sau này, ông Nén khai đã bị điều tra viên Cao Văn Hùng dùng nhục hình, bắt nhận tội trong vụ án bà Mỹ.
Theo hồ sơ vụ án, đầu năm 1993, Trần Văn Sáng (SN 1959, trú tại xã Tân Minh, huyện Hàm Tân) có quan hệ tình ái với bà Mỹ. Mối quan hệ này bị vợ Sáng là Nguyễn Thị Nhung phát hiện nhưng cả hai vẫn tiếp tục quan hệ.
Ngày 18/5/1993, khi biết chồng và bà Mỹ hẹn hò tại vườn điều, ông Hai Hoàng, Nhung cùng với mẹ và các anh em trong nhà tới điểm hẹn của cặp tình nhân, dùng dao chém người, mặt, dùng cây đập vào bà Mỹ. Khi nạn nhân gục xuống, nhóm người đánh ghen còn lột sạch tài sản gồm nhẫn vàng, bông tai, đồng hồ...
Trải qua nhiều phiên tòa, tới phiên phúc thẩm lần 2, TAND Tối cao tại TP.HCM đã hủy án sơ thẩm, đề nghị Bộ Công an vào cuộc.
Tháng 12/2005, cơ quan công tố ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can và hủy quyết định tạm giam các bị can vì không tìm được chứng cứ buộc tội.
Tháng 1/2012, đại diện lãnh đạo CA, VKSND và TAND tỉnh Bình Thuận tiến hành xin lỗi công khai đối với toàn bộ thành viên gia đình chị Nhung, trừ ông Nén đang thụ án trong vụ sát hại bà Bông.
Năm 2014, trong buổi xin lỗi công khai, bà Trần Thị Thiên Hương, Phó Chánh án TAND tỉnh Bình Thuận nói: "Chúng tôi thừa nhận sai sót đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng này, thừa nhận khuyết điểm và xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Chúng tôi rất mong ông Huỳnh Văn Nén và người thân của ông hãy tha thứ và chấp nhận lời xin lỗi của những người đã tiến hành tố tụng trong cả hai vụ án nói trên trong quá khứ".
Từ "nữ hoàng" trở thành tội đồ
Được mệnh danh là "Nữ hoàng lục bình" khi có cơ sở thủ công mỹ nghệ tạo công ăn việc làm cho 8.000 lao động, bà Huỳnh Ngọc Bích (ở xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng)- giám đốc HTX thủ công mỹ nghệ Ngọc Bích, đột nhiên bị rơi vào vòng lao lý.
Sau 9 năm vướng vòng tố tụng, bà Huỳnh Ngọc Bích mới được minh oan. Ảnh: Thanh Niên
Theo hồ sơ vụ án, khoảng năm 2006-2007, Trung tâm khuyến nông tỉnh Sóc Trăng được giao 39 đề án thực hiện mô hình mở lớp dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân với tổng kinh phí trên 1,4 tỉ đồng. Đến cuối năm 2007, hồ sơ tạm ứng, thanh toán thể hiện hơn 1,37 tỉ đồng.
Sau đó, một loạt cán bộ của Trung tâm khuyến nông tỉnh Sóc Trăng bị bắt giữ vì "xà xẻo" số tiền này. Bà Bích bất ngờ bị cáo buộc tham ô 17,6 triệu đồng.
Tại phiên tòa sơ thẩm lần 3, TAND tỉnh Sóc Trăng trả hồ sơ điều tra lại để làm rõ nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ.
Sau khi tiến hành điều tra, xét thấy hành vi của bà Bích không cấu thành tội phạm nên tháng 7/2018, CSĐT Công an tỉnh quyết định đình chỉ điều tra bị can đối với bà Bích.
Ngày 28/5/2019, bà Bích được VKSND tỉnh Sóc Trăng xin lỗi công khai, kết thúc 9 năm dòng dã chịu oan ức.
Gần đây nhất, ngày 5/6, TAND huyện Tuy Đức (Đắk Nông) tổ chức buổi xin lỗi, cải chính công khai đối với ông Nguyễn Văn Võ và bà Nguyễn Thị Thưởng (ngụ xã Búk So).
Vợ chồng ông Võ bị TAND huyện Tuy Đức tuyên phạt mỗi người 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Sau đó, cả hai kháng cáo kêu oan.
Sau khi điều tra lại, ngày 21/9/2019, cơ quan CSĐT Công an huyện đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra bị can, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn đối với ông Võ và bà Thưởng.
Theo nội dung vụ việc, năm 2008, vợ chồng ông Võ nhượng quyền sử dụng đất cho bà Đoàn Thị Huệ và Vũ Thị Hằng (xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức).
Vợ chồng ông Nguyễn Văn Võ (ôm hoa) trong ngày được xin lỗi công khai
Đến năm 2016, hai bà này yêu cầu vợ chồng ông đến UBND xã để làm thủ tục sang tên diện tích đất trên cho ông Nguyễn Văn Cương. Vợ chồng ông Võ không đồng ý vì không biết ông Cương là ai. Sau đó, bà Huệ và Hằng làm đơn khởi kiện dân sự đối với vợ chồng ông Võ.
Trong quá trình giải quyết vụ việc,TAND huyện Tuy Đức nhận thấy có dấu hiệu hình sự nên đình chỉ vụ án dân sự, đề nghị khởi tố vụ án hình sự.
Tại buổi xin lỗi, ông Võ cho biết rất bức xúc về việc cơ quan tố tụng đã làm oan ông và vợ. Những thiệt hại đối với ông và gia đình ông là rất lớn, kinh tế gia đình suy sụp, vợ ông cũng bị khủng hoảng khi xảy ra sự việc.
Bình Thuận: Hỗn chiến kinh hoàng làm nhiều người thương vong Sáng 27-4, Công an tỉnh Bình Thuận cho biết đang tiếp tục khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ hỗn chiến nghi giành địa bàn khai thác cát giữa hai băng nhóm khiến một người tử vong và nhiều người bị thương. Trước đó, vào chiều 26-4, tại thôn 4, xã Tân Đức, huyện Hàm Tân (Bình Thuận), một nhóm thanh niên xã...