Chuyện đấu thầu và thiếu thuốc nhìn từ thực tế Bệnh viện quận 11
Chia sẻ với Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, giám đốc Bệnh viện quận 11 cho biết bệnh viện ‘rất mệt’ vì quá nhiều văn bản hướng dẫn trong đấu thầu, thiếu thuốc nhưng không thể tự mua sắm dù đã tự chủ toàn bộ chi thường xuyên từ năm 2017.
Bệnh viện quận 11 (TP.HCM) – Ảnh: XUÂN MAI
Chiều 30-9, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM có buổi khảo sát về việc thực hiện cơ chế tự chủ và đấu thầu mua sắm thuốc, trang thiết bị tại Bệnh viện quận 11 (TP.HCM) giai đoạn tháng 1-2020 đến tháng 6-2022 nhằm góp ý cho dự án Luật đấu thầu sửa đổi.
Thiếu thuốc nhưng không thể tự mua sắm
Theo báo cáo của Bệnh viện quận 11, bệnh viện thực hiện tổng cộng 32 gói thầu, trong đó có nhiều gói thầu mua sắm bổ sung. Khi thực hiện mua sắm thì nhiều thuốc không lựa chọn được nhà thầu.
Mặt khác, nhiều nhà thầu đã trúng thầu trước đó nhưng khi bệnh viện đặt hàng lại báo không có hàng cung ứng, bắt buộc bệnh viện phải xây dựng kế hoạch mua sắm bổ sung.
Bệnh viện cũng gặp khó khăn trong công tác mua sắm, điều chuyển, chuyển nguồn, cân đối thuốc. Trong thời gian chờ kết quả của các gói thầu mua sắm tập trung, bệnh viện xảy ra thiếu thuốc nhưng không thể tự tổ chức mua sắm các thuốc thuộc hình thức mua sắm tập trung.
Hoặc nếu bệnh viện mua sắm được thì vướng mắc khâu Bảo hiểm xã hội TP duyệt thanh toán Bảo hiểm y tế cho người bệnh.
Video đang HOT
Trong công tác mua sắm hóa chất, vật tư, trang thiết bị y tế, bệnh viện gặp khó khăn trong việc xác định giá dự toán. Bên cạnh đó, bệnh viện thường xuyên gặp tình trạng nhà thầu báo đứt hàng, không đủ số lượng cung ứng.
Ông Phạm Quốc Dũng – giám đốc Bệnh viện quận 11 (TP.HCM), chia sẻ câu chuyện gặp phải – Ảnh: CẨM NƯƠNG
Bệnh viện “rất mệt”, đề xuất không thực hiện đấu thầu
Ông Lê Đức Nhã – phó giám đốc Bệnh viện quận 11 – cho biết bệnh viện được tự chủ trong chi thường xuyên từ năm 2017 nhưng đến nay vẫn chưa có ngân sách. Bệnh viện cũng gặp khó khăn trong cân đối tài chính, phải tìm mọi cách để tiết kiệm chi tiêu như phân tích chênh lệch thu – chi hàng tháng.
Về quyền tự chủ trong chuyên môn, ông Nhã cho hay bệnh viện chưa tự chủ được do còn nhiều yếu tố làm ảnh hưởng, chi phối như các luật, nghị định hiện hành. “Bệnh viện đề xuất được quyền tự chủ trong chuyên môn vì điều này gắn đến quyền lợi của bệnh nhân, trách nhiệm, thương hiệu của bệnh viện”, ông Nhã nói.
Trước tình trạng thiếu thuốc, ông Phạm Quốc Dũng – giám đốc Bệnh viện quận 11 – cho rằng việc đấu thầu hiện nay rất nhiều văn bản hướng dẫn. Bệnh viện “rất mệt” khi triển khai nhưng không thể tự mua thuốc được.
“Thuốc qua đấu thầu tập trung quốc gia tại bệnh viện chiếm khoảng 20%, thì trong số này bệnh viện không chọn được. Tức là kết quả trúng thầu như thế nào thì bệnh viện phải mua. 80% thuốc còn lại bệnh viện đấu thầu nhưng trong số này chỉ lựa được 60% trong mỗi đợt đấu thầu”, ông Dũng chia sẻ.
Với những khó khăn nêu trên, ông Dũng đề xuất bệnh viện không thực hiện đấu thầu. Theo đó, bảo hiểm y tế hoặc trung ương/địa phương đấu thầu xong, bệnh viện sẽ mua do không tự chủ được nguồn. Hay bảo hiểm xã hội đưa ra mức trần cho một nhóm thuốc, bệnh viện sẽ mua và tự xử lý phần chênh lệch.
“Nếu được chúng tôi không tự đấu thầu nữa vì điều này làm vừa tốt thời gian, nhân lực, hao phí xã hội các công ty dược”, ông Dũng nói.
Lãnh đạo bệnh viện cũng kiến nghị TP sớm giải ngân cho bệnh viện cấp bù lãi vay theo hình thức kích cầu. Đồng thời có kiến nghị với trung ương xây dựng giá kế hoạch của từng loại thuốc.
Kết luận buổi làm việc, phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM Văn Thị Bạch Tuyết ghi nhận kết quả đạt được trong việc thực hiện cơ chế tự chủ của bệnh viện.
Theo bà Tuyết, có nhiều quy định phức tạp của pháp luật mà các bệnh viện phải tuân thủ, trong đó có việc mua sắm trang thiết bị. Những khó khăn đó ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của bệnh viện và quyền lợi người dân.
“Đoàn ghi nhận tất cả kiến nghị và sẽ có góp ý trong đợt sửa đổi Luật khám chữa bệnh lần này. Đồng thời, trong đợt làm việc với UBND TP về kinh kế xã hội của năm 2022 sắp tới, đoàn cũng sẽ nêu các kiến nghị của bệnh viện hôm nay, trong đó sẽ kiến nghị với HĐND có xem xét ban hành nghị quyết có tiêu chuẩn định mức kỹ thuật để mua sắm thiết bị còn thiếu”, bà Tuyết nói.
Giá là 'vấn đề khó nhất' của bệnh viện công
Giám đốc bệnh viện công lập đề nghị mua sắm máy móc, thuốc điều trị không nên chỉ chọn sản phẩm giá rẻ.
Lựa chọn giá là vấn đề bệnh viện công "đau đầu" nhất khi mua sắm.
Kiến nghị tại Hội nghị trực tuyến về công tác khám chữa bệnh tổ chức sáng nay 21.8, TS - BS Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), cho rằng theo quy định hiện tại, việc đấu thầu mua sắm rất khó khăn để có được giá tham khảo, là cơ sở xây dựng giá kế hoạch.
Hiện đã có cổng công khai giá để các bệnh viện tham khảo giá, tham khảo thiết bị. Tuy nhiên, nhiều khi phải mở đến 18 cửa sổ máy tính để tìm giá tham khảo. Nhân lực bệnh viện nhiều khi phải huy động cho đấu thầu chứ không phải là điều trị.
Đại diện bệnh viện công lập cho rằng không nên quy định trúng thầu là thuốc, thiết bị y tế giá rẻ vì có thể không đáp ứng nhu cầu điều trị. Ảnh ĐẬU TIẾN ĐẠT
Đáng lưu ý, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM) cho rằng, trong mua sắm thuốc, thiết bị y tế không nên quy định mua giá rẻ nhất mà là chọn giá hợp lý với chất lượng tốt.
Hiện trong nước chưa có giá nhập khẩu, giá hải quan của thiết bị y tế nhập khẩu. Trong nước cũng không có quy định được mua chênh lệch bao nhiêu so với giá nhập hải quan. Do đó, cần minh bạch về giá và thêm các quy định có tính pháp lý.
Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cũng cho rằng, không nên chọn giá thấp nhất mà là giá hợp lý nhất, dựa trên nhu cầu từng chuyên khoa, sự phù hợp điều trị và để bệnh viện được quyết định. Vì các mặt hàng rất đa dạng, chỉ mua rẻ nhất thì không có sản phẩm tốt nhất. Ngoài ra, cũng nên chấp thuận được chỉ định thầu trong tình huống khẩn cấp trong điều trị.
"Thực tế một bác sĩ trưởng khoa ngoại của Bệnh viện Chợ Rẫy phàn nàn: bệnh viện mua dao mổ rẻ ảnh hưởng công tác chuyên môn. Dao mổ giá đắt rạch một đường mổ, dao rẻ phải rạch 3 lần mới đứt", Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy phản ánh.
"Với các vướng mắc trong đấu thầu hiện nay, giá là chữ khó nhất với chúng tôi", Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy trăn trở.
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan xác nhận ý kiến của Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy đã nói lên tâm tư chung của các bệnh viện công hiện nay.
Theo Bộ Y tế, giá dịch vụ y tế hiện chậm điều chỉnh, chưa tính đúng, đủ chi phí thực tế, gây ảnh hưởng đến hạch toán thu chi của các cơ sở khám, chữa bệnh, nhất là trong bối cảnh các bệnh viện thực hiện theo cơ chế tự chủ. Việc thực hiện chính sách xã hội hóa, liên doanh, liên kết trong các bệnh viện công lập còn nhiều tồn tại, nhiều thiết bị trong bệnh viện đang dừng hoạt động do các vướng mắc về pháp lý.
Sở Y tế Quảng Nam nói gì trước thông tin mua 3 hệ thống chẩn đoán hình ảnh giá cao? Trước thông tin cho rằng mua 3 hệ thống thiết bị chẩn đoán hình ảnh giá cao hơn nhiều so với đơn vị khác đã mua, lãnh đạo Sở Y tế Quảng Nam khẳng định thông tin này không chính xác, việc đấu thầu đúng quy định, không có chuyện mua giá cao hơn. Sở Y tế Quảng Nam - Ảnh: LÊ TRUNG...