Chuyện đau lòng ở Gia Lai: Cán bộ kiểm lâm đánh người tàn nhẫn
Dư luận tại xã Ia Dom, huyện Đức Cơ, Gia Lai đang tỏ ra bất bình về hành vi sử dụng công cụ hỗ trợ tấn công khiến khuôn mặt chị Siu H’Thúy (ảnh, 23 tuổi) bị cháy gây thương tích nặng của hai cán bộ thuộc đoàn kiểm tra liên ngành. Đáng buồn là sự việc này sau đó lại được vị trưởng đoàn bao che, đổ vấy lỗi cho những người nông dân tội nghiệp.
Bản báo cáo gây bất bình
Theo phản ánh của chị Siu H’Thúy, khoảng 10 giờ ngày 7-5-2012 chị dắt con gái 4 tuổi cùng em gái và chồng là Lò Văn Quý, mang dụng cụ đi cưa cây gỗ đã khô, có đường kính khoảng 1 gang tay, bị đốn hạ tự bao giờ, nằm chỏng chơ trên rẫy của một người dân về làm củi. Vì nơi này nằm ngay bên đường nên xe đoàn kiểm tra liên ngành gồm năm người trong đó có cán bộ UBND huyện Đức Cơ và kiểm lâm đi qua nhìn thấy.
Khi một cán bộ trong đoàn tên Nguyễn Tiến Đạt đến hỏi, chị H’Thúy trả lời chỉ cưa cây gỗ đã cháy khô về làm củi. Nhưng vị này không tin, dọa còng tay chị rồi yêu cầu lập biên bản và thu dao, máy cưa của hai vợ chồng. Cho rằng mình không phá rừng, cũng chẳng làm điều gì sai trái, chị H’Thúy không chấp hành. Nhưng một số thành viên trong đoàn vẫn khống chế vợ chồng chị, giằng lấy máy cưa trên tay họ. Nguyễn Tiến Đạt dùng bình hơi cay xịt thẳng vào mặt anh Quý, chị H’Thúy nhiều lần. Chứng kiến cảnh đó, một số cán bộ ngăn cản đồng nghiệp, nhưng bất ngờ ông Trương Kim Thạnh – cán bộ Chi cục kiểm lâm Gia Lai – dùng roi điện chích vào mặt chị H’Thuý làm cháy từ ngực đến trán. Quá bức xúc, anh Quý nhặt con dao vừa bị đoàn liên ngành tịch thu chém vào người Đạt. Đoàn liên ngành sau đó đã đưa cả hai đi bệnh viện.
Video đang HOT
Sau khi cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Đức Cơ, chiều 9-5-2012, chị H’Thuý được đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai điều trị đến ngày 16-5 mới xuất viện. Chị cho biết, thời điểm xảy ra sự việc chị đang mang thai 4 tháng.
Sau khi sự việc xảy ra, vợ chồng anh Lò Văn Quý, chị H’Thúy gửi đơn tố cáo đến nhiều ngành, nhiều cấp tại tỉnh Gia Lai. Thay vì nhìn nhận vụ việc một cách công minh, đoàn kiểm tra liên ngành lại tìm cách bao che cho cán bộ sai phạm, đồng thời gán tội cho vợ chồng người nông dân nghèo. Điều này thể hiện rất rõ tại “Báo cáo vụ lâm tặc chống người thi hành công vụ” do ông Nguyễn Duy Lân – Chi cục phó Chi cục kiểm lâm Gia Lai kiêm Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành số 2 – ký, nội dung tóm tắt như sau: 10 giờ ngày 7-5-2012, đoàn kiểm tra liên ngành tuần tra tại đường 14C, phát hiện hai đối tượng – nam là Lò Văn Quý, nữ là Siu H’Thuý – cư trú tại làng Moc Đen (xã Ia Dom) dùng cưa máy phá rừng trái phép. Đoàn đã yêu cầu dừng lại để lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, nhưng hai đối tượng trên chẳng những không chấp hành mà còn có hành động cản trở và chống người thi hành công vụ… Thấy tình hình có vẻ nguy hiểm đến tính mạng nên cán bộ trong đoàn đã dùng công cụ hỗ trợ (bình hơi cay) xịt vào 2 đối tượng. Ngay lúc đó, đối tượng nam liền dùng dao chém Nguyễn Tiến Đạt – cán bộ Hạt kiểm lâm Đức Cơ trọng thương, sau đó bỏ trốn. Đối tượng nữ bị bỏng nhẹ. Đoàn đã đưa người này và cán bộ Đạt đến Trung tâm Y tế huyện Đức Cơ sơ cứu và khâu vết thương tại bả vai.
Báo cáo này khiến nhiều người bất bình. Thật khó tin khi một cặp vợ chồng nông dân người dân tộc thiểu số bị đoàn cán bộ liên ngành 5 người với các công cụ hỗ trợ trên tay đến “làm việc” mà lại có hành động tấn công trước. Nhiều người cho rằng hành vi dùng dao chém kiểm lâm Nguyễn Tiến Đạt của anh Quý là việc “tức nước vỡ bờ”, hậu quả của việc bức xúc vì người thân bị đe dọa đến tính mạng.
Anh Lò Văn Quý sau khi dắt con gái và em vợ chạy về nhà cầu cứu bà con láng giềng lại hớt hải đến bệnh viện chăm sóc vợ, chứ không phải bỏ trốn như báo cáo của đoàn liên ngành. Chị H’Thúy bị thương tích nghiêm trọng do vết thương vùng mặt, ngực, để lại di chứng nặng nề về tinh thần và thể xác. Cán bộ Đạt sau khi được khâu vết thương ở bả vai đã trở về nhà điều trị, được xác nhận: ở phần mềm, không nguy hiểm đến tính mạng.
Khi bị đơn miễn cưỡng bãi nại
Bức xúc trước việc bị cán bộ đoàn liên ngành vu oan là “lâm tặc” cùng hành vi gây thương tích nặng nề nơi vùng mặt, chị H’Thúy cùng chồng làm đơn gửi các cơ quan chức năng yêu cầu xử lý nghiêm hai cán bộ Đạt, Thạnh, đồng thời họ phải bồi thường chi phí điều trị. Thế nhưng, bất ngờ sau đó có thông tin chị H’Thúy đã làm đơn bãi nại và nhận hơn 10 triệu đồng. Trước sự việc có vẻ “không bình thường” này, ngày 4-7-2012, chúng tôi có mặt tại nhà chị H’Thúy tại làng Moc Đen. Tiếp chúng tôi, chị H’Thúy cho biết: Việc chị chấp nhận bãi nại và nhận tiền bồi thường của các cán bộ đoàn liên ngành quyên góp không phải là đã bỏ qua sự việc mà do nể tình một người trong họ đến nhà khuyên nhủ. Ngoài việc nhận 7,4 triệu đồng của đoàn liên ngành để chi trả viện phí, chị còn cầm thêm 2 triệu để mua đồ cúng xả xui theo phong tục đồng bào Barnah. Nhưng về phần mình, chị vẫn khẳng định không hề có lỗi.
Thượng tá Lê Đức Đạo – Trưởng CA huyện Đức Cơ – cho biết: do chị H’Thúy đã có đơn bãi nại nên cơ quan điều tra không tiến hành các thủ tục xử lý hình sự vụ việc và đối tượng liên quan. Đối với Trương Kim Thạnh, người trực tiếp dùng roi điện làm bỏng khuôn mặt chị H’Thúy, cơ quan điều tra đang hoàn tất hồ sơ để xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật, đồng thời kiến nghị cơ quan hữu trách xử lý kỷ luật những người liên quan.
Chúng tôi cho rằng, lãnh đạo tỉnh Gia Lai cần phải có biện pháp xử lý nghiêm minh vụ việc nhằm chấn chỉnh cán bộ sai phạm để trả lại niềm tin cho nhân dân. Những cán bộ – công bộc của dân kiểu này cần phải loại khỏi đơn vị, tránh những “con sâu làm rầu nồi canh”!
Theo CATP
Cháy rừng, dân giữ cán bộ kiểm lâm
Chiều 4.5, ông Trần Đình Thời - Phó chủ tịch UBND H.Phù Mỹ (Bình Định) cho biết, khoảng 14 giờ cùng ngày, một đoạn rừng dương (rừng phòng hộ) thuộc xã Mỹ An bị cháy và đã được lực lượng kiểm lâm, người dân dập tắt.
Tuy nhiên, ngay sau đó, hàng trăm người dân đã giữ một cán bộ kiểm lâm, yêu cầu Hạt trưởng Hạt kiểm lâm H.Phù Mỹ xuống hiện trường làm rõ nguyên nhân cháy rừng.
Người dân xã Mỹ Thọ xót xa trước hàng loạt cây dương bị đốn
Khu vực rừng dương này từng xảy ra tranh chấp giữa người dân và một công ty khoáng sản. Được cấp phép, công ty này tiến hành chặt phá rừng dương để khai thác ti tan mà chưa có sự đồng thuận của người dân. Hơn một tháng nay, người dân xã Mỹ Thọ (xã giáp ranh với xã Mỹ An) bỏ hết công việc, nhà cửa để phản đối và canh giữ rừng dương. Trước phản ứng trên, UBND H.Phù Mỹ và UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản đình chỉ việc khai thác ti tan tại xã Mỹ An, buộc phía công ty khoáng sản dừng mọi hoạt động liên quan.
Theo Thanh Niên
Hiểm hoạ vũ khí trôi nổi Thượng tá Nguyễn Văn Tính, Phó Trưởng Phòng CSHS - CATP Hà Nội cho biết, tình trạng tàng trữ trái phép các loại vũ khí trên đường phố đang diễn biến phức tạp. Trong quá trình tuần tra, kiểm soát, các đơn vị 141 đã phát hiện, bắt giữ hàng chục trường hợp tàng trữ các loại vũ khí tự chế như súng...